Thứ Tư, 12 tháng 5, 2021

Tác dụng của Chân Ngôn dưới khám phá của khoa học

TÁC DỤNG CỦA CHÂN NGÔN DƯỚI KHÁM PHÁ CỦA KHOA HỌC

Chân Ngôn được sử dụng để chỉ những lời Chú ngữ, Thần chú, Mật ngôn, Mật ngữ, Mật hiệu, Khẩu quyết… trong các tôn giáo, tín ngưỡng hoặc các môn tu luyện. Chân Ngôn trong tiếng Phạn có nghĩa là Mantra. “Man” là suy nghĩ, “Tra” có nghĩa là giải phóng thân thể khỏi thế giới vật chất”. Vì vậy “Mantra” có nghĩa là “tư tưởng được giải thoát và bảo vệ”.

Chân Ngôn thường là lời tán tụng, ca ngợi đối với các vị Thần, Phật, Bồ Tát, Thánh…, ví dụ những lời tụng như “Nam Mô A Di Đà Phật”, “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”, “Om Mani Padme Hum”…

Những người thực hành tín ngưỡng và tôn giáo vẫn luôn cho rằng Chân Ngôn chứa đựng những sức mạnh huyền diệu và thần kì, niệm Chân Ngôn có thể giao tiếp, kết nối với các Thần Phật và mang đến kết quả siêu thường như tiêu trừ bệnh tật, phiền não, nghiệp chướng, giúp cho tâm trí thuần tịnh…

Theo một nghiên cứu từ năm 2012, một kỹ thuật thiền Chân Ngôn có thể giúp cải thiện sức khỏe não bộ. (Cần lưu ý rằng thiền là một kỹ thuật giúp tâm trí nghỉ ngơi và đạt được trạng thái ý thức hoàn toàn khác với trạng thái thức bình thường, trạng thái ngủ hoặc trạng thái mơ. Đó là một trạng thái tâm thức siêu việt. Thiền không nhất thiết là phải ngồi thiền).

Những thay đổi não này dường như dẫn đến các tác dụng:

    Cải thiện tâm trạng và hạnh phúc

    Giảm lo lắng

    Bớt mệt mỏi

    Cải thiện trí nhớ thị giác và lời nói

Theo nghiên cứu năm 2017, niệm một số câu Chân Ngôn nhất định có thể kích thích những thay đổi này, vì niệm Chân Ngôn có thể giúp đồng bộ hóa bên trái và bên phải của não và thúc đẩy sóng não (alpha) thư giãn. Đồng bộ hóa này có thể giúp cải thiện chức năng não theo thời gian và có thể làm chậm quá trình suy giảm nhận thức.

Năm 2017, Giáo sư Jai Paul Dudeja, Đại học Amity Haryana, Ấn Độ đã có một báo cáo khoa học về tác dụng của việc niệm Chân Ngôn của một số môn thiền dựa trên Chân Ngôn.

Trong thí nghiệm của Jai Paul Dudeja, 8 người đàn ông khỏe mạnh được chọn làm đối tượng thí nghiệm trong 2 ngày. Vào ngày thứ nhất, 8 người này được yêu cầu đọc những câu nói bình thường. Vào ngày thứ 2, họ được yêu cầu đọc một Chân Ngôn. Kết quả là các thông số sinh lý như nhịp tim, điện não, điện tim, đáp ứng điện da, huyết áp của cả 8 người trong ngày thứ 2 đều có cải thiện tốt so với ngày thứ nhất

Năm 1952, nhà khoa học C.R Earnick tại Thansi, U.P, Ấn Độ có nghiên cứu và thí nghiệm, phát hiện rằng khi ông cho một số loại cây thuộc họ cây húng (như húng chó) nghe các Chân Ngôn từ 7-8h sáng mỗi ngày trong 10 ngày liên tục, sau đó nghiền lấy nước cho các bệnh nhân bị đau bụng, sốt, viêm phổi uống thì tình trạng của bệnh nhân sẽ khỏi hoặc có chuyển biến đáng kể.

Những báo cáo khoa học bên trên chứng minh rằng việc niệm Chân Ngôn có thể mang lại hiệu quả tích cực nhất định đối với sức khỏe con người.

Theo: Tri Thức VN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét