Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2021

Trang Tử là một hiện tượng hiếm có

 

TRANG TỬ LÀ “MỘT HIỆN TƯỢNG HIẾM CÓ"

Trang Tử là “một hiện tượng hiếm có”, còn hiếm gặp hơn cả Đức Phật hay Jesus. Trang Tử coi trọng tự nhiên – cái gì không diễn ra theo tự nhiên thì không nên giữ lại. Với ông, Đạo là “tự nhiên tối thượng và không có gì cao hơn”.

Ông không kiếm tìm hay sáng tạo những điều cao siêu, bởi chỉ cần mọi thứ diễn ra theo quá trình tự nhiên thì con người sẽ tự khắc nhận ra được điều họ muốn tìm kiếm. Ngoài ra, Trang Tử còn được biết đến bởi những điều kỳ lạ mà ông nói. Những điều ông nói tưởng chừng vô lý và điên rồ, nhưng thực tế lại hợp lý đến bất ngờ!

Chuyện kể rằng khi vợ Trang Tử mất, Hoàng đế đã rất tức giận khi đến viếng vợ nhà hiền triết: Trong nhà thì đang có tang, thế mà Trang Tử lại ngồi dưới gốc cây và hát rất vui vẻ. Ông thậm chí còn hỏi ngược lại Hoàng đế “Vì sao thần phải khóc?” – đây không phải điều mà mọi người sẽ nói trong đám tang. Ông giải thích với Hoàng đế rằng đây là cách ông thể hiện tình yêu với người vợ đã ra đi của mình. Cái chết sẽ đến với tất cả mọi người – đây là lẽ tự nhiên không thể chối cãi.

Cái chết chính là đỉnh cao của cuộc sống, bởi cuộc sống là hành trình mỗi người phải trải qua trước khi cái chết gõ cửa. Trang Tử hát trước cái chết nghĩa là ông chấp nhận sự ra đi của vợ ông và trân trọng cuộc sống hai người đã có bên nhau. Một người khi yên nghỉ thì nên được yên nghỉ trong sự giao hòa của âm nhạc và tình yêu – đó là điều mà Trang Tử đã tin.

Sự sống và cái chết không phải là hai khía cạnh tách rời. Chúng là một. Khoảnh khắc đứa trẻ chào đời, cái chết cũng được sinh ra với nó. Khi người ta trưởng thành, cái chết cũng đến gần hơn, và dù được biết đến với tên gọi nào thì cái chết cũng là đỉnh cao của cái gọi là sự sống. Vậy thì tại sao thần không ca hát? Hơn nữa, người phụ nữ tội nghiệp ấy đã sống với thần rất nhiều năm, sao thần không thể hát một vài lời để tỏ lòng biết ơn khi người đó ra đi? Cô ấy phải yên nghỉ trong sự giao hòa giữa âm nhạc và tình yêu. Sao thần lại phải than khóc?

Trang Tử luôn phản ánh thế giới xung quanh ông, không thêm cũng chẳng bớt điều gì. Nếu thế giới tồn tại những điều phi lý, thiếu logic, hẳn ông cũng sẽ trình bày những điều phi lý và thiếu logic. Ông chấp nhận mọi điều đang diễn ra trong cuộc sống - nói cách khác là chấp nhận tự nhiên. Có lẽ do vậy mà mọi người rất khó thấy được sự duy linh của Trang Tử - ông quá bình thường khi đứng trong đám đông. Những nhà hiền triết khác được biết đến bởi quá trình tu luyện gian khổ cũng như khí chất hơn người, nhưng Trang Tử thì lại tự nhiên nhất có thể. 

Nếu con người bất tử thì khi đó mới phát sinh câu hỏi về đạo đức. Nếu không có bất kỳ tính cách nào, khi đó ông mới nghĩ về tính cách. Người có tính cách sẽ tuyệt đối không nghĩ về sự tồn tại của những thứ như tính cách. Một người đạo đức không biết về ý nghĩa của từ “đạo đức”. Do đó, đừng ngốc như vậy! Và đừng tìm cách trau dồi bản thân. Hãy sống tự nhiên. 

Osho: Trò chuyện với vĩ nhân

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét