HÃY BIẾT CÁCH CHE GIẤU TRÍ THÔNG MINH, VÀ NHỮNG GÌ VỐN CÓ CỦA BẢN THÂN MÌNH.
Ranh giới giữa người thông minh thật sự và người giả vờ thông minh cũng nằm ở đây, một bên muốn che giấu và một bên muốn khoe ra.
1. Một người thực sự thông minh là người biết cách che giấu khả năng của mình khi làm mọi việc
Có một lời khuyên cuộc sống đơn giản như sau: Hãy giữ 30% cảm giác thần bí về con người bạn.
Đừng bao giờ thể hiện 100% bản thân mình với người khác. Tất nhiên, đây không phải là bảo chúng ta dùng chiêu trò, tiểu xảo mà là như thế sẽ khiến người khác tò mò với những năng lực bạn chưa thể hiện ra.
Hãy biết cách che giấu trí thông minh của mình, và khi cần thiết sẽ chỉ bộc lộ bản thân vừa phải. Đây là đạo lý đầu tiên mà câu thành ngữ “thâm tàng bất lộ” nói với chúng ta.
Thâm tàng bất lộ là những lời mà chỉ những người rất có khả năng mới đủ tư cách để nói ra. Nếu một người chẳng có năng lực gì, thì cái để bộc lộ ra cũng chẳng có bao nhiêu, nói chi đến việc che giấu? Vì vậy, trước khi che giấu khả năng, hãy nghĩ xem bạn đã đủ thâm sâu hay chưa.
Nếu chưa đủ sâu, hãy thành thật làm một người ngốc, đừng giả vờ thông thái chỉ vì chút hư vinh trước mắt, đừng vì hoàn cảnh hiện tại mà biên ra lời dối trá, bởi vì một lời nói dối sẽ khiến bạn phải dùng cả ngàn lời nói dối khác để lấp vào. Hãy bình tĩnh, lập kế hoạch nhân sinh cho mình và dần nâng cao năng lực của bản thân. Đây là đạo lý thứ hai mà câu thành ngữ “thâm tàng bất lộ” nói với chúng ta.
2. Một người thực sự thông minh biết cách giấu 70% về bản thân mình khi giao tiếp
Ernest Hemingway có nói:
Chúng ta mất hai năm để học nói, nhưng phải mất sáu mươi năm để học cách im lặng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét