Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

"Nguyên lý Peter" sự nổi lên các nhà lãnh đạo bất tài


 "NGUYÊN LÝ PETER" SỰ NỔI LÊN CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO BẤT TÀI

Nguyên lý Peter cho rằng trong một tổ chức, một người được thăng chức nếu năng lực của họ đủ để làm tốt công việc của mình. Kết quả là họ sẽ được thăng chức từ vị trí này lên vị trí khác đến khi họ được đề bạt vào một vị trí mà trong đó họ không còn đủ năng lực thực hiện nữa, và từ đó họ không thể thăng tiến hơn nữa.

Một trong những tiêu chí quan trọng của Nguyên lý Peter, vốn đã được thẩm định tính chính xác của nó hơn nửa thế kỷ qua, là “Đừng bao giờ cho rằng người thạo việc cũng đồng nghĩa là người có khả năng lãnh đạo”.

Để tìm ra xem ai là nhà quản lý tốt, chúng tôi cơ bản nhìn vào mức độ họ cải thiện hay thay đổi được hiệu suất của nhân viên dưới quyền", Kelly Shue đến từ Trường Quản trị Kinh doanh, Đại học Yale, nói.

Nếu những người trước đây có thành tích cao thực sự có năng lực trong công việc mới, nhiều người nghĩ rằng cả bộ phận do họ phụ trách sẽ đạt hiệu suất trung bình cao hơn.

Nhưng thật không may, đó không phải là những gì Kelly Shue thấy. Những nhà quản lý từng là nhân viên bán hàng tốt có xu hướng không mang lại động lực đáng kể cho đồng nghiệp của họ trong khi đó những người có phong độ kém hơn lại thường tốt hơn trong việc nâng cao doanh thu trung bình cho toàn đội.

"Có thể kiểu người có kinh nghiệm, giúp họ đạt doanh số cao đã khiến họ thành những nhà quản lý kém hiệu quả". Cùng với kết luận đó, Kelly Shue nhận thấy rằng những nhân viên bán hàng có thành tích làm việc nhóm có xu hướng là nhà lãnh đạo tốt hơn.

Mặc dù không có dữ liệu nhưng Shue nói rằng vấn đề được mô tả bởi "Nguyên lý Peter" cũng xảy ra trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và kỹ thuật. "Những nhà khoa học và kỹ sư tốt nhất - gồm cả những nhà sáng lập công ty khởi nghiệp không phải là người cuối cùng dẫn dắt tổ chức hay lãnh đạo nhớm".

Khi Lawrence J Peter nhắc đến điều này trong cuốn sách của mình, sự nổi lên của các nhà lãnh đạo bất tài cũng là một phàn nàn phổ biến trong giới học thuật và giáo dục. "Nhà nghiên cứu giỏi nhất hoặc người giảng dạy giỏi nhất có thể không phải là hiệu trưởng hay trưởng khoa của trường," bà Lawrence J Peter nói.

Vậy ai nên là sếp?

Theo những nghiên cứu đó, chúng ta có thể kết luận rằng nên bỏ qua thành tích hiện tại của một người và bổ nhiệm họ dựa vào những thứ như kỹ năng làm việc với mọi người của họ. Tuy nhiên, đó là chiến lược phải trả giá đắt. Vì sự thăng tiến là một phần thưởng tích cực với nhiều người, thúc đẩy phong độ cá nhân của họ. Việc loại bỏ nguồn động lực này có thể dẫn tới làm giảm năng suất trong toàn lực lượng.

Thực tế chúng ta thường cảm thấy yên tâm khi được quản lý bởi một người đã chứng minh được năng lực của họ trong công việc. Đây là kết luận được bà Amanda Goodall tại Trường Kinh doanh Cass ở London phát hiện ra gần đây.

Không giống Kelly Shue, Amanda Goodall không cân nhắc về thành tích mà lại xem xem nhân viên cảm thấy thế nào về sếp của họ - liệu họ có nản chí với những thứ như giao tiếp khó khăn không.

Phân tích dữ liệu trong cuộc khảo sát 28.000 công nhân, bà nhận thấy rằng chỉ 13% mọi người không hài lòng với sếp hiện tại. Đặc biệt, phàn nàn chung là các lãnh đạo thiếu năng lực chuyên môn.

Nếu bạn đang được quản lý bởi một người không thực sự hiểu hệ thống bạn đang sử dụng hay công việc hàng ngày của bạn, họ sẽ vẽ vời ra các quy trình vô bổ thêm rắc rối. Và họ cũng không thể tìm ra cách tốt nhất để hỗ trợ bạn trong giai đoạn khó khăn.

Nghiên cứu của Amanda Goodall đặt nghi vấn về giá trị của các vị quản lý “chung chung”, những người chuyển từ công ty này sang công ty khác mà không có chuyên môn cốt lõi trong một lĩnh vực cụ thể.

"Nhiều người tin rằng nếu có bằng thạc sỹ hay những bằng quản lý khác, có nghĩa là người đó sẽ tự động là một nhà quản lý tốt, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy rằng không phải tất cả các trường hợp đều như vậy. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là một ví dụ, rất nhiều người nghĩ nên để bác sỹ làm việc chuyên môn và để nhà quản lý chuyên nghiệp điều hành bệnh viện. Nhưng nghiên cứu cho thấy rằng thực tế đó là sai. Bạn cần chính những bác sỹ giỏi để dẫn dắt những bác sỹ khác bởi họ hiểu những gì nhân viên đang làm".

Việc đề bạt cán bộ quản lý có ý nghĩa sống còn của cả hệ thống, không thể tuỳ tiện chủ quan được. Nơi nào xuất hiện chạy chức, chạy quyền, mua quan bán chức… Kết cục khỏi bàn đã tỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét