SỰ KỲ DIỆU CỦA CẢM XÚC
Trong mọi mối quan hệ của cuộc sống, Từ xã giao cho đến buôn bán, Từ tình yêu đến hôn nhân, vai trò tác động của cảm xúc là không thể chối cãi. Cảm xúc khi được định hướng đúng sẽ giúp bạn chinh phục được bất kì ai, làm cho đối phương phải lắng nghe mình và kích hoạt được những kết quả như mong muốn. Để hiệu quả thực sự, sự kích hoạt đó cũng phải được thực hiện đúng lúc và đúng nơi tạo cảm xúc.
Dưới đây là một ví dụ:
Vào một ngày mùa thu nọ ở thành phố Boston, một nữ khách hàng trẻ trung xinh đẹp bước vào. Cô ấy nom chừng tuổi dậy thì là cùng. Cô đến cửa hàng để tìm kiếm một chiếc áo choàng mới được quảng cáo trên một tờ báo buổi sáng. Cô trình bày thẳng thắn với người bán hàng: “Có thể trông tôi hơi trẻ, nhưng thực chất tôi đã hai mươi mốt tuổi rồi!” Chị nhân viên bán hàng, bước tới một dãy áo và nói, “Yên tâm. Tôi sẽ chọn cho cô một cái áo thật đẹp. Hôm nay chúng tôi cũng vừa có vài mẫu mới để khách hàng chọn lựa.”
Suốt hơn hai mươi phút sau đó, cô gái trẻ đã mặc thử hơn bảy bộ cánh.Trong khi đó, chị bán hàng bắt đầu mất kiên nhẫn với người nữ khách hàng hai mươi mốt tuổi. Chị ta kêu một người bán hàng khác đến để tiếp cô gái thay mình. Người bán hàng thứ hai sau một hồi mang thêm mấy bộ quần áo mới cho cô gái thử-cũng nản đến nỗi cầu cứu viên quản lí nhà hàng.
Ngay lúc đó có anh nhân viên bán hàng khiến cho mọi người ở đó bàng hoàng khi ngay lập tức nói với cô gái;” Cái áo choàng xám cô đang mặc không hợp với cô tí nào!” anh ta nhanh chóng ước lượng cỡ áo, sải bước thật nhanh đến dãy áo nọ và lấy ra chiếc áo choàng xanh lá cây với những họa tiết mạnh mẽ. “Đây chính là chiếc áo dành cho cô”, anh hùng hồn tuyên bố và đưa ngay chiếc áo cho cô gái, “Nó sẽ giúp cô trông già dặn, chững chạc và xinh đẹp hơn!” Người nữ khách hàng nhìn chằm chằm anh nhân viên bán hàng hơn cả nhìn cái áo. Cô thử ngay chiếc áo, xoay người hai lần rồi đứng trước gương, cô gật đầu, “Đây chính là chiếc áo tôi cần. Tôi sẽ mua nó”.
Nhóm nữ bán hàng ở đó ngay lập tức mắt chữ A, mồm chữ O. Chị bán hàng đầu tiên bước ra, tỏ vẻ hờn dỗi và nói: ”Cái áo đó đắt hơn năm đô-la so với những chiếc áo khác cô à”, chị ta nghiến răng với vẻ cáu kỉnh. “Nếu hồi nãy tôi biết cô thích một chiếc áo hàng hiệu như thế này thì...“Ồ, không sao”, người nữ khách hàng cười lớn. “Tôi thích chiếc áo này, nên có đắt hơn vài đô cũng vẫn đáng! Cho áo vào hộp giúp tôi nhé.”
- Suy nghĩ về câu chuyện: Đầu tiên, một mẩu quảng cáo trên báo đã xui khiến cô gái trẻ đến cửa hàng quần áo. Đó cũng là lúc sự xui khiến dừng lại! Bạn đã thấy, nếu những người bán hàng ngày hôm đấy không nói được trúng cảm xúc của cô gái, họ đã mất đi một khách hàng tiềm năng. Trên thực tế, qua nhiều giao dịch buôn bán lẽ ra có thể thành công đã bị đánh mất bởi người bán hàng thiếu kĩ năng đánh động cảm xúc.
Bán hàng cũng là một hình thức giao tiếp, Đôi khi chỉ một câu nói vô tình cũng đã hé lộ cho bạn biết đích xác cảm xúc của đối phương nằm ở đâu:
“Có thể trông tôi hơi trẻ, nhưng thực chất tôi đã hai mươi mốt tuổi rồi! ”Một câu tự giới thiệu thoáng qua của cô gái nhưng nó đã thể hiện được góc nhìn xúc cảm của cô. Có thể động cơ mua hàng của cô ấy xuất phát từ suy nghĩ thường gặp của cánh mày râu hoặc một bạn trai nào đó đại loại rằng: “Cô ấy rất xinh đẹp và dễ thương, nhưng tôi không thích đi bên cạnh một cô nàng trông trẻ con!”
Hãy lưu ý đến những hoàn cảnh chung quanh cuộc sống của bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét