Hậu đại dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt những khoản nợ khổng lồ và bất bình đẳng gia tăng, làm cản trở xu hướng tăng trưởng trong dài hạn. (Hội nghị thường niên của Hiệp hội Kinh tế Hoa Kỳ (AEA) ngày 4/1)
.
Theo Ủy ban Ngân sách Liên bang, thâm hụt ngân sách Mỹ sẽ đạt 2,3 nghìn tỷ USD trong năm tài chính 2021 kết thúc vào ngày 30/9, tương đương hơn 10% tổng sản phẩm quốc nội, sau mức thâm hụt 3,1 nghìn tỷ USD trong năm tài chính 2020.
.
Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF), nợ toàn cầu đã tăng hơn 15 nghìn tỷ USD trong năm ngoái lên mức kỷ lục 277 nghìn tỷ USD, tương đương 365% sản lượng thế giới. Dữ liệu từ IIF tại Washington cho thấy, nợ từ tất cả các lĩnh vực, từ hộ gia đình đến trái phiếu chính phủ cho đến trái phiếu doanh nghiệp đều tăng mạnh.
.
Vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn đối với các nền kinh tế thị trường mới nổi và các nước nghèo. Nhà kinh tế Stiglitz nhận thấy nguy cơ của khủng hoảng nợ với những hậu quả toàn cầu.
.
“Sau đại dịch là một chuỗi thời gian kéo dài qua nhiều thập kỷ để giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng toàn cầu, điều này chắc chắn sẽ xảy ra đối với những quốc gia nghèo nhất”, Giáo sư Đại học Harvard, cựu kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kenneth Rogoff.
.
Tất nhiên, không phải mọi thứ bộc phát từ đại dịch đều là tin xấu. Tốc độ phát triển vaccine cũng như xu hướng phát triển nhanh chóng của y học từ xa là những tiến triển đáng được ghi nhận.
Nhà kinh tế học Nicholas Bloom của Đại học Stanford cũng đã chỉ ra những khả năng tăng năng suất có thể đạt được khi mọi người dành nhiều thời gian hơn để làm việc tại nhà - một xu hướng mà ông mong đợi sẽ tồn tại sau đại dịch.
.
Tuy nhiên các nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi với tốc độ khác xa nhau và rất phức tạp, do tỉ lệ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên toàn cầu khác nhau ở mỗi nước, nên vận hành nền kinh tế cũng khác nhau.
Covid-19 đẩy hàng triệu người tuột khỏi tầng lớp trung lưu
Ước tính khoảng 150 triệu người đã ra khỏi tầng lớp trung lưu trong năm 2020, lần giảm đầu tiên trong 3 thập niên.
.
Một trong những xu hướng kinh tế quan trọng nhất trong những năm qua là sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu toàn cầu. Nhóm người tiêu dùng này được kỳ vọng phát triển không ngừng, khi thu nhập ngày càng tăng ở các nước đang phát triển đã giúp hàng triệu người thoát nghèo mỗi năm. Đây cũng là yếu tố giả định chính trong kế hoạch kinh doanh của các công ty đa quốc gia và chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư.
.
Theo định nghĩa của Pew, những người thuộc tầng lớp trung lưu có thu nhập trung bình 10,01-20 USD/ngày và trung-thượng lưu là 20,01-50 USD/ngày. Hai nhóm này chiếm khoảng 2,5 tỷ người, hoặc 1/3 dân số thế giới.
.
Tuy nhiên, Covid-19 đã làm đảo lộn tất cả. Theo tính toán của Trung tâm nghiên cứu Pew, lần đầu tiên kể từ những năm 1990, quy mô tầng lớp trung lưu toàn cầu thu hẹp trong năm 2020. Khoảng 150 triệu người- một con số tương đương với dân số của Vương quốc Anh và Đức cộng lại đã ra khỏi nhóm trung lưu, trong đó Nam Á và châu Phi cận Sahara nếm trải sự sụt giảm lớn nhất.
.
Các gói hỗ trợ trị giá hàng nghìn tỷ đôla và sự xuất hiện của vắc-xin Covid-19 đang thúc đẩy sự phục hồi nhanh hơn dự đoán, nhưng những hệ lụy khi giáo dục bị ảnh hưởng, mất việc làm, nợ công và gia tăng bất bình đẳng chủng tộc, giới tính, thế hệ và khu vực địa lý sẽ để lại những vết sẹo lâu dài cho hầu hết các quốc gia.
.
IMF cảnh báo, hiện tượng bất bình đẳng hiện nay sẽ ngày càng giãn rộng do khủng hoảng Covid-19, dẫn đến sự bất ổn của kinh tế vĩ mô, làm sâu sắc hơn sự phân hóa thành hai cực, suy yếu niềm tin của người dân đối với chính phủ và tăng nguy cơ rối ren trong xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét