Thứ Hai, 7 tháng 10, 2024

Bạn thực sự đã biết học đúng cách?

 

BẠN THỰC SỰ ĐÃ BIẾT HỌC ĐÚNG CÁCH?

Học viên có thể sử dụng những phương pháp này để làm chủ kiến thức trong nhiều môn học, và thành tích học tập của họ sẽ được cải thiện theo mọi tiêu chuẩn đánh giá. Các phương pháp học tập tốt nhất cũng sẽ có tác dụng lâu dài trong việc nâng cao kiến thức và hiểu biết cho người học.

 

HAI PHƯƠNG PHÁP VÀNG

 

1. Phương pháp tự kiểm tra (Self-testing):

 

Tự kiểm tra là việc người học tự thực hành để kiểm tra chính mình, ở bên ngoài lớp học. Mặc dù hầu hết học sinh đều muốn làm kiểm tra ít chừng nào tốt chừng ấy, hàng trăm thí nghiệm cho thấy rằng tự kiểm tra giúp cải thiện việc học và giúp ghi nhớ được lâu.

 

Trong một nghiên cứu, các sinh viên đại học được yêu cầu ghi nhớ các cặp từ, một nửa trong số đó sau đó được tham gia một bài kiểm tra khả năng nhớ lại.

Một tuần sau, các sinh viên này nhớ được 35% các cặp từ trong bài kiểm tra, so với chỉ có 4% đối với những sinh viên không tham gia kiểm tra.

 

Trong một thí nghiệm khác, các sinh viên đại học được tiếp xúc với một bản dịch từ tiếng Swahili sang tiếng Anh. Tiếp theo, họ dùng phương pháp tự kiểm tra để học một phần văn bản, phần văn bản còn lại chỉ được họ đọc lại.

Sinh viên nhớ lại được 80% trong phần mà họ đã học bằng cách tự kiểm tra nhiều lần, so với chỉ có 36% cho phần mà họ chỉ đọc lại.

 

Giả thuyết của chúng tôi là việc tự kiểm tra thực hành sẽ giúp tạo nên quá trình tìm kiếm trong não bộ liên quan đến khả năng ghi nhớ dài hạn để kích hoạt các thông tin liên quan, qua đó hình thành nhiều lối mòn ghi nhớ, giúp truy cập thông tin dễ dàng hơn.

Bất cứ ai từ trẻ mẫu giáo đến sinh viên y khoa năm thứ tư cho đến người có tuổi trung niên đều được lợi khi sử dụng phương pháp tự kiểm tra này. Nó có thể áp dụng được cho tất cả các loại thông tin không trừu tượng, bao gồm việc học ngữ vựng, lập danh sách chính tả, và ghi nhớ các bộ phận của hoa. Thậm chí nó còn cải thiện được khả năng nhớ lâu cho những người bị bệnh Alzheimer.

Phương pháp tự kiểm tra cũng hoạt động tốt ngay cả khi thể thức của các bài kiểm tra khi thực hành khác với các bài kiểm tra chính thức. Tác dụng có lợi của phương pháp này có thể kéo dài từ nhiều tháng cho đến nhiều năm.

 

2. Phương pháp phân bố thời gian ôn tập (Distributed Practice)

 

Học sinh thường tập trung học nhồi ngay trước khi có bài thi hoặc kiểm tra. Kết quả khảo sát một nhóm học sinh đã ôn trong các phiên liên tiếp nhau, một nhóm ôn các phiên cách ngày và một phần ba số học sinh còn lại đã ôn các phiên cách nhau 30 ngày.

 

Các học sinh trong nhóm cuối nhớ bản dịch tốt nhất. Trong một phân tích 254 nghiên cứu được thực hiện liên quan đến hơn 14.000 người tham gia, sinh viên nhớ lại được nhiều hơn khi phân bổ thời gian học cách quãng (nhớ được 47% của toàn bộ) so với việc học dồn (nhớ được 37%).

Phương pháp này giúp ích được cho cả trẻ ba tuổi, lẫn sinh viên đại học và cả người lớn tuổi hơn. Việc phân phối thời gian học hợp lý có hiệu quả cao cho việc học ngữ vựng, học định nghĩa của từ, và thậm chí cả việc học các kỹ năng như toán học, âm nhạc và phẫu thuật.

Mặc dù sách giáo khoa thường gộp các bài tập lại với nhau theo chủ đề, bạn có thể ngắt chúng ra theo cách của mình. Bạn sẽ phải lên kế hoạch trước, và phải vượt qua được trở ngại chung của người học là xu hướng hay trì hoãn việc ôn bài.

Trong một nghiên cứu, khoảng cách 30 ngày cải thiện kết quả nhiều hơn so với việc ôn bài vất vả cách ngày.

Để nhớ một điều gì đó trong một tuần, các phiên học ôn nên cách nhau từ 12 đến 24 giờ đồng hồ. Để nhớ một điều gì đó trong năm năm, các phiên học nên cách nhau từ 6 đến 12 tháng.

Mặc dù không có vẻ gì là như thế, nhưng thực sự là bạn có thể ghi nhớ được thông tin ngay cả trong những khoảng thời gian dài, và bạn có thể học lại một cách nhanh chóng những gì bạn đã quên.

Khoảng cách dài giữa các lần ôn bài là lý tưởng để nhớ được các khái niệm cơ bản làm cơ sở cho kiến thức nâng cao.

 

Việc phân phối thời gian học ôn hợp lý sẽ có hiệu quả cho người học ở nhiều độ tuổi khác nhau trong việc học tập ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó rất dễ thực hiện và đã được sử dụng thành công trong thực tiễn.

 

Bài học rút ra

Những phương pháp học tập này không phải phương thuốc chữa bá bệnh. Chúng chỉ đem lại lợi ích cho những người học có mục tiêu, và có khả năng sử dụng chúng. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng người học sẽ thu được nhiều ích lợi trong hoạt động trên lớp, trong các bài kiểm tra, và trong suốt cuộc đời họ.

 

Bài viết này (Psychologists Identify the Best Ways to Study) đăng trên Scientific American số 29 tháng 8, 2013

Tác giả: John Dunlosky, Katherine A. Rawson, Elizabeth J. Marsh, Mitchell J. Nathan và Daniel T. Willingham.

 

 

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2024

Sương và Nắng - Puskin

 

SƯƠNG VÀ NẮNG - Puskin (bản rút gọn)

Em là sương, sương chỉ tan trong nắng

Nắng vô cùng, nắng chỉ đọng trong sương

Từ mênh mông tia nắng rất bình thường

Gặp sương sớm bỗng ngời lên lóng lánh

Nếu vì nắng mà lòng sương bớt lạnh

Thì vì sương mà nắng bớt long lanh

Từ trong suốt mà làm nên tha thiết

Mang nửa trời từ kỉ niệm xa xăm.

Anh là nắng với sắc màu bất diệt

Đọng trong lòng hạt sương nhỏ long lanh

Em cần anh như biển xanh cần sóng

Có mặt biển nào phẳng lặng đâu anh?

Em là sương, sương chỉ tan trong nắng

Nắng vô cùng, nắng chỉ đọng trong sương

Em yêu anh bởi vì anh là nắng

Có giọt sương nào thiếu nắng lại long lanh.

Bài thơ "Sương và Nắng" của Puskin thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa tình cảm và sự sống.

Trong bài thơ, hình ảnh sương và nắng tượng trưng cho sự kết nối sâu sắc giữa hai con người, ví dụ như "Em cần anh như biển xanh cần sóng," cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau trong tình yêu.

Em được hình dung là sương, một hình ảnh nhẹ nhàng, nhạy cảm, chỉ có thể tan đi khi không còn ánh nắng, trong khi anh tượng trưng cho ánh nắng, mạnh mẽ và tràn đầy sức sống.

"Dẫu chẳng hình hài nắng vẫn đọng lại trong sương," cho thấy dù không thể hiện rõ ràng, nhưng tình yêu vẫn hiện hữu và tỏa sáng trong cuộc sống.

Những hình ảnh này không chỉ mang tính chất lãng mạn mà còn phản ánh quy luật tự nhiên, khi nắng có thể làm sương tan biến, nhưng đồng thời cũng tạo ra vẻ đẹp lấp lánh, hình thành nên một sự sống động trong mối quan hệ thấm đẩm sống và yêu.

Làm sao để bảo vệ tổ ấm

 

LÀM SAO ĐỂ BẢO VỆ TỔ ẤM

Khi bước qua giai đoạn đầu ngọt ngào của tình yêu, các cặp đôi bắt đầu phải đối diện với những biến cố. Trong đó, tiền bạc chính là một trong những ngưỡng cửa cực kỳ quan trọng. Nó có thể khiến bạn hạnh phúc nhưng cũng có thể khiến vợ chồng phải ly tán.

Tiền bạc luôn là vấn đề nhạy cảm và dễ gây bất hòa. Tranh cãi về tiền bạc cũng đi kèm nhiều cảm xúc, từ đố kỵ, sợ hãi đến xấu hổ.

Một khảo sát chỉ ra 64% các cặp vợ chồng không tương thích về tài chính, thường xuyên mâu thuẫn trong chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư.

 

45% người đã kết hôn trong khảo sát của công ty công nghệ tài chính Bread Financial thừa nhận từng vấp phải vấn đề này. Còn trong khảo sát gần đây về "Couples & Money" của Fidelity Investments, 1/5 số cặp vợ chồng nói rằng tiền bạc là thách thức lớn nhất trong mối quan hệ của họ.

 

Hậu quả, từ những xích mích có thể khiến một số người nảy sinh hành động không minh bạch như che giấu việc mua hàng với bạn đời và có quỹ đen, khái niệm được gọi là "ngoại tình tài chính".

Thậm chí, kể cả khi không tạo ra gian lận thì bất hòa trong tiền bạc cũng vẫn có thể dẫn tới căng thẳng trong các mối quan hệ, khiến các cặp đôi tranh cãi, thậm chí ly hôn.

 

Để giải quyết các tranh cãi liên quan đến tiền bạc, các chuyên gia tâm lý khuyên mỗi đôi vợ chồng hãy nhìn vào những cảm xúc đằng sau đó để hiểu bản thân và hiểu nhau hơn, từ đó đưa ra cách giải quết phù hợp.

 

Những cặp đôi mới cưới

Thế hệ Gen Z và Millennials là nhóm dễ xảy ra tranh cãi với bạn đời về tài chính hơn các cặp vợ chồng lớn tuổi. Để giải quyết vấn đề, bạn hãy bắt đầu với câu hỏi đơn giản về cách đối phương quản lý tài chính trước khi đến với nhau.

Lawrence Sprung, chuyên gia kế hoạch tài chính ở New York (Mỹ), người đồng sáng lập và cố vấn tài sản tại Mitlin Financial, nói rằng có những câu hỏi đơn giản sẽ tiết lộ nhiều về cách chi tiêu tiền trong tương lai.

 

Cặp đôi kết hôn lâu năm

Theo Cục điều tra dân số Mỹ, khoảng 20% phụ nữ chọn kết thúc cuộc hôn nhân sau 10 năm. Lý do phổ biến là theo thời gian, các cặp đôi ít cởi mở về tiền bạc. Nhưng để hôn nhân bền vững, cả hai cần bàn bạc các vấn đề dưới đây.

 

Xem xét lại ngân sách gia đình: Việc cần làm là dành thời gian để quan sát tổng thể về tài chính, ít nhất mỗi năm một lần, để hoạch định chi tiêu phù hợp.

 

Megan Ford, chuyên gia tài chính có trụ sở tại Athens, Georgia khuyên nên cặp đôi nên phác thảo các khoản chi phí chung, mỗi đối tác cần đóng góp bao nhiêu các khoản chi phí đó.

 "Việc chia 50/50 không phải lúc nào cũng dễ dàng nếu thu nhập không đồng đều hoặc một trong hai không làm việc. Đó là lý do bỏ tiền mặt vào các quỹ khẩn cấp là cấp thiết", Megan nói.

Theo Thể thao văn hóa