Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2022

Giáo dục con trẻ bằng cách gián tiếp là hay nhất

 

GIÁO DỤC CON TRẺ BẰNG CÁCH GIÁN TIẾP LÀ HAY NHẤT

 

Tôi là mẹ của một đứa trẻ, đã phát hiện rằng, mình đã ngẫu nhiên sử dụng phương pháp gián tiếp đê giáo dục nó vừa vui vẻ vừa rất hiệu quả. Câu chuyện bắt đầu bằng cuộc nói chuyện giữa tôi và con gái khi mẹ con tôi đến thăm hiệu sách cách đây không lâu.

 

Một hôm trong đợt nghỉ hè, tôi đưa con gái nhỏ học lớp 3 tiểu học đi dạo, hôm đó tâm trạng tôi không tốt lắm, vì công việc không suôn sẻ nên tôi cảm thấy bản thân vừa phải lo công việc áp lực rất lớn, rất mệt mỏi.

Nghĩ đến chuyện con trẻ nghỉ học nên đành phải dẫn con đi ra ngoài cho khuây khoả. Nói đến việc này quả thực rất xấu hổ, tôi dẫn con ra ngoài, thực chất cũng không phải hoàn toàn vì đứa trẻ. Tôi cũng có tư tâm của mình.

 

Đó chính là sau khi dẫn đứa trẻ dạo phố ăn cơm, để cô bé cũng theo tôi đến một nhà sách lớn mua sách. Tôi đã quen với việc lúc làm việc cảm thấy bế tắc, thì thường tìm đến sách để giải quyết vấn đề.

Tiệm sách ở đó rất lớn, cơ hội hiếm có, nên tôi nghĩ nhân đây nên ghé lại tìm vài cuốn. Thế là tôi hỏi con, có thể theo mẹ đi đến tiệm sách lớn kia hay không. Không ngờ rằng đứa trẻ không muốn đi, cứ một mực đòi về nhà, nói là rất mệt mỏi.

 

Thế là tôi thở dài một hơi, quyết định từ bỏ ý định mua sách. Qua sự việc của mình, tôi ngẫm ra rằng, lúc nghĩ không ra biện pháp, thì trước hết cứ buông một chút. Không ngờ rằng lúc đó đứa trẻ lại nói, có thể đến tiệm sách cạnh trạm tàu điện ở gần nhà.

 

Điều không thể tưởng tượng nổi chính là, tiệm sách kia mặc dù tôi đã đến rất nhiều lần, chưa hề cảm thấy có gì đặc biệt, thế nhưng lần này đến cùng con gái, tối phát hiện trên giá sách đều là những cuốn sách mà trước đây tôi chưa từng gặp, tất cả đều là sách mà tôi đang cần mua, rõ ràng thứ mình muốn, đang ở trước mắt, gần ở bên cạnh, tôi lại coi nhẹ mất.

 

Xem ra, lúc trước vì tư tâm và cái tâm muốn đạt được mục đích quá nặng, tâm không tĩnh nên không để mắt đến rất nhiều thứ ở xung quanh mình.

 

Cuộc trò chuyện liên quan đến một chú chó con

Vì vậy, khi bước ra khỏi hiệu sách, tôi đã điều chỉnh lại tâm tính, quyết định gác lại công việc, tập trung nói chuyện với con. Trên đường về nhà, đứa trẻ cứ nhìn những chú chó con và mèo con do người khác dắt đi dạo chơi, không ngừng trò chuyện với tôi, rằng con chó kia đáng yêu như thế nào, con mèo kia giống con mèo mà nó thích ra sao.

Đang nói, cô bé đột nhiên hỏi tôi: Mẹ thích mèo hay là thích chó? Tôi nói rằng tôi thích chó, bởi vì chó rất trung thành với chủ nhân, một lòng bảo vệ chủ nhà, không bao giờ phản bội chủ nhân.

 

Con gái nói rằng, có phải là chủ nhân tìm không thấy đồ vật, chó con sẽ nghe hiểu được chủ nhân, giúp chủ nhân tìm đồ vật bị mất hay không? Ví như tìm thấy đồ vật để ở nơi đâu, chó con bèn ngậm vào miệng chạy tới đưa cho chủ nhân? Tôi nói rằng đúng là như vậy, chỉ cần đồ vật đó vẫn còn ở trong nhà, nó có thể dùng cái mũi linh mẫn của nó để tìm.

Nghe xong, cô bé rất vui, nói rằng: “Nếu mẹ có chó con, khi chó con tìm thấy đồ vật, chạy đến trước mặt mẹ, mẹ có sờ đầu xoa đầu nó hay không?”

 

Tôi nghe xong, dù bản thân chưa từng nuôi chó con, song lại bất giác theo sự tưởng tượng của con gái, tôi cũng bắt đầu tưởng tượng, trả lời rằng: “Chắc chắn là sẽ rất vui, sẽ sờ đầu xoa đầu khen ngợi nóNó làm chuyện tốt, đương nhiên hy vọng chủ nhân vui vẻ, nếu như chủ nhân không bày tỏ thái độ, thì nó sẽ rất thất vọng, rất buồn”.

Không ngờ rằng, cô con gái lại hỏi một câu kỳ lạ: “Vậy nó là vì để được khen ngợi mà trợ giúp chủ nhân sao?”

