Thứ Ba, 19 tháng 11, 2024

Thư tình nhà văn Victor Hugo gửi Adele Foucher

 

THƯ TÌNH NHÀ VĂN VICTOR HUGO GỬI

ADELE FOUCHER

Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng người Pháp - Victor Hugo đã viết khá nhiều bức thư tình sướt mướt gửi người phụ nữ ông yêu - Adele Foucher. Dù hai gia đình phản đối nhưng Victor Hugo và Adele Foucher vẫn quyết tâm đến với nhau.

 

Vì tình yêu cách trở, Victor Hugo đã gửi gắm tình yêu nồng nàn của mình qua những bức thư dành cho người yêu dấu. Đây là đoạn trích trong bức thư mà Victor Hugo đã gửi "em yêu" vào năm 1821:

 

“Em thân yêu của anh! Dù lẫn trong đám đông nhưng khi hai tâm hồn đã tìm thấy nhau, sự hòa hợp này sẽ rực cháy, khởi nguồn từ Trái đất và vút bay mãi tận thiên đường. Đó là sự đam mê, là tình yêu đích thực. Tình yêu đó xuất phát từ sâu tận đáy lòng anh, bằng một trái tim chân thành, cùng sự hy sinh cả những điều ngọt ngào nhất.

 

Chính em là người khơi nguồn tình yêu đó trong anh. Tình yêu trong sáng và mãnh liệt của những thiên thần. Anh sẽ nói lại với em một ngàn lần rằng anh rất yêu em, tha thiết yêu em. Nếu em cũng yêu anh, chỉ ít thôi, em cũng sẽ tìm thấy niềm thú vị bởi vì anh sẽ luôn sung sướng khi nói lại mãi những lời này với em”

--------------

 

Adèle Foucher sinh ra ở Paris, là con gái của Pierre Foucher, một người bạn của cha mẹ Victor Hugo. Trong thời gian tán tỉnh của cô, Hugo đã viết khoảng 200 bức thư tình cho Adèle, hầu hết trong số đó đã được xuất bản. Cặp đôi kết hôn theo nghi thức Công giáo vào ngày 12 tháng 10 năm 1822

Adèle chết vì "tắc nghẽn mạch máu não" ở tuổi 64, khi đang ở tại Brussels,

(Nguồn: mtholyoke)



Người lãnh đạo chỉ có kỹ năng lãnh đạo?

 

NGƯỜI LÃNH ĐẠO CHỈ CÓ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO?

 

Ngày nay, chúng ta đề cao khả năng lãnh đạo hơn những kĩ năng khác, đặc biệt là ở các văn phòng tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Penny Bach Evins, Hiệu trưởng trường tư St.Paul’s School for Girls ở Maryland, nói rằng:

“Có vẻ như là các trường Đại học luôn tìm kiếm những người xuất chúng dẫn đầu, còn những người thực thi và những nhà tư tưởng thường không nắm giữ vị trí đó.”

 

Đơn ứng tuyển vào trường Đại học Harvard thường tung hô rằng sứ mệnh của họ là "đào tạo sinh viên trở thành những công dân và hơn cả là những công dân lãnh đạo xã hội.

Còn trường Đại học Yale thì quảng cáo trên trang web của trường rằng trường tìm kiếm “những nhà lãnh đạo thế hệ”; ở Princeton thì “những hoạt động mang tính lãnh đạo” là tiêu chí đứng đầu danh sách tuyển chọn sinh viên tương lai.

 

Thậm chí ở trường Wesleyan, nơi được biết đến về văn hóa nghệ thuật, được phát hiện là họ cũng đánh giá các hồ sơ ứng viên dựa vào khả năng lãnh đạo tiềm ẩn.

 

Có lẽ hệ quả lớn nhất của việc quá tung hô “kĩ năng lãnh đạo” chính là khiến nó tự trở nên méo mó và trống rỗng.

Thứ gọi là “kĩ năng lãnh đạo” hấp dẫn những ai thích vị trí nổi bật trước công chúng, thay vì khao khát được cống hiến và đóng góp các ý kiến.

 

Nó dạy cho sinh viên trở thành một nhà lãnh đạo vì mục đích phụ trách, chứ không phải vì một nguyên do hay ý tưởng mà họ quan tâm sâu sắc.

Sự khác biệt rõ ràng giữa hai dạng trên là dạng thứ hai thuộc về nhóm lãnh đạo tạo ra những bước chuyển mình lớn trong xã hội như Rev. Dr. Martin Luther King Jr. và Gandhi; còn dạng đầu tiên thì – như các bạn thấy đấy – chính là kiểu lãnh đạo ngày nay đây.

 

Nếu điều này có vẻ lý tưởng, hãy thử ngẫm về tình trạng hiện nay xem: các sinh viên tranh đua lên chức lãnh đạo để biến nó thành công cụ đánh bóng lý lịch cá nhân.

Những ngôi trường tinh tú nhất đã quá đề cao tính lãnh đạo có lẽ một phần vì họ nghĩ họ đang chuẩn bị hành trang cho sinh viên bước vào thế giới hội nhập, và khả năng lãnh đạo chính là điều mà các công ty cần.

 

Nhưng trong tâm lý tổ chức, “tính thi hành kỉ luật” đang ngày một được chú ý. Robert Kelley, giáo sư ngành Hành vi quản lý và tổ chức, đã định nghĩa cụm từ này trong một bài báo trên tờ Harvard Business năm 1988.

Ông đã liệt kê ra các phẩm chất ở một người thực thi tốt, như là: khả năng cam kết với “mục đích, nguyên tắc, hoặc người khác”; họ còn “dũng cảm, trung thực, và đáng tin cậy”. Đó là những điều mà quân đội từ lâu đã đào tạo, dạy dỗ các quân lính của mình.

 

Xã hội mà ta đang sống phụ thuộc vào những người tự tạo con đường của riêng họ. Ta thường thấy những kiểu người này ở mọi lĩnh vực: Các bộ môn khoa học, thể thao tennis, múa trượt băng theo đội hình; và trong cả các loại hình nghệ thuật.

 

Nghệ thuật và khoa học đã khiến cuộc sống chúng ta thêm nhiều màu sắc và đáng sống hơn bao giờ hết, nhưng xét về cốt lõi, hai lĩnh vực này không mang tiếng nói gì trong tính lãnh đạo.

 

Nhưng, nếu thay vào đó, chúng ta tìm kiếm một xã hội của những con người biết quan tâm lẫn nhau, sáng tạo, có độ cam kết, và những nhà lãnh đạo cảm thấy được phục vụ cho người khác thay vì là cái nhãn mác, vậy thì chúng ta hãy cùng nhau nỗ lực hơn nữa để đưa xã hội mà ta hằng mong ước này đến gần hơn với tất cả mọi người.  

 

Nytimes

 

 

 

 

 

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2024

Người hiểu chuyện

 

NGƯỜI HIỂU CHUYỆN

 

Hiểu chuyện có thể được hiểu là sự thấu hiểu, cảm thông, đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích cá nhân và luôn nghĩ tốt cho đối phương.

Ví dụ, những đứa trẻ hiểu chuyện sinh ra trong những gia đình khó khăn thường không đòi hỏi việc mình phải mặc quần áo đẹp, được đi du lịch mà gắng làm việc để phụ giúp bố mẹ.

Hoặc sự hiểu chuyện trong tình yêu, cô gái biết chàng trai đang gặp khó khăn trong công việc nên cũng không yêu cầu anh phải mua hoa và quà vào những dịp đặc biệt.

 

Những biểu hiện của một người hiểu chuyện

  • khả năng kiểm soát cảm xúc tốt, không để cảm xúc chi phối hành động.
  • Luôn lắng nghe và thấu hiểu người khác.
  • Có tính tự lập cao, không thích ỉ nại vào người khác.
  • Mạnh mẽ và lạc quan.
  • Luôn nghĩ tốt cho người khác.
  • Thường hy sinh lợi ích cá nhân để tránh xung đột.

Hiểu chuyện là đức tính tốt, thể hiện sự dĩ hòa vi quý và thấu cảm, nhưng quá hiểu chuyện thì không hẳn là như vậy.

Họ luôn nhận phần thiệt về bản thân và dành phần hơn cho người khác. Tâm lý “sợ” làm phiền người khác.

 

Do đó, đôi lúc hiểu chuyện thì thiệt thòi. Dù là một người biết thấu hiểu, nhưng bạn đừng để người khác lợi dụng tính cách tốt này của bạn để lấn át, chèn ép bạn trong cuộc sống.

Đừng để bản thân trở thành người ba phải, gió chiều nào theo chiều ấy.

 

Hãy nhớ rằng, hiểu chuyện không có nghĩa là mù quáng nhượng bộ và nhẫn nhịn một cách vô điều kiện.

Hãy biết đứng lên bảo vệ chính kiến và quyền lợi của mình khi cần thiết bạn nhé.