Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2024

Cha mẹ làm đúng 3 điều này, con cái khó mà không tài giỏi

 

CHA MẸ LÀM ĐÚNG 3 ĐIỀU NÀY, CON CÁI KHÓ MÀ KHÔNG TÀI GIỎI

 

Con trẻ thiết lập kết nối ban đầu với thế giới thông qua cha mẹ của mình. Một đứa trẻ trong tương lai có trở nên tài giỏi và hạnh phúc hay không phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh và phẩm cách của cha mẹ.

Vậy, là cha mẹ, bạn phải hết sức coi trọng sự ảnh hưởng của mình đối với con cái. Nhiều người có thể hiểu điều này. Vậy dưới đây là điều cần lưu ý.

 

1. Tương tác bình đẳng với nhau

 

Trên thực tế, đối với nhiều bậc cha mẹ, họ luôn có khoảng cách với con cái bởi sự chênh lệch về tuổi tác, địa vị. Trong nhiều gia đình, con cái gần như tuân theo vô điều kiện mọi gợi ý của cha mẹ trong suốt quá trình lớn lên, thậm chí phát triển theo con đường mà cha mẹ đã vạch ra.

Giữa cha mẹ và con cái vì vậy thiếu đi sự gần gũi, lắng nghe và vô hình trung đẩy quan hệ hai bên vào tình thế đối đầu, đưa các con vào vị thế bị quản lý. 

Con cái là những cá thể riêng và độc lập. Tình yêu thương thực thụ mà cha mẹ dành cho con cái không thể tách rời sự tôn trọng.

 

Quan điểm đầu tiên về giáo dục gia đình là sự tương tác giữa các thế hệ phải bình đẳng. Không có tình trạng cha mẹ áp đặt hoàn toàn con cái.

 

2. Một hình mẫu thực tế

 

Trong tâm lý học xã hội, nhiều học giả định nghĩa cha mẹ là "những người thầy đầu tiên của con cái", bởi vì những đứa nhỏ còn trẻ và thiếu kinh nghiệm. Nhiều việc chúng không thể tự mình làm được, vì vậy cha mẹ là tấm gương để con bắt chước và học hỏi. Muốn con thành công, cha mẹ phải là hình mẫu tích cực về tinh thần học hỏi.

 

Khi cha mẹ làm hết sức mình trong trong công việc. Điều này cũng giúp trẻ nhận ra rằng công việc là thứ có thể kích thích sở thích cá nhân và tiềm năng trong cuộc sống của con người nhiều nhất.

 

Gia đình duy trì lối sống giản dị và tiết kiệm. Để cho trẻ tự đi bộ đến trường và học trường công lập như các bạn bè cùng trang lứa, tập cho trẻ cách hòa đồng với bạn bè.

 

Cha mẹ hàng ngày trau dồi kiến thức qua sách vở và các phương tiện khác. Tạo cho trẻ thói quen học hỏi mọi lúc mọi nơi.

 

Luôn tạo được sự tin cậy ở các con bằng cách luôn đã nói là làm, đã hứa là thực hiện.

 

3. Môi trường sống ổn định

 

Tâm lý của trẻ vị thành niên thường hay thay đổi nên môi trường xung quanh càng ổn định thì sự phát triển sẽ càng thuận lợi.

Cần lưu ý rằng môi trường được đề cập ở đây không chỉ đề cập đến ở cấp độ vật chất, mà còn là môi trường về trạng thái tinh thần. Đây cũng là điều rất quan trọng đối với quá trình trưởng thành của trẻ. 

 

Các nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng việc tạo cho trẻ một môi trường ấm áp và ổn định về mặt cảm xúc có thể khiến trẻ chấp nhận sự dạy dỗ của cha mẹ hơn.

 

Ở góc độ tâm lý, hình ảnh người mẹ sẽ tác động rất lớn đến tâm lý của trẻ vị thành niên. Những gì mẹ của một đứa trẻ làm có thể quyết định phần lớn loại tính cách và đặc điểm mà trẻ phát triển sau này.

 

ST

10 cách phát hiện “Anh chàng nói dối”

 

10 CÁCH PHÁT HIỆN “ANH CHÀNG NÓI DỐI”

 

“Giác quan thứ sáu” của người phụ nữ, trong hầu hết các trường hợp, luôn mách bảo đúng. Song nếu bạn vẫn lo rằng mình có thể nghi ngờ anh ấy vô lý, hãy “đo lