ĐÔI MẮT LÀ CỬA SỔ TÂM HỒN, NÊN NGƯỜI ĐỐI DIỆN DỄ DÀNG PHÁT HIỆN RA NHỮNG ẨN DẤU SÂU THẨM TRONG TÂM
Đôi mắt người thương kẻ nhớ, đôi mắt lo sợ bất an, đôi mắt chứa đầy buồn vui, đôi mắt nhìn đời hạnh phúc hay khổ đau, đều tùy thuộc vào tầm nhìn sự xúc cảm những bất an biến động nổi dậy, hay sự bình yên lan tỏa trong tâm thức mỗi chúng ta.
Tu tập và hoàn thiện cách sống lối sống của ta cho thật mỹ mãn
cho thật tươm tất vẹn toàn, tẩy sạch não phiền gột rửa thân tâm luôn được tươi
sáng. Được như vậy, đôi mắt đó, cái nhìn đó con người đó mới trở nên có giá trị,
mang lại ánh sánh tuệ giác cho chính mình và tha nhân.
Có câu chuyện Thiền sư và cô lái đò:
“Cô lái đò đưa khách qua sông.
Đò cập bến cô lái thu tiền từng người. Sau hết đến nhà sư. Cô lái đò
đòi tiền gấp đôi. Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?
Cô lái mỉm cười: – Vì Thầy
nhìn em…
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước
lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần
nầy cô lái đòi tiền gấp ba. Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái cười bảo: – Lần nầy
Thầy nhìn em dưới nước.
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước
lên bờ.
Lần khác nhà sư lại qua
sông. Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại.
Đò cập bến cô lái đò thu tiền gấp năm lần.
Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái đáp: – Thầy không
nhìn nhưng còn nghĩ đến em.
Nhà sư trả tiền và lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông.
Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào
cô lái đò…
Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần
nầy phải trả bao nhiêu?
Cô lái đáp: – Em xin đưa
Thầy qua sông, không thu tiền.
Thiền sư hỏi: – Vì sao vậy?
Cô lái cười đáp: – Thầy
nhìn mà không còn nghĩ tới em nữa…Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà thôi”…
Mắt nhìn rồi mắt thấy, nhìn và thấy là chức năng thông thường của mắt, nhưng nhìn
như thế nào thấy ra làm sao lại là vấn đề của tâm thức ta.
Trong sách Khóa Hư Lục, phần Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi do vua Trần Thái Tông (1218 - 1277) biện
soạn, dùng để tu tập sáu căn, vua có liệt kê về những tội do mắt gây ra:
“Tội mắt gồm có, các điều như
sau:
Nhân ác xem kỷ, nghiệp thiện
coi khinh.
Lầm nhận hoa giả, quên ngắm
trăng thật.
Yêu ghét nổi dậy, đẹp xấu
tranh giành:
Chợt mắt dối sanh, mờ đường
chánh kiến.
Trắng qua xanh lại, tía phải
vàng sai:
Nhìn lệch các thứ, nào khác kẻ
mù.
Gặp người sắc đẹp, liếc trộm
nhìn ngang:
Lòa mắt chưa sanh, bản lai diện
mục.
Thấy ai giàu có, giương mắt
mãi nhìn:
Gặp kẻ bần cùng, lờ đi chẳng
đoái.
Người dưng chết chóc, nước mắt
ráo khô:
Thân quyến qua đời, đầm đìa lệ
máu.
Hoặc đến Tam Bảo, hoặc vào
chùa chiền,
Gần tượng thấy kinh, mắt không
thèm ngó.
Phòng Tăng điện Phật, gặp gỡ
gái trai,
Mắt liếc mày đưa, đam mê sắc dục.
Không ngại Hộ Pháp, chẳng sợ
Long Thần:
Trố mắt ham vui, đầu chưa từng
cúi.
Những tội như thế, vô lượng vô
biên:
Đều từ mắt sanh, phải sa địa
ngục.
Trải hằng sa kiếp, mới được
làm người:
Dù được làm người, lại bị mù
chột.
Nếu không sám hối, khó được
tiêu trừ.
Nay trước Phật đài, thảy đều
sám hối”.
Con mắt ở vào thời điểm cách đây gần một ngàn năm và con mắt của bây giờ nó
cũng khác nhau rất xa, con mắt bây giờ ranh mãnh nhờ vào sự hiện đại, cảnh
duyên có muôn ngàn hồng tía, dễ khiến cho ta mờ mắt ô tâm nhiễm tánh. Trong sáu
căn gồm có: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, ngoài ý ra, ta thường xuyên sử dụng đến
mắt nhiều nhất, vì vậy những tội do mắt gây ra cũng nhiều vô số.
Chức năng chính của mắt là nhìn ngắm và quan sát, nhưng khi khởi lên sự so
sánh, phân biệt thì lại là ý, tên tội phạm gây nguy hại nhất, từ mắt dẫn đến
thân tâm, khởi lên muôn ngàn sai biệt, nói như vậy không có nghĩa là mắt không
tạo nên tội lỗi.
Tu tập về mắt, là một sự tu tập thật cần thiết, nhìn nhưng không khởi lên phân
biệt, không chạy theo huyễn cảnh, khiến ta mờ mắt, hao tâm, mệt trí. Thay vì đắm
nhiễm lôi kéo lệ thuộc bởi cái nhìn ở bên ngoài, ta xoay chiều nhìn thẳng vào nội
tâm quán chiếu tận cùng lòng mình, tâm mình, thấy mọi hưng khởi, tác động, đi lại
ở trong tâm, được trong sáng, rõ ràng, rốt ráo, để cho tự tánh giác ngộ trong
ta bừng dậy.
Mắt từ bi tâm nghĩ thiện làm điều lành lợi mình và lợi người, đẹp từ trong tâm
cái đẹp được tôn vinh vượt thời gian cái đẹp toàn hảo bất biến cái đẹp của
chánh pháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét