Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

Kỷ luật và thành công - tấm gương của người Nhật

 

Kỷ luật và thành công - tấm gương của người Nhật

Nuông chiều bản thân thì ai cũng làm được, nhưng đưa chính mình vào kỷ luật thép thì gian nan biết bao. Con người ngay từ đầu có xu hướng tìm kiếm điều gì dễ dãi không muốn đi vào khuôn khổ. Đó là bản năng tự nhiên của con người.

Tình trạng thiếu kỷ luật lại có ở rất nhiều người từ 20-28 tuổi trong giới trẻ Việt Nam, nhóm người đang trong độ tuổi lao động nhưng không xây dựng cho mình thói quen tốt.

Kỷ luật và thành công: Hãy nhìn tấm gương của người Nhật


Hành vi của trẻ Nhật Bản ở nơi công cộng xuất phát từ việc dạy dỗ chốn riêng tư. 

Tại Nhật Bản, kỷ luật được gọi là shitsuke dùng để chỉ việc huấn luyện, nuôi dạy. Người Nhật không hề có tính kỷ luật bẩm sinh nhưng chúng ta thường nghĩ. Họ dạy con cái từ lúc chúng còn rất nhỏ.

Câu chuyện của một bà mẹ Nhật có cậu con trai 2 tuổi, một lần hai mẹ con phải đi di chuyển bằng tàu điện ngầm, cậu con ấy nhất quyết không chịu đi. Nó cáu kỉnh ỳ lầy giữa nơi công cộng. Bà mẹ phải liên tục xin lỗi với các hành khách trên tàu vì điều này. Bà ta chỉ ước lúc đó có phép màu nào ép con trai vào kỷ luật chịu nghe lời.

Hôm sau Bà mẹ tâm sự chuyện này với cô giáo dạy con mình, cô giáo chỉ gật đầu và cười lớn: "Chúng tôi gọi đó là ma no nisai. Độ tuổi quái quỷ nhưng luôn có cách đối phó với những đứa trẻ như vậy".

Cô giáo nói: "Thực ra kỷ luật là được rèn luyện từ nhỏ, người Nhật luôn tạo tính kỷ luật bằng cách xây dựng những nề nếp nhất định bắt buộc trẻ phải làm theo. Trẻ được rèn nề nếp đó diễn ra thường xuyên từng ngày giúp hoàn thiện và loại bỏ đi thói quen xấu. Các con sống trong kỷ luật sẽ tạo nguyên tắc cơ bản phục vụ cuộc sống như chuẩn bị bữa ăn, cách lau dọn nhà cửa, cách chào hỏi, xưng hô…"

Kate Lewis, nhà văn tự do người Mỹ hiện sống cùng gia đình ở xứ sở mặt trời mọc chia sẻ: Khi đến thăm trường mẫu giáo (yochien), tôi nhìn thấy học sinh áp dụng lịch trình nghiêm ngặt, lặp đi lặp lại các bài hát, trò chơi, hành vi lịch sự như xếp giày gọn gàng và ngồi ngay ngắn, cho đến khi tất cả trở thành thói quen.

Trong công việc, người Việt chỉ làm nửa vời, người Nhật thì khác họ tìm cách tối đa hóa năng suất hết mức có thể. Họ không bao giờ bằng lòng với kết quả đạt được, họ luôn muốn kết quả cần cải thiện và tốt hơn nữa,  luôn muốn ngày mai phải tốt hơn hôm nay. Thật dễ để hiểu một đất nước luôn chịu nhiều thiệt hại bởi thiên tai như Nhật Bản mà vẫn cứ đẹp và giàu vì họ có kỷ luật và chí tiến thủ không ngừng.

Theo Trí thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét