Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2022

Sam Walton đã cách mạng hóa nền kinh tế dịch vụ của Mỹ

 

SAM WALTON ĐÃ CÁCH MẠNG HÓA NỀN KINH TẾ DỊCH VỤ CỦA MỸ

Câu chuyện thần kỳ của gia tộc kiếm 1,6 tỷ đồng/phút: Từ cửa hàng '5 xu 1 hào' đến ông vua bán lẻ của Mỹ, thành công nhờ bán rẻ lời nhiều

 

Từ người dưa báo đến ‘vua bán lẻ’ nước Mỹ

Sam Walton sinh ra trong một gia đình nghèo tại một thị trấn nhỏ ở bang Oklahoma (Mỹ) vào năm 1918. Nhận thức được vai trò của mình là phải hỗ trợ chứ không thể dựa dẫm vào gia đình, ông đã bắt đầu đi giao báo từ năm 8 tuổi cho đến khi vào đại học.

Trong thời sinh viên Sam cũng trải qua đủ nghề để nuôi sống bản thân cũng như trang trải cho việc học tập.

 

Năm 1945, Sam Walton bắt đầu làm việc ở một đại lý của Ben Franklin tại Newport, Arkansas. Tại đây, với chiến lược bán rẻ, ông đã giúp doanh số bán hàng của đại lý tăng từ 80.000 USD đến 225.000 USD chỉ trong ba năm.

Năm 1951-1962 Sam Walton đã mở 14 cửa hàng nhỏ "5 xu và 1 hào" (Walton Five & Dime)

 

Triết lý kinh doanh ‘bán rẻ lãi nhiều’

Khi Walmart bắt đầu mở siêu thị ở một thành phố mới, đế chế này làm ăn thắng lợi nhanh chóng bằng một chiêu đơn giản nhưng hiệu nghiệm: giá cả luôn thấp hơn khoảng 15% giá của đúng loại hàng đó bán ở nơi khác.

 

Để làm được điều này, Walmart phải tận dụng triệt để mọi cơ hội để giảm giá thành đầu vào, bao gồm chi phí vận hành, lương nhân viên và giá thu mua sản phẩm.

Sản phẩm bày bán trong siêu thị của Walmart được giảm giá quanh năm thay vì 50% hoặc hơn vào dịp Giáng sinh.

 

Có thể nói, Sam Walton không phát minh ra bán lẻ cũng giống như Henry Ford không phát minh ra ô tô. Nhưng dây chuyền lắp ráp của Ford đã cách mạng hóa ngành công nghiệp, việc Walton kiên trì theo đuổi chiết khấu đã cách mạng hóa nền kinh tế dịch vụ của Mỹ. Không chỉ đơn thuần thay đổi cách thức mua sắm của người Mỹ mà ông còn thúc đẩy sự chuyển dịch quyền lực từ nhà sản xuất sang người tiêu dùng.

 

Phá bỏ lời nguyền ‘không giàu quá 3 đời’

Sở Thuế vụ Mỹ đã rút ra quy luật "không giàu quá ba đời " qua theo dõi và nghiên cứu 400 người nộp thuế cao nhất từ năm 1992 đến 2000, chỉ 13% có mặt trong danh sách này nhiều hơn 2 năm.

Nhà kinh tế học người Mỹ Gregory Clark, Đại học California, tin rằng một nửa số con cái của các gia đình thuộc tầng lớp trên, cuối cùng sẽ bước xuống tầng lớp xã hội thấp hơn.

 

Tuy nhiên, đối với gia tộc Walton, những người đứng sau chuỗi siêu thị bán lẻ Walmart đã tránh được lời nguyền. Kể từ thế hệ Sam Walton đến khi trở thành gia tộc giàu nhất thế giới năm 2019, gia đình này đã trải qua 3 thế hệ liên tục phát triển.

 

Sự cường thịnh của gia tộc Walton liên quan rất nhiều đến giá trị của vợ chồng Sam và ảnh hưởng của họ đối với các thế hệ tương lai. Ông và vợ mình đều là những người Mỹ điển hình, sinh ra và lớn lên ở các thị trấn nhỏ, với các giá trị: coi trọng quan hệ gia đình, phản đối chủ nghĩa duy vật, coi trọng sự phấn đấu cá nhân và chăm làm từ thiện...

 

Các thành viên trong gia đình ông luôn hòa thuận, họ cùng trưởng thành, và lựa chọn lối sống đạm bạc. Ngay cả khi trở thành người giàu nhất nước Mỹ năm 1985, ông vẫn quen mặc một chiếc áo bình dân và lái một chiếc xe bán tải cũ.

 

Cả 2 vợ chồng ông đều có phương pháp nuôi con nghiêm khắc. "Tôi không có điểm kiểm tra dưới A khi còn đi học. Các con cũng phải có điểm kiểm tra A", Helen - vợ của Walton chia sẻ.

Còn ông Sam thì nói: "Các con tôi có thể cảm thấy bị đối xử như nô lệ khi còn nhỏ. Tại sao không để chúng làm việc nhà và hiểu được giá trị của sức lao động".

 

Robson con trai cả của Sam nhớ lại: "Hồi đó chúng tôi luôn làm việc ở cửa hàng, lau sàn, dọn nhà cửa. Cha mẹ cho tôi tiền tiêu vặt ít hơn nhiều bạn bè, đôi khi khiến chúng tôi còn tưởng nhà mình nghèo.

Cha tôi cũng yêu cầu tôi đầu tư tiền túi vào cửa hàng. Tất nhiên, khoản đầu tư này sau đó đã giúp tôi trả tiền mua nhà".

 

Trước khi qua đời, Sam đã viết cuốn hồi ký với mục đích là "lưu trữ cho các cháu và chắt của mình để chúng không có thói quen ngông cuồng".

 

Năm 1992, Sam Walton qua đời. Ứớc nguyện của ông Sam là hy vọng các con kiên quyết nắm giữ tài sản. Vì vậy hầu như tất cả tài sản của gia đình Walton đã được duy trì trong cổ phiếu của Walmart.

10 năm sau khi ông Sam qua đời, giá trị thị trường của Walmart tăng 8 lần. David Glass, cựu Giám độc điều hành của Walmart từng nhận xét: "Đây không phải là khái niệm mà mọi doanh nghiệp gia đình có thể có. Nhà Walton có tầm nhìn xa".

 

Thế hệ thứ 2 của nhà Walton lên kế nhiệm là chủ tịch Robson Walton, người chèo lái con thuyền Walmart suốt 20 năm. Ông đã có công đưa doanh thu bán hàng của Walmart tăng gấp 5 lần, lên hơn 400 tỷ USD mỗi năm, lợi nhuận cũng tăng 22 tỷ USD.

Trong suốt thời kỳ phát triển rực rỡ trong tay thế hệ thứ hai nhà Walton (từ năm 1992 đến 2015), Walmart vẫn là chuỗi bán lẻ lớn nhất nước Mỹ và gia đình này dần đặt chân vào bảng xếp hạng những gia tộc giàu nhất hành tinh.

Thế hệ thứ ba Steuart Walton, một luật sư và doanh nhân, con trai của Jim Walton - chủ ngân hàng, trở thành người thừa kế của Walmart hiện nay.

Năm 2016, Steuart Walton (con trai Jim Walton) được chọn là người tiếp theo chèo lái Walmart.

Với tầm hiểu biết chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh điện tử, Steuart nhanh chóng phát triển Walmart lên hơn 11.000 cửa hàng tại khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

 

Steuart Walton cũng nối tiếp truyền thống của gia tộc với cuộc sống giản dị, trẻ trung. Luật sư và doanh nhân này có niềm đam mê sâu sắc với bộ môn leo núi, thể thao mạo hiểm và từ thiện.

Ngoại trừ Steuart Walton, các thành viên trẻ khác của gia tộc này không mấy khi xuất hiện trên mặt báo. Họ chọn một cuộc sống kín đáo, bình dị ở thị trấn nhỏ giống như truyền thống gia đình.

 

Nguồn: Insider, NYT, Entrepreneur

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét