Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2022

Hiệu ứng Goldilocks

 

HIỆU ỨNG GOLDILOCKS: CÁCH THỨC ĐỂ LUÔN CÓ ĐỘNG LỰC LÀM MỌI THỨ VÀ LUÔN HẠNH PHÚC TRONG CUỘC SỐNG

 

Sự thôi thúc để thành công

Khi một người có đam mê và có động lực thật sự để gặt hái những gì mình muốn. Thế nhưng, vì sao mỗi người chỉ có thể có động lực làm vài việc nhất định mà không phải những thứ khác? Vì sao chúng ta ước mơ một thứ gì đó nhưng để nó tan biến chỉ trong vài ngày? Giữa những người có động lực với những kẻ từ bỏ khác nhau ra sao? Có quá nhiều câu hỏi cần tìm lời đáp.

 

Nguyên tắc Goldilocks

Con người thích sự thử thách, chúng ta thích khám phá và thể hiện bản thân. Thế nhưng, sự thử thách này cũng cần có giới hạn.

Ví dụ hãy tưởng tượng bạn tập chơi đá bóng và bạn có một trận đấu kịch tính với một cô bé 2 tuổi, bạn sẽ rất nhanh chán. Trận đấu quá đơn giản, chẳng phải cố gắng cũng thắng rồi. Thế nhưng, nếu bạn phải đấu với một danh thủ nổi tiếng như Ronaldo chẳng hạn, bạn cũng sẽ rất nhanh chán. Tất nhiên, anh ta là Ronaldo, làm sao có thể thắng được? Quá khó.

 

Thế rút cuộc là bạn muốn gì?

Tất nhiên bạn muốn thứ vừa sức với mình, không dễ như một đứa trẻ 2 tuổi nhưng cũng không có như thi đá bóng với Ronaldo, bạn muốn mình phải giành giật từng điểm số, có khả năng thất bại nhưng tất nhiên cũng có cơ hội chiến thắng nếu nỗ lực đủ.

 

Thứ gì quá dễ so với khả năng thì nhàm chán, thế nhưng những thứ vượt qua khả năng thì cũng nhàm chán và dễ gây nản chí. Mặc dù vậy, thứ gì vừa sức và cần nỗ lực để chiến thắng lại là thứ tuyệt vời nhất với con người, thứ giúp chúng ta hạnh phúc hơn và vượt qua chính mình.

 

Đó chính là tác dụng của hiệu ứng Goldilocks, hiệu ứng này cho rằng con người đạt đỉnh cảm xúc (sung sướng, hưng phấn) tột độ khi chúng ta làm việc đúng ở ranh giới của độ khó, không quá khó, không quá dễ, nó vừa đủ khó mà thôi.

 

Vậy, áp dụng Goldilocks ra sao với mỗi người?

Để áp dụng được hiệu ứng này với chính bạn, để bạn có thể có nhiều động lực hơn, hạnh phúc hơn hay nỗ lực hơn, trước hết bạn phải hiểu rằng Goldilocks là sự hòa trộn hoàn hảo của làm việc chăm chỉ với sự hạnh phúc.

 

Tất nhiên, bạn phải tìm được khoảng thoải mái nhất với bản thân mình, độ khó phù hợp thế nhưng cũng phải tính toán, ghi chép lại quá trình làm để xác định xem liệu những thứ bạn đang làm có vừa đúng sức hay không?

 

Lại lấy ví dụ như môn đá bóng phía trên, nếu bạn đá với một đối thủ mà chỉ toàn thua tung lưới chứ chẳng ghi được bàn nào thì có lẽ đối thủ của bạn quá khó rồi, hãy tìm cho mình một người dễ dàng hơn một chút, nhưng đừng dễ quá để rồi bạn lại nản chí.

Thứ chúng ta cần thấy là quá trình nỗ lực để có được thành quả, nó phải vượt qua thất bại, vượt qua chính mình để có được thành công. Nói ngắn lại, chúng ta thấy được chiến thắng của mình nhưng phải nỗ lực để có được nó.

 

Một khi đã tìm được điểm vừa ý, xin chúc mừng vì bạn đã tạo thành công động lực cho chính mình, hãy nỗ lực thêm mỗi lần một chút, vừa đủ thách thức thôi đừng khó quá, lặp đi lặp lại nó và rồi chờ đón thành công.

 

Muốn con hạnh phúc và bình an, bố mẹ hãy… đừng làm gì cả!

MUỐN CON HẠNH PHÚC VÀ BÌNH AN, BỐ MẸ HÃY… ĐỪNG LÀM GÌ CẢ!

Có thể bạn sẽ bật cười và cho rằng điều này thật vớ vẩn, nhưng khoan hãy bỏ qua lời khuyên có vẻ quá thẳng thừng và phũ phàng này, bởi vì thực sự, có một xu hướng đang thức tỉnh rất nhiều ông bố bà mẹ trên khắp thế giới, đó là xu hướng "muốn con hạnh phúc và bình an, bố mẹ hãy… đừng làm gì cả".

Neil deGrasse Tyson là một nhà Vật lý thiên văn, vũ trụ học nổi tiếng người Mỹ. Ông chính là tác giả của câu nói "Tôi nghĩ rằng điều tốt nhất cha mẹ có thể làm khi nuôi dạy con cái mình, đơn giản là tránh sang một bên trên hành trình lớn lên của chúng"

Trong một bài nói chuyện thu hút hàng triệu lượt xem, Neil deGrasse Tyson nói rằng, không phải trẻ em mà chính cha mẹ chúng mới là vấn đề.

Theo ông, trẻ em là những nhà khoa học bẩm sinh. Chúng lúc nào cũng muốn lật những hòn đá lên, bứt những cánh hoa, tung hứng những quả trứng ở trong bếp, leo trèo trên cây, tháo tung các món đồ…

Trẻ em luôn làm những việc mà nhìn chung, cha mẹ chúng thường cho là "phá hoại". Thế nhưng, "phá hoại" đối với trẻ chính là một kiểu khám phá. Nếu tách rời mọi thứ ra, bạn có thể biết cách lắp lại như cũ.

Một nhà khoa học trưởng thành là một đứa trẻ không bao giờ lớn lên. Những việc mà bọn trẻ thích làm cũng chính là những việc một nhà khoa học trưởng thành làm.

"Khi bọn trẻ mở tủ lạnh, lấy một quả trứng và tung lên tung xuống, việc đầu tiên cha mẹ thường làm là gì? "Đừng có làm thế! Vỡ bây giờ! Cất ngay đi!". Chúng ta thường hét lên như vậy. Khi bọn trẻ vào bếp, bày bừa hết nồi niêu xoong chảo ra, rồi gõ loảng xoảng đinh tai nhức óc.

Cha mẹ thường nói gì đầu tiên? "Đừng có gây ầm ĩ nữa, con làm hỏng hết nồi niêu bây giờ!". Chúng ta quên mất rằng, đó chính là những thí nghiệm tuyệt vời!

Hãy để trẻ có cơ hội khám phá ra rằng khi trứng rơi, nó sẽ… vỡ. Đó là một thí nghiệm vật lý và chuyển thành một thí nghiệm sinh học ngay tức thì khi mà lòng đỏ trứng bắt đầu chảy ra. Hãy chớp lấy cơ hội này để bảo với con bạn: "Lòng đỏ sẽ biến thành gà con đấy. Mà sao cái lòng đỏ dính dính này lại biến thành gà con được nhỉ?!". 

Chà! Đó chính là Sinh học đấy! Đó là thời điểm tuyệt vời để chúng ta khích lệ lũ trẻ "Con hãy tìm hiểu đi!". 

Mà quả trứng đáng giá bao nhiêu tiền? Cùng lắm chỉ là 3 nghìn đồng! Còn khi bạn ngăn lũ trẻ gõ liên hồi vào đám xoong chảo, thì cũng là lúc bạn vừa phá hỏng một thí nghiệm về âm thanh đấy!", Neil deGrasse Tyson phân tích trong bài nói chuyện của mình.

Những câu chuyện như vậy cũng khiến ông không ngừng đặt câu hỏi và cảm thấy kì cục về cách mà những cha mẹ hiện đại đang dạy con, thật kì lạ khi mà "trong những năm đầu đời của trẻ, chúng ta dạy con tập đi và học nói. Và rồi sau đó, trong suốt phần đời còn lại của cuộc đời chúng, chúng ta chỉ muốn chúng ngồi một chỗ và đừng nói gì cả".

Điều mà con cái chúng ta cần nhất trong những năm đầu đời vô cùng đơn giản. Chúng cần "được là trẻ con" – mà thế giới của một đứa trẻ thì đơn giản vô cùng!

 

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022

Hôn nhân là ‘một điều nhịn chín điều lành’

HÔN NHÂN LÀ ‘MỘT ĐIỀU NHỊN CHÍN ĐIỀU LÀNH’

Bất cứ ai có gia đình biết rằng phải có một số kỹ năng để giữ cho lứa đôi qua cơn sóng gió. Nhiều người quyết tâm độc thân khi thấy bạn bè mình lập gia đình và rơi vào tâm trạng chán ngán, không chịu đựng nổi. Nhưng điều đó có đúng không?

“Này Bridget, tại sao lại có rất nhiều phụ nữ chưa lập gia đình ở tuổi 30?” cảnh bữa tiệc tối trong phim Diary of Bridget Jones là rất quen thuộc với bất cứ ai đã từng thấy mình chơ vơ trong một phòng đầy bạn bè đã lập gia đình.

Có thể sẽ là có lý, nói cho cùng, việc ta công khai ràng buộc mình với một người khác cần sự chung thủy và ý nghĩ tích cực, chưa nói đến sự thay đổi cơ bản về lối sống đối với một số người, và dĩ nhiên sinh sống ngày ngày với cùng một người đòi hỏi một mức độ kiên nhẫn nhất định và giao tiếp.

Một nghiên cứu mới đây của Đức, trong đó các nhà nghiên cứu đã xem xét những thay đổi tính cách trong số gần 15.000 người trong một khoảng thời gian bốn năm.

Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng những người đã lập gia đình biểu hiện sự giảm sút về các đặc tính hướng ngoại và giảm về tính sẵn sàng trải nghiệm so với những người khác.

Sự khác biệt này tương đối ít, nhưng tuy nhiên nó có thể cung cấp một số bằng chứng cụ thể để ủng hộ những nghi ngờ về những người độc thân cho rằng những người bạn đã kết hôn của họ không còn vui đùa nhiều như trước đây.

Đối với một số người, hôn nhân có vẻ làm tăng hạnh phúc lâu dài: cụ thể là, những phụ nữ tận tâm và hướng nội hơn và những đàn ông hướng ngoại hơn thể hiện có sự gia tăng kéo dài sự hài lòng với cuộc sống sau hôn nhân, có lẽ là do lối sống mới của những người có gia đình phù hợp với các loại tính cách này, mặc dù điều này chưa được nghiên cứu.

Cuối cùng, ý tưởng phổ biến là những người có nhiều tính cách tương tự thì sẽ dễ kết hôn với nhau ngay từ đầu.

Tựu chung lại, nghiên cứu này cho thấy hôn nhân dẫn đến những thay đổi nhỏ về tính cách. Nhưng ở đây không nói gì về sự thay đổi cá nhân một cách đột ngột mà nó đi theo điều thường xảy ra sau đó: Bé nhỏ xinh xinh.