Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022

Bộ lọc 3 câu hỏi Socrates

 

BỘ LỌC 3 CÂU HỎI SOCRATES

 

Socrates là triết gia nổi tiếng thời Hy lạp cổ đại. Một ngày nọ, ông gặp một người quen trên đường. Người này nói với Socrates

- Ông có biết tôi mới nghe chuyện gì về bạn ông không?

- Chờ chút. Trước khi kể, cho tôi hỏi 3 câu đã. 3 câu này tôi gọi là 3 bộ lọc.


Câu thứ nhất: "Anh có chắc chắn những gì mình sắp nói là sự thật?"

- Không chắc. Tôi cũng chỉ nghe người khác kể lại...'

- Vậy là anh không chắc', Socrates nói.

 

- Câu thứ 2: những gì anh sắp nói về bạn tôi có phải là những điều tốt đẹp về anh ấy?

- Không, ngược lại là đằng khác. Người đàn ông trả lời.

- Vậy là anh sắp nói Xấu về bạn tôi nhưng không chắc điều mình sắp nói là Sự thật đúng không?


Giờ tôi hỏi câu thứ 3: Những gì anh sắp nói có giúp ích gì cho tôi không?

- Thật ra là không. Người đàn ông trả lời.

 

Socrates nghe xong bảo 'Nếu những gì anh sắp nói anh không chắc là Sự thật, không phải là điều hay ho tốt đẹp, mà lại chẳng giúp gì cho tôi, vậy anh nói làm chi?'

 

Câu chuyện trên của Socrate dạy chúng ta sử dụng 3 bộ lọc khi tiếp nhận thông tin hoặc muốn nói điều gì đó, nói về người khác.

Với mỗi thông tin khi nghe hoặc muốn nói ra, mình cần tự hỏi:

 

1. Điều người đó nói có phải là Sự Thật không? Họ là người chứng kiến hay chỉ nghe kể lại.
2. Điều đó có ích cho những người liên quan không?
3. Điều đó có phải là điều tốt đẹp cho cả người nói lẫn người nghe không?

Đặc biệt chỉ nên ghi nhận mà không phán xét, tránh để cảm xúc dẫn dắt, tránh rơi vào ma trận cảm xúc.

Có nhiều việc ta trực tiếp thấy cũng chưa hẳn đã là Sự thật.

 

3 bộ lọc này đặc biệt hữu ích khi bạn là chủ doanh nghiệp, manager khi hàng ngày bạn nhận được vô số những thông tin trái chiều về cùng một vấn đề từ nhân viên, khách hàng, đối tác ...

 

Nếu bạn không bình tâm, bạn sẽ mất tự chủ trong ma trận cảm xúc của chính mình. Sai lầm, rủi ro luôn trực sẵn và núp bóng dưới những mỹ từ cơ hội, quyền năng, địa vị,

 

Lời bình: Người thông minh không để những câu chuyện tầm phào, vô bổ làm vướng bận họ, khiến họ mất thời gian và dễ rơi vào những tình huống thị phi rắc rối. Họ tập trung trí lực và sức lực cho những vấn đề thiết thực và ý nghĩa với mình.


Sưu tầm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét