Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

Ghép tạng - cuộc đấu tranh giữa khoa học và đạo đức

GHÉP TẠNG - CUỘC ĐẤU TRANH GIỮA KHOA HỌC VÀ ĐẠO ĐỨC

Giới y học chẳng mấy ai không biết đến danh y người Hy Lạp cổ Hyppocrate. Ông nổi tiếng với phương pháp chữa bệnh yêu cầu con người phải hướng tới sự thân thiện với thiên nhiên môi trường để nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, tránh tất cả những gì cản trở đến khả năng tự điều chỉnh tự chữa, đem lại sức khỏe tự nhiên cho cơ thể. ông còn trở nên nổi tiếng với đạo đức y học.

Thật buồn thay, y học hiện đại ngày nay không còn thân thiện với thiên nhiên như ông Tổ Hyppocrate nữa, cả giới y học và con người khắp nơi đang quay cuồng bằng mọi cách tìm kiếm đồng tiền hôi hám từ sức khoẻ con người.

Vấn đề ghép mô tạng xuất hiện trong thế kỷ 20 là một thành tựu khoa học đã đẩy ngành Y tiến thêm một bước nhân tạo hoá. Ghép mô tạng đã kéo dài đời sống của một số rất ít bênh nhân bằng thủ thuật cưỡng bức.

Hậu quả là an ninh xã hội ngày càng rối ren, nạn mua bán người, mua bán nội tạng diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chính dẫn đến hệ lụy này là do sự khan hiếm nguồn tạng ghép.

Tại Canada, các nghiên cứu ước tính rằng thời gian chờ đợi trung bình để được ghép thận của người bệnh là 4 năm, ở Mỹ là 3,6 năm, tại Vương quốc Anh là từ 2 đến 3 năm nhưng có thể lâu hơn. Trung bình mỗi ngày có khoảng 12 người bệnh ở châu Âu, 18 người bệnh ở Mỹ chết khi đang chờ ghép tạng. Chính sự tuyệt vọng này của người bệnh là nguyên nhân dẫn tới sự hình thành nhiều hình thức môi giới, mua bán nội tạng khác nhau, khi đó các mô, tạng (từ người sống hoặc người chết) được mua và bán, trao đổi, thậm chí là mua bán người vì mục đích lấy nội tạng, những người bệnh giàu có du lịch sang nước ngoài để ghép tạng từ những người dễ bị tổn thương như người mù chữ, người nghèo khổ, người nhập cư không có giấy tờ, tù nhân, người tị nạn chính trị hoặc kinh tế...

 

Theo Tổ chức liêm chính tài chính toàn cầu (GFI) ước tính khoảng 10% các tạng được ghép bao gồm phổi, tim, gan là có nguồn gốc bất hợp pháp và thận là tạng ghép có nguồn gốc bất hợp pháp nhiều nhất. Một báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy hàng năm có khoảng 10.000 ca ghép thận với mục đích thương mại được thực hiện, lợi nhuận đem lại hàng năm cho nhóm tội phạm là khoảng 840 triệu đến 1,7 tỷ USD. Số lượng các ca ghép tạng trái phép ngày càng tăng lên đáng kể và đang có xu hướng chuyển từ các nước trước đây là trung tâm mua bán tạng như Pakistan, Philipin, Israel, Ấn độ, Trung Quốc đến các quốc gia mới như Costa Rica, Colombia, Ai Cập, Việt Nam và Lebanon.

Các báo cáo của Liên hợp quốc cho biết thủ đoạn của nhóm tội phạm tổ chức môi giới, mua bán nội tạng ngày càng tinh vi do được thực hiện bởi mạng lưới các đường dây có tính tổ chức cao.

Theo số liệu tại Hội nghị quốc tế lần 20 về cấy ghép tạng năm 2004 tại Vienna, Áo: Giá bán một quả thận tại Iraq 500 - 1.000 USD, Nam Phi: 3.000 - 20.000 USD, Mumbai, Ấn Độ: 1.000 - 2.000 USD, Manila - Philippines: 1.200 - 2.000 USD, Moldova: 2.700 USD, Turkey: 5.000 - 10.000 USD, Lima - Peru: 10.000 USD, Mỹ: 30.000 USD.

 

Ngành ghép tạng Việt Nam đi sau thế giới gần nửa thế kỷ và sau các nước trong khu vực khoảng 20 năm. Năm 1992 đánh dấu thành công đầu tiên bởi ca ghép thận từ người hiến sống của các y bác sĩ bệnh viện Quân y 103. Cho đến nay sau 26 năm hoạt động (1992-2018) số lượng ca ghép tạng được đã thực hiện thành công là 3.697 ca, (bình quân 142 ca/ năm).

Nhu cầu cần ghép tạng của người dân Việt Nam là rất lớn trong khi nguồn tạng hiến lại rất ít. Chính thực tế này đã phát sinh tình trạng mua bán tạng ngày càng nghiêm trọng ở nước ta hiện nay. Theo Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an Việt Nam cho biết tình trạng mua bán tạng ở nước ta cũng diễn ra dưới nhiều hình thức ngàt càng tinh vi.

Vậy ý kiến của bạn thế nào? Cứ cổ vũ việc ghép tạng như hiện nay hay để Y học trở về với thiên nhiên như cụ Tổ Danh y Hyppocrate.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét