VĂN HÓA MẠNG XÃ HỘI THIẾU LÀNH MẠNH ĐÁNG LO NGAI
Bên cạnh mặt tích cực với những tiện ích vượt trội mà mạng xã hội mang lại thì việc sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ cũng nảy sinh không ít vấn đề mà dư luận lo ngại.
Hành vi phản cảm, ứng xử vô văn hóa
Trên mạng xã hội, các hành vi phản cảm, ứng xử vô văn hóa ngày càng lan tràn: những thông tin lá cải, tin tức hot về giới showbiz, scandal của những người nổi tiếng, các chiêu trò đánh bóng tên tuổi, lăng xê, tung ảnh nóng, hiện tượng ném đá hội đồng, cuồng “like”, comment “bẩn”, háo danh trên mạng, anh hùng bàn phím... ngày càng phổ biến.
Văn hóa tranh luận hỗn loạn, lệch lạc, khó kiểm soát
văn hóa tranh luận đang bộc lộ những khiếm khuyết, lệch lạc… Đây là điều nguy hại cho văn hóa tranh luận, mà nguy hại hơn khi mạng xã hội đang dẫn dắt người ta vào những hành xử như vậy. Bảo thủ về quan điểm, cùng hội chứng đám đông đang đẩy đa số người phát ngôn trên mạng sa vào tình trạng “đặc quyền” quan điểm, không cần tôn trọng đối thủ trong tranh biện, và tha hồ sử dụng lời lẽ thô tục, công kích, thậm chí “chụp mũ” người đối thoại.
Điều này không chỉ làm tổn thương uy tín của bản thân mà còn làm mất đi tinh thần cao cả, trong sáng và cầu thị trong văn hóa tranh luận.
Việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, phi văn hóa, phản văn hóa; bảo vệ những giá trị chân - thiện - mỹ.
Do vậy, chấn hưng, phát triển văn hóa chẳng phải điều gì cao siêu, cũng không phải ở đâu xa, mà bắt đầu trước hết ở việc xây dựng con người văn hóa từ những nội dung cụ thể như ứng xử trên mạng xã hội.
------
Đầu năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng Internet, chiếm 79,1% tổng dân số. Ngoài ra, số lượng người dùng mạng xã hội cũng đạt con số 70 triệu, tương đương với 71% tổng dân số.
Năm 2021, có tới 22% người dùng dành hơn 9 tiếng một ngày để lướt mạng, tăng hơn gấp đôi so với mức 9% năm 2020.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét