HẾT
Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020
Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020
kỷ luật với chính mình - Tự do cho bản thân
Những người không có kỷ luật là nô lệ của cảm xúc, dục vọng và đam mê
kỷ luật với chính mình hôm nay là tự do cho bản thân ngày mai
.
Ở một thành phố đông đúc của nước Mỹ, có một doanh nhân thành công Do Thái đã dạy con trai mình rằng: "Kỷ luật với chính mình đồng nghĩa với việc tạo ra cho mình một cuộc đời đầy ưu ái, nó chính là tự do con ạ".
.
Người con thắc mắc hỏi: "Học tập một cách kỷ luật và nghiêm khắc tức là con suốt ngày phải vùi đầu vào sách vở sao?".
.
Người cha Do Thái trả lời: "Những kẻ ngốc mới suốt ngày chúi đầu vào những cuốn sách để tự thấy rằng mình đang học hành chăm chỉ. Chắc gì những kẻ suốt ngày ôm lấy sách vở là nghiêm túc và giỏi giang. Nghiêm túc không nằm ở chỗ ôm sách suốt ngày, mà nó là việc đọc một trang sách thì phải đọc tập trung đến mức thấu hiểu và đọc để dùng được trong thực tiễn. Nghiêm túc và kỷ luật có nghĩa là làm việc gì phải đến kết quả cuối cùng”.
.
Những việc trên đời này mà con quyết tâm thực hiện đến cùng để tạo ra kết quả tốt thì được gọi là thành quả. Khi quyết tâm thực hiện đến cùng, trí tuệ của con sẽ tự nhiên thông minh và sắc sảo mà chẳng cần bất cứ phép màu nào.
Chàng trai hiểu ý của cha mình. Cậu bỏ tư tưởng phá phách và lười nhác ra khỏi đầu. Thay vào đó cậu luôn tập trung để hoàn thành các bài tập triệt để trong thời gian nhanh nhất.
Năm học đó trôi qua, mọi người đều bất ngờ, từ một cậu học sinh đội sổ của lớp, cậu lọt vào nhóm học sinh xuất sắc.
.
Trong bài phát biểu trước toàn trường nói về thành tích của mình, cậu đã chia sẻ về tính kỷ luật mà người cha Do Thái đã dạy là "Thành quả của việc nhỏ mỗi ngày tạo ra thành công lớn cuối mỗi chặng đường. Tôi không phải là người tài năng như mọi người đang nghĩ, dù tôi tiến bộ rất nhanh từ chỗ là học sinh cá biệt và bị bạn bè mỉa mai là dốt nát. Cha tôi đã dạy về kỷ luật và sự nghiêm túc trong mọi việc, khi làm gì cũng phải đến kết quả cuối cùng.
Tôi biết ơn cha về bài học KỶ LUẬT VỚI CHÍNH MÌNH HÔM NAY LÀ TỰ DO CHO BẢN THÂN NGÀY MAI". Tất cả mọi người hôm đó đã vỗ tay không ngớt và cảm ơn cậu về bài học quý báu đó.
.
(Trích bài viết của tác giả Mr Why – Phạm Ngọc Anh - CEO của ASK Training JSC)
Kỷ luật và thành công - tấm gương của người Nhật
Kỷ luật và thành công - tấm gương của người Nhật
Nuông chiều bản thân thì ai cũng làm được, nhưng đưa chính mình vào kỷ luật thép thì gian nan biết bao. Con người ngay từ đầu có xu hướng tìm kiếm điều gì dễ dãi không muốn đi vào khuôn khổ. Đó là bản năng tự nhiên của con người.
Tình trạng thiếu kỷ luật lại có ở rất nhiều người từ 20-28 tuổi trong giới trẻ Việt Nam, nhóm người đang trong độ tuổi lao động nhưng không xây dựng cho mình thói quen tốt.
Kỷ luật và thành công: Hãy nhìn tấm gương của người Nhật
Hành vi của trẻ Nhật Bản ở nơi công cộng xuất phát từ việc dạy dỗ chốn riêng tư.
Tại Nhật Bản, kỷ luật được gọi là shitsuke dùng để chỉ việc huấn luyện, nuôi dạy. Người Nhật không hề có tính kỷ luật bẩm sinh nhưng chúng ta thường nghĩ. Họ dạy con cái từ lúc chúng còn rất nhỏ.
Câu chuyện của một bà mẹ Nhật có cậu con trai 2 tuổi, một lần hai mẹ con phải đi di chuyển bằng tàu điện ngầm, cậu con ấy nhất quyết không chịu đi. Nó cáu kỉnh ỳ lầy giữa nơi công cộng. Bà mẹ phải liên tục xin lỗi với các hành khách trên tàu vì điều này. Bà ta chỉ ước lúc đó có phép màu nào ép con trai vào kỷ luật chịu nghe lời.
Hôm sau Bà mẹ tâm sự chuyện này với cô giáo dạy con mình, cô giáo chỉ gật đầu và cười lớn: "Chúng tôi gọi đó là ma no nisai. Độ tuổi quái quỷ nhưng luôn có cách đối phó với những đứa trẻ như vậy".
Cô giáo nói: "Thực ra kỷ luật là được rèn luyện từ nhỏ, người Nhật luôn tạo tính kỷ luật bằng cách xây dựng những nề nếp nhất định bắt buộc trẻ phải làm theo. Trẻ được rèn nề nếp đó diễn ra thường xuyên từng ngày giúp hoàn thiện và loại bỏ đi thói quen xấu. Các con sống trong kỷ luật sẽ tạo nguyên tắc cơ bản phục vụ cuộc sống như chuẩn bị bữa ăn, cách lau dọn nhà cửa, cách chào hỏi, xưng hô…"
Kate Lewis, nhà văn tự do người Mỹ hiện sống cùng gia đình ở xứ sở mặt trời mọc chia sẻ: Khi đến thăm trường mẫu giáo (yochien), tôi nhìn thấy học sinh áp dụng lịch trình nghiêm ngặt, lặp đi lặp lại các bài hát, trò chơi, hành vi lịch sự như xếp giày gọn gàng và ngồi ngay ngắn, cho đến khi tất cả trở thành thói quen.
Trong công việc, người Việt chỉ làm nửa vời, người Nhật thì khác họ tìm cách tối đa hóa năng suất hết mức có thể. Họ không bao giờ bằng lòng với kết quả đạt được, họ luôn muốn kết quả cần cải thiện và tốt hơn nữa, luôn muốn ngày mai phải tốt hơn hôm nay. Thật dễ để hiểu một đất nước luôn chịu nhiều thiệt hại bởi thiên tai như Nhật Bản mà vẫn cứ đẹp và giàu vì họ có kỷ luật và chí tiến thủ không ngừng.
Theo Trí thức Trẻ