NGƯỜI LÃNH ĐẠO CHỈ CÓ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO?
Ngày nay, chúng ta đề
cao khả năng lãnh đạo hơn những kĩ năng khác, đặc biệt là ở các văn phòng tuyển
sinh Đại học, Cao đẳng. Penny Bach Evins, Hiệu trưởng trường tư St.Paul’s
School for Girls ở Maryland, nói rằng:
“Có
vẻ như là các trường Đại học luôn tìm kiếm những người xuất chúng dẫn đầu, còn
những người thực thi và những nhà tư tưởng thường không nắm giữ vị trí đó.”
Đơn ứng tuyển vào
trường Đại học Harvard thường tung hô rằng sứ mệnh của họ là "đào tạo sinh viên trở thành những
công dân và hơn cả là những công dân lãnh đạo xã hội”.
Còn trường Đại học
Yale thì quảng cáo trên trang web của trường rằng trường tìm kiếm “những nhà lãnh đạo thế hệ”;
ở Princeton thì “những hoạt
động mang tính lãnh đạo” là tiêu chí đứng đầu danh sách tuyển chọn
sinh viên tương lai.
Thậm chí ở trường
Wesleyan, nơi được biết đến về văn hóa nghệ thuật, được phát hiện là họ cũng
đánh giá các hồ sơ ứng viên dựa vào khả năng lãnh đạo tiềm ẩn.
Có
lẽ hệ quả lớn nhất của việc quá tung hô “kĩ năng lãnh đạo” chính là khiến nó tự trở nên méo mó và trống rỗng.
Thứ gọi là “kĩ năng lãnh đạo” hấp dẫn
những ai thích vị trí nổi bật trước công chúng, thay vì khao khát được cống
hiến và đóng góp các ý kiến.
Nó dạy cho sinh viên
trở thành một nhà lãnh đạo vì mục đích phụ trách, chứ không phải vì một nguyên
do hay ý tưởng mà họ quan tâm sâu sắc.
Sự khác biệt rõ ràng
giữa hai dạng trên là dạng thứ hai thuộc về nhóm lãnh đạo tạo ra những bước
chuyển mình lớn trong xã hội như Rev. Dr. Martin Luther King Jr. và Gandhi; còn
dạng đầu tiên thì – như các bạn thấy đấy – chính là kiểu lãnh đạo ngày nay đây.
Nếu điều này có vẻ lý
tưởng, hãy thử ngẫm về tình trạng hiện nay xem: các sinh viên tranh đua lên
chức lãnh đạo để biến nó thành công cụ đánh bóng lý lịch cá nhân.
Những ngôi trường tinh
tú nhất đã quá đề cao tính lãnh đạo có lẽ một phần vì họ nghĩ họ đang chuẩn bị
hành trang cho sinh viên bước vào thế giới hội nhập, và khả năng lãnh đạo chính
là điều mà các công ty cần.
Nhưng trong tâm lý tổ
chức, “tính thi hành kỉ
luật” đang ngày một được chú ý. Robert Kelley, giáo sư ngành
Hành vi quản lý và tổ chức, đã định nghĩa cụm từ này trong một bài báo trên tờ
Harvard Business năm 1988.
Ông đã liệt kê ra các
phẩm chất ở một người thực thi tốt, như là: khả năng cam kết với “mục đích, nguyên tắc, hoặc người khác”;
họ còn “dũng cảm, trung thực,
và đáng tin cậy”. Đó là những điều mà quân đội từ lâu đã đào tạo,
dạy dỗ các quân lính của mình.
Xã hội mà ta đang sống
phụ thuộc vào những người tự tạo con đường của riêng họ. Ta thường thấy những
kiểu người này ở mọi lĩnh vực: Các bộ môn khoa học, thể thao tennis, múa trượt
băng theo đội hình; và trong cả các loại hình nghệ thuật.
Nghệ thuật và khoa học
đã khiến cuộc sống chúng ta thêm nhiều màu sắc và đáng sống hơn bao giờ hết,
nhưng xét về cốt lõi, hai lĩnh vực này không mang tiếng nói gì trong tính lãnh
đạo.
Nhưng, nếu thay vào
đó, chúng ta tìm kiếm một xã hội của những con người biết quan tâm lẫn nhau,
sáng tạo, có độ cam kết, và những nhà lãnh đạo cảm thấy được phục vụ cho người
khác thay vì là cái nhãn mác, vậy thì chúng ta hãy cùng nhau nỗ lực hơn nữa để
đưa xã hội mà ta hằng mong ước này đến gần hơn với tất cả mọi người.
Nytimes