Thứ Năm, 7 tháng 11, 2024

Bậc Thánh nhân cầu tâm bất cầu Phật

 

BẬC THÁNH NHÂN CẦU TÂM BẤT CẦU PHẬT

 

Chúng ta, ai ai cũng mong muốn đạt được sự thanh thản trong tâm hồn. Người bình thường cầu yên ổn, bậc chân tu cầu thanh tịnh, vô vi. Thế nên, kẻ không tu thì lên chùa bái Phật, còn người tu hành thì tụng niệm kinh thư.

Nhưng thử hỏi, mấy ai tụng kinh niệm Phật có thể đạt đến độ “nhất tâm bất loạn”, trong tâm hoàn toàn là một lòng hướng Phật, không hề truy cầu đến tư lợi?

 

Người ngày nay miệng thì niệm danh Phật, nhưng trong lòng cái gì cũng nghĩ đến, nào là danh lợi, nào là thăng quan tiến chức, nào là phát lộc phát tài, nào là cầu sinh quý tử, nào là mong gặp tình duyên…

Những gì phát ra từ cái miệng đang tụng niệm ấy, e rằng không phải hào quang, mà chỉ là một thứ khí đục đầy rẫy những danh – lợi – tình của kẻ tục tử phàm phu.

 

Nhà văn Bạch Lạc Mai có một câu rất nổi tiếng rằng, “hồng trần và cõi Phật chỉ cách nhau một ngưỡng cửa mà thôi, trong cửa là lòng thiền mây nước, ngoài cửa là sóng đục cuộn trào”.

 

Lục Tổ Đàn Kinh viết: Muốn được tịnh thổ thì phải tịnh tâm mình, tâm mình tịnh rồi đó mới là tịnh thổ. Chỉ khi tâm bình hoà tĩnh lặng, mới có thể quét sạch gió mây vần vũ, mới có thể thoát khỏi cái long đong chìm nổi của thế gian.

Như đoá sen tinh khôi dẫu mọc lên từ bùn mà không hề nhiễm bẩn, bởi mọi bụi bặm thế gian đã được gạn lọc đi rồi, thế nên hoa kia mới có thể rực sáng dưới ánh mặt trời.

 

Con người cũng vậy, hãy để cho lòng này là chiếc gương sáng không vướng bụi trần ai…

 

ST

Lợi hại của xông hơi, massage

 

LỢI HẠI CỦA XÔNG HƠI, MASSAGE

Trong đời sống thường nhật, thói quen ăn no, uống say rồi đi xông hơi massaga hoặc quá lạm dụng tắm thuốc, để giảm béo đểu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Dưới đây là cuộc trao đổi với GS.TS Dương Trọng Hiếu (Viện Y học cổ truyền) và TS Phạm Thúc Hạnh - Phó trưởng bộ môn châm cứu, Khoa Y học cổ truyền, trường Đại học Y Hà Nội về vấn đề này.

- PV: Phải chăng ai cũng có thể xông hơi, massaga để thư giãn và trị bệnh?

- GS.TS Dương Trọng Hiếu: Theo quan niệm của Đông y thì những người mạch cứng, nhanh, thay đổi tư thế dễ choáng, đại tiện ra máu, ho ra máu, lở ngứa ngoài da (huyết nhiệt), phụ nữ đang có kinh nguyệt, có thai, người ốm yếu, gầy gò... thì không được xông hơi.

Tuyệt đối không được xông hơi cho trẻ dưới 7 tuổi. Bởi cơ thể trẻ chứa rất nhiều nước và rất cần nước để phát triển, xông hơi làm mất nước, điều đó không có lợi, thậm chí nguy hại cho trẻ.

- TS Phạm Thúc Hạnh: Những người đang bị cao huyết áp, tim mạch đều phải tránh những kích thích đột ngột. Xông hơi, làm nóng cơ thể, gây giãn mạch, kích thích tim mạch hoạt động nhiều hơn nên sẽ nguy hiểm. Những người bị bệnh thận, gầy gò, sốt cao, ra huyết là những người bị thiếu nước, cần phải bổ sung nước vì vậy, xông hơi sẽ làm mất thêm nước... với trẻ dưới 15 tuổi, chỉ xông hơi, mát xa khi có chỉ định của bác sĩ.

- PV: Một số người, sau khi uống rượu, vận động căng thẳng như lao động nặng, đá bóng... là đi tắm hơi. Điều này có tốt cho sức khỏe?

- GS.TS Dương Trọng Hiếu: Tắm hơi trong phòng kín và rất nóng sẽ gây kích thích đến tim mạch. Sau khi uống nhiều rượu, chất alcahol có trong rượu sẽ gây loạn tim mạch. Khi xông hơi sẽ bị kích thích gây loạn hơn và điều đó cực kỳ nguy hiểm, thậm chí đã có người bị chết ngay trong phòng xông.

- TS Phạm Thúc Hạnh: Sau lao động, luyện tập nặng không nên tắm tức thì mà nên có sự nghỉ ngơi để cơ thể trở lại trạng thái bình thường. Nghỉ ngơi có thể là vài ba chục phút hoặc một vài tiếng tùy tính chất của công việc để tránh gây xáo trộn.

Khi cơ thể vận động nhiều, đang ra nhiều mồ hôi tức là tỏa nhiệt nhiều cần bù nước, nếu tiếp tục xông hơi tỏa nhiệt sẽ làm cơ thể thiếu nước. Sau lao động, vận động, cơ thể đang nóng, gặp nước lạnh bất ngờ gây co giảm mạch đột ngột, sinh cảm mạo, đột quỵ.

- PV: Hiện nay, việc tắm thuốc, xông hơi để giảm béo được chị em cũng thấy rõ về sự nhẹ nhàng sau mỗi buổi thực hiện như vậy. Phải chăng xông hơi liên tục sẽ giảm được từ 2-5kg?

- GS.TS Dương Trọng Hiếu: Xông hơi thực chất là dùng thuốc đun lên để lấy hơi thuốc cho người ta hít thở và làm nóng cơ thể giúp ra mồ hôi thật nhiều để thải độc tố. Hơi thuốc đã giúp cho cơ thể thoải mái, cộng với sự mất nước do ra mồ hôi khiến cơ thể trở nên nhẹ nhõm.

Thực chất xông hơi không thể làm tiêu được mỡ nên không thể được coi là phương pháp giảm béo. Nếu qúa lạm dụng xông hơi, cơ thể mất nước nhanh và nhiều, sẽ gây rối loạn chuyển hóa.

Cấc chất đạm, đường, mỡ... khi chuyển hóa sẽ trở thành chất gây độc cho cơ thể. Chẳng hạn như với chuyển hóa đường C6H12O6. Khi phân hủy bình thường, đường cho ta ATP + Co2 + H2O. Co2 + H20 sẽ thải ra qua đường hô hấp.

ATP là năng lượng cho cơ thể hoạt động. Khi rối loạn chuyển hóa đường sẽ không sinh ra ATP mà sinh ra AMP hoặc ADP - đây là 2 chất độc gây ra dị ứng, hen suyễn.

- GS.TS Phạm Thúc Hạnh: Xông hơi chỉ làm mất nước chứ không giảm béo. Giảm béo được một phần chính là nhờ massage. Massaga chính là bắt cơ thể vận động và giúp tiêu hao mỡ.

Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, còn muốn giảm béo phải kết hợp cả ăn uống và tập luyện.

Tuyệt đối không được xông hơi liên tục. Nếu xông hơi liên tục cơ thể mất nước nhiều dương khí (năng lượng), bên cạnh đó còn có thể ảnh hưởng đến tim mạch. Nhu cầu cấp thiết lắm thì 3 ngày mới nên xông một lần.

- PV: Có một thực tế là, tại các điểm xông hơi, massaga người ta đều thực hiện xông xong rồi tắm ngay (bằng nước nóng hoặc lạnh) trước massage, điều này có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

- GS.TS Dương Trọng Hiếu: Cần phải tắm vệ sinh cơ thể trước, sau đó xông hơi nóng rồi lau lại bằng khăn khô sạch trước khi massage thì mới đúng. Nếu xông hơi nóng thì ít cũng phải 6 tiếng sau mới được tắm.

- TS Phạm Thúc Hạnh: Sau khi xông hơi tuyệt đối không được tắm lại dù là nước ấm hay nước lạnh. Bởi các lỗ chân lông vừa được xong hơi nóng đang nở ra sẽ hút nước. Việc tắm lại làm cho các lỗ chân lông co bít, giữ nước, gây ứ trệ, máu huyết giảm lưu thông, khiến đau nhức cơ thể và có thể bị cảm nhiễm, đặc biệt là tạng phổi và tiêu hóa kém...

- PV: Có cách nào để giảm thiểu những rủi ro khi xông hơi, massage?

- GS.TS Dương Trọng Hiếu: Nên có khám bệnh định kỳ để biết về bệnh tật và từ đó biết được nên hoạt động gì, ăn gì, kiêng gì. Cơ thể quá mệt yếu, bị bệnh tim mạch, huyết áp, thận hay gầy yếu... thì đừng đi xông hơi.

Trong lúc xông hơi cảm thấy choáng váng, khó chịu, tức thở, đau ngực thì phải ngừng và gọi bác sĩ ngay.

- TS Phạm Thúc Hạnh: Trong lúc massage không nên để các kỹ thuật viên đứng lên trên và dùng gót hay các đầu ngón chân để đạp, ấn toàn lực trên các đốt sống lưng, thắt lưng, cổ vì có thể làm sai khớp, trượt khớp. Những người có bệnh thoát vị đĩa đệm, lao xương cột sống, ung thư xương... sẽ rất nguy hiểm.

Theo ANTĐ năm 2006

 

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2024

Kiếp nhân sinh ý nghĩa ở chỗ buông bỏ

 

KIẾP NHÂN SINH Ý NGHĨA Ở CHỖ BUÔNG BỎ

 

Kiếp nhân sinh ý nghĩa không nằm ở việc đạt được, mà ở chỗ buông bỏ

Thượng thiện như nước, biết nghe lời phải, đời người được như nước, tùy duyên mà yên ổn.

Đời người chớp mắt qua đi như giấc mộng, tuy nhiên mộng trong mộng lại có kẻ tỉnh người say, người hiểu đạo lý thì mộng lành nhẹ bước, kẻ u mê cất bước khó thành.

Làm người nên giống như nước vậy, trong cái mềm yếu lại có sự cứng rắn, tĩnh lặng, tấm lòng và khí độ to lớn có thể bao dung che chở cho muôn vật.

 

Người ta nói, nhân sinh là giấc mộng dài, trăm năm qua đi tựa như chớp mắt và trần gian chỉ là quán trọ ven đường chẳng được lâu bền. Phật gia cho rằng, cõi người chỉ là một chặng nghỉ chân rất nhỏ, rất nhỏ của quãng luân hồi đời đời kiếp kiếp qua đằng đẵng tháng năm.

 

Thân người hôm nay đắc được, ngày mai chắc gì đã giữ bền lâu? Thế nên, Phật gia cũng khuyên người ta chớ nên chấp nhất, ôm giữ bất cứ điều gì trong cõi trần ai. Tất cả đều là ảo mộng, là bong bóng, sẽ vỡ tan một khi người ta nhắm mắt xuôi tay. Học cách buông bỏ chính là tận hưởng cuộc đời này một cách trọn vẹn nhất.