NGHỊCH ĐẠO THÌ PHỨC TẠP, THUẬN ĐẠO THÌ GIẢN ĐƠN
Người tầng thứ thấp phức tạp, người cảnh giới cao giản đơn
Cùng một vấn đề thì người tầng thứ thấp và tầng thứ cao xử lý rất khác nhau, sự khác biệt này là do một bên nghịch Đạo còn một bên thuận theo Đạo.
Đạo làm người
Người tầng thứ thấp phức tạp, người người cảnh giới cao giản đơn.
Trong “Đạo đức kinh” có nói: “Năm màu khiến người mù mắt. Năm giọng khiến người điếc tai. Năm mùi khiến người tê lưỡi. Ruổi rong săn bắn, khiến lòng người hóa cuồng. Của cải khó được, khiến người bị tai hại.” Vậy nên Thánh nhân chỉ duy trì sinh hoạt cơ bản, không ham muốn những thứ không cần thiết.
Người giản đơn, suy nghĩ ít, đối đãi với người hay việc thì chuyên tâm, không làm mọi chuyện rối loạn lên.
Người giản đơn sẽ không quá quan tâm đến đánh giá của người khác, chỉ thuận theo nội tâm của mình mà làm.
Nghĩ càng nhiều, tính toán càng nhiều, ngược lại sẽ làm cho cuộc sống thêm mệt mỏi. Người giản đơn đều biết cách lấy giản đơn để chế ngự phức tạp, sống trong thế giới phức tạp mà lòng vẫn an tĩnh.
Xã hội hiện đại càng ngày càng phức tạp; người học được sự giản đơn mới thực sự là người có cảnh giới cao.
Người tầng thứ thấp mạnh mẽ, người cảnh giới cao hiền hòa
Trong “Đạo đức kinh” có nói”: “Phù duy bất tranh, cố vô ưu”, ý là vì không tranh với ai nên không lầm lỗi.
Người hiền hòa nói chuyện hay làm việc gì đều chừa lại cho người khác một đường lui. Người hiền hòa không để tâm vào chuyện vụn vặt, như vậy người khác mới có ấn tượng tốt đối với bạn; có ấn tượng tốt thì tự nhiên sẽ có nhân duyên tốt; nhân duyên tốt rồi thì đường đi sẽ tự thênh thang.
Người xưa có câu “Cây to đón gió lớn”, tài năng để lộ ra, rất dễ gây họa hoạn.
Người mạnh mẽ tài năng để lộ ra ngoài, trong lời nói thường không chú ý, rất dễ làm tổn thương người khác, gây thù chuốc oán.
Làm người hiền hòa, quản chặt cái miệng, giữ lòng khiêm tốn. Người hiền hòa cũng không phải là thỏa hiệp vô nguyên tắc. Hài hòa tức là trong cạnh tranh vẫn giữ được trạng thái cân bằng.
Dưỡng sinh
Người tầng thứ thấp ‘dưỡng’, người tầng thứ cao ‘thuận’.
Trong thế giới quan của Lão Tử, điểm mấu chốt của dưỡng sinh là dưỡng tinh thần. Bảo trì nội tâm thanh đạm và bình hòa mới là pháp môn dưỡng sinh quan trọng nhất.
Người hiện đại vì để dưỡng sinh mà sắp đặt mọi thứ cứ như thiên la địa võng, tâm thái như vậy thì đã thất bại ngay từ đầu rồi.
Dưỡng sinh chân chính là con người phải thuận theo tự nhiên, cứ giữ trạng thái bình thường là được rồi, không cần phải tận lực bồi bổ.
Quản lý
Người tầng thứ thấp ‘thu vào’, người cảnh giới cao ‘thả ra’.
Muốn thành việc đại sự thì nhất định phải có khả năng hội tụ mọi người. Có khả năng hội tụ mọi người thì mới có thể quản lý được người.
Một người lãnh đạo giỏi thì phải hiểu được đạo quản lý. Vậy quản lý như thế nào mới là quản lý tốt?
Dù là quản lý quốc gia, quản lý gia đình hay giáo dục trẻ nhỏ, thì đều không được áp chế. Muốn giáo dục tốt, không thể cứ mãi buộc chặt, mà còn phải hiểu được buông lỏng. Để cho trẻ nhỏ tìm được lãnh vực phù hợp với mình. Không nên sắp đặt quá nhiều mà hạn chế sự phát triển của trẻ. Để cho trẻ thuận theo thiên tính của bản thân, tự do trưởng thành, đó mới là giáo dục tốt nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét