Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2024

Học cách ngủ của cổ nhân Tư thế đúng, phương hướng chuẩn

 

HỌC CACH NGỦ CỦA CỔ NHÂN TU THẾ ĐÚNG, PHƯƠNG HƯỚNG CHUẨN

“Đạo dưỡng sinh đặt giấc ngủ ở vị trí cao nhất, người và động vật chỉ có ngủ mới lớn lên, bởi nó giúp Tỳ Vị tiêu hóa thức ăn, đây là thứ bổ nhất trong dưỡng sinh.

Tư thế ngủ 

Khổng Tử dạy rằng nằm ngửa là tư thế của tử thi. Tư thế lý tưởng của con người là nằm cong như cánh cung để các khớp xương được thư giãn.

Nằm nghiêng một bên khi ngủ cũng quan trọng như việc duy trì tư thế ngay thẳng trong ngày.

Người cổ đại xưa rất chú ý tới tư thế ngủ. Phật giáo quy định ngủ nên nằm nghiêng bên phải, tên của nó là “giấc ngủ may mắn”, cũng có tính khoa học đạo lý, bởi vì trái tim con người nằm ở phía bên trái, nếu nằm nghiêng bên trái, có thể gây áp lực lên trái tim.

Hướng ngủ

Người bình thường, mùa xuân và hè khi ngủ nên quay đầu về hướng đông, thu và đông nên quay về hướng tây. Tức là quay về hướng đông khi ngủ vào xuân và hạ để đón nhận dương khí, quay về phía tây vào mùa thu và đông để ổn định âm khí.

Người nào đang gặp rắc rối hoặc cần bổ sung dương khí, chỉ cần duy trì tư thế quay đầu về phía đông khi ngủ. Đây là phương pháp ngủ dưỡng sinh hiệu quả.

Phương pháp ngủ 

Phương pháp ngủ đã được nghiên cứu và thảo luận từ thời cổ đại là điều cần trước tiên:

Ý niệm cần dẫn động đầu tiên, sau đó dùng mũi hít thở nhẹ nhàng đếm số lần, và từ từ thu khí về trong đan điền.

Lặp lại nhiều lần như vậy cho tới khi tâm thái nhẹ nhàng và dần dần đi vào giấc mộng.

mặc kệ tâm trạng tư tưởng suy nghĩ tới nơi xa xăm, vô định thậm chí tới quên bản thân mình đang ở đâu, cũng có thể dần dần đi vào giấc ngủ.

Cả hai phương pháp đều không được quá gấp gáp, vội vàng. Điều quan trọng nhất cần tĩnh tâm, thả lỏng và buông bỏ hết những phiền muộn xung quanh. 

ST

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2024

Cẩn thận tập luyện thể chất cường độ cao

 

CẨN THẬN TẬP LUYỆN THỂ CHẤT CƯỜNG ĐỘ CAO

Mặc dù tập thể dục nhẹ nhàng, vừa phải hầu như luôn có lợi cho quá trình tiêu hóa, nhưng chúng ta cần phải cẩn trọng khi tập luyện với cường độ cao.

Djalal giải thích: “Lưu lượng máu dọc theo toàn bộ đường ruột tăng lên để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa.

Khi ta tập thể dục, máu bơm đến các bộ phận khác như cơ bắp, phổi và trái tim để cung cấp năng lượng và oxy cho những cơ quan đó ít hơn.

Về cơ bản, hệ tiêu hóa, cơ bắp và hệ thống hô hấp bắt đầu tranh giành lưu lượng máu.”

Khi ta hoạt động thể chất ở mức vừa phải, lưu lượng máu trong cơ thể được phân phối đều cho các hệ thống khác nhau, cho phép tất cả các hệ thống có thể hoạt động hiệu quả cùng một lúc.

Tuy nhiên, khi phải tập luyện với cường độ cao hơn, cơ bắp, phổi và tim sẽ cần sử dụng nhiều máu hơn để duy trì hoạt động, nên lượng máu còn lại cho hệ tiêu hóa sẽ bị ít đi.

Điều này khiến cơ thể khó tiêu hóa thức ăn trong quá trình tập luyện.

Khi tập thể dục ở cường độ cao, cơ thể sẽ sử dụng nhiều oxy hơn để tạo ra năng lượng, hay còn gọi là ATP.

Quá trình này cũng tạo ra các phụ chất như ion lactate ion hydro. Khi tập thể dục nhẹ nhàng vừa phải, cơ thể có thể dễ dàng loại bỏ những phụ chất này trước khi chúng gây ra bất kỳ vấn đề gì.

Nhưng khi tăng cường độ tập luyện, đôi khi cơ thể không theo kịp, và hệ tiêu hóa sẽ cố gắng loại bỏ các chất này ra khỏi cơ thể bằng cách gây ra cảm giác buồn nôn.

Đó là lý do chúng ta có thể thấy ai đó nôn mửa ngay sau một cuộc đua nước rút rất ngắn nhưng rất căng thẳng, hoặc ta có thể cảm thấy buồn nôn, mắc ói sau một buổi tập gắng sức.

Nguồn: “How exercise can help—or hurt—your digestion”