 

Tôi nghe xong cảm thấy sửng sốt một chút, bèn trả lời ngay: “Không phải đâu con. Đó là bởi vì nó hy vọng chủ nhân vui vẻ, có thể vì chủ nhân giải quyết vấn đề, nó cảm thấy rất vui vẻ, cảm thấy mình có ích, có giá trị. Chủ nhân khen ngợi, là sự công nhận lớn nhất, chủ nhân tươi cười, là nguyện vọng của nó, cho nên trợ giúp chủ nhân, nó cảm thấy rất vui vẻ”.

 

Đúng lúc này, tôi đột nhiên nghĩ đến, đây chẳng phải là cơ hội tốt nhất để con trẻ có thể hiểu được điều mà người lớn thường dạy bảo rằng “phải làm một người tốt, lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui” hay sao?

Thế là tôi liền nói: “Lần này, con đã biết vì sao cần phải làm người tốt rồi chứ? Bởi vì trợ giúp người khác, không chỉ khiến người khác vui vẻ, mà mình cũng sẽ cảm thấy rất vui vẻ, cảm thấy mình rất có giá trị”. 

 

Con gái tôi dường như hiểu ra, im lặng nhìn tôi gật gật đầu.

Thế là cô bé lập tức nhớ tới một con mèo bị vứt bỏ bên ngoài, trên người đầy vết thương, được một ông lão nhặt về nuôi dưỡng. Đây chính là ông lão mà cô bé gặp khi chơi ở gần nhà, nhìn thấy ông lão dắt con mèo đi dạo. cô bé mải mê kể, nói rằng ông lão đã cứu giúp con mèo, nay con mèo rất thân thiết với ông lão, lúc nào cũng đi theo ông.

Con gái kể cho tôi chuyện này, tôi mới biết được vì sao mấy ngày gần đây cô bé luôn thích nói về mèo, còn thường đi xem mèo của nhà khác, hơn nữa còn đặt tên cho mèo.

 

Thế là tôi nói với con gái: “Đúng vậy con gái. Ông lão rất tốt, làm việc tốt, cứu giúp mèo con, mèo con nhất định rất cảm kích rất hạnh phúc. Ông lão cũng nhất định rất vui vẻ. Đây chính là cảm giác vui vẻ khi giúp đỡ người khác. Con nhất định phải nhớ kỹ”.

Cô bé còn thích thú kể rằng, chú mèo con nhà kia chỉ cần nhìn thấy cô, nghe thấy cô gọi tên, liền nhanh chóng chạy đến, trông rất vui sướng.

 

Vì vậy, tôi nghĩ lại và hỏi con bé, nếu con mèo con phớt lờ con và không quay lại nhìn con khi nghe con gọi, con có cô đơn và cảm thấy bị bỏ rơi không? Con gái tôi nói, tất nhiên là như vậy, con sẽ rất buồn. Tôi hỏi con gái lần nữa, vậy tại sao con lại phớt lờ, thậm chí sốt ruột nếu mẹ rủ đi ăn hay gì đó gọi con? Mẹ không buồn hơn sao?

 

Vì vậy tôi lại nhân cơ hội hỏi con gái: “Nếu như mèo con không để ý tới con, nghe thấy con gọi cũng không quay đầu lại nhìn con, con có cảm thấy buồn không?”.

Con gái nói: “Đương nhiên là có ạ, con sẽ rất buồn”.

Tôi lại hỏi con gái: “Thế khi mẹ gọi con xuống ăn cơm, hoặc có việc bảo con, vì sao con lại lờ đi, thậm chí không vâng lời như vậy? Vậy mẹ chẳng phải sẽ buồn lắm sao?”.

Con gái dường như đã phân biệt ra, lập tức ý thức được mình sai, thế là cười nói: “Mẹ, tại con mải xem TV quá mà”.

 

Tôi nói rằng: “Vậy ít nhất giọng điệu không được tức giận, vì như vậy sẽ làm tổn thương người khác. Con có thể nói chờ một chút, phải có lễ phép, nếu không, ai cũng sẽ cảm thấy bị xem nhẹ. Huống gì mẹ đã nuôi con lớn như thế. Chẳng phải rất vất vả sao? Ngữ khí nhất định phải tốt. Đối với cha mẹ phải tôn kính”. 

Con gái nghe xong không còn phản bác, về sau, khi tôi bảo con gái, cô bé luôn lễ phép trả lời.

 

Qua vấn đề này, tôi nhận ra rằng giáo dục trẻ phải hiểu trẻ. Nếu quan tâm hơn, bạn có thể hiểu được cảm xúc và mối quan tâm của trẻ, trò chuyện nhiều hơn về cuộc sống của trẻ, lắng nghe suy nghĩ thật của trẻ và bạn có thể giải quyết chúng một cách ngẫu nhiên. Hãy dùng các câu hỏi, để những đứa trẻ hiểu những nguyên tắc được dạy bởi người lớn dựa trên những điều và kinh nghiệm mà chúng gặp phải.

 

Nếu mỗi ngày cha mẹ đều có thể làm được ‘tĩnh tâm lắng nghe con trẻ nói chuyện’, để chúng có cơ hội thực sự biểu đạt tâm nguyện và cảm thụ của mình một cách tự nhiên tự tại, thì ta sẽ tìm thấy vấn đề. Có lẽ, rất nhiều vấn đề sẽ tự nhiên được giải quyết.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét