Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2021

“Sống chung với lũ” triết lý sống của thời hiện đại

Rừng biến mất, do nhiều nguyên nhân: Thuỷ điện, bè nhóm “lâm tặc”…  Diện tích mặt hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn khoảng 10%. Những bức ảnh vệ tinh của Google Maps cho thấy Việt Nam gần như không còn rừng. (diện tích có màu đỏ trong bản đồ)

“SỐNG CHUNG VỚI LŨ” TRIẾT LÝ SỐNG CỦA THỜI HIỆN ĐẠI

Con người thời hiện đại buộc phải “sống chung với lũ” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng để tồn tại.

“Sống chung với lũ” - không rõ ai là người đầu tiên nói câu ấy, nhưng chắc chắn nó ra đời trong những năm gần đây, từ khi lũ lụt đã trở nên quá thường xuyên hơn là một hiện tượng bất thường của thiên nhiên… đến mức mà người ta chấp nhận nó như một điều bình thường trong cuộc sống, hay như một thứ tai ách không thể tránh khỏi. 


 Nhưng ngày nay, con người không chỉ phải “sống chung với lũ” mà còn phải sống chung với những tai họa khác của thiên nhiên: mưa đá, lở đất, sạt núi, sụp hố tử thần, cháy rừng, sóng thần, động đất, châu chấu, dịch bệnh, tuyết rơi giữa mùa hè, nắng lửa giữa mùa đông… với mức độ ngày càng dữ dội, ngày càng thường xuyên như thử thách giới hạn chịu đựng cuối cùng của con người trên khắp hành tinh... Ban đầu người ta vô cùng hoang mang sợ hãi, cố gắng tránh né nhưng bất khả thi, đành “sống chung với lũ”, tức là với thiên tai nói chung.

Và cũng chẳng phải chỉ có thiên tai.

Với những tai họa khác của lòng người, của phẩm giá sa sút, của nhân tâm băng hoại… thị trường tràn nghập thực phẩm độc hại, hàng giả không chừa thứ gì kể cả thuốc chữa bệnh, nạn hối lộ tham nhũng… dần dần người ta cũng đành phải đấu dịu, phải nhượng bộ, phải cắn răng chấp nhận mà áp dụng “sống chung với lũ” - lúc này được coi như một thứ phương châm tồn tại, triết lý sống của thời hiện đại!.

Thiên tai và nhân tai ngày càng nặng nề mọi lúc mọi nơi, nay lại thêm cái Đại dịch Vũ Hán. Thì từ bỏ Sống “Chung Với Lũ” cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng còn xa vời mù mịt. Chỉ còn cách tự thích ứng với nó, để giảm thiểu chút nào hay chút đó chớ biết làm sao?

  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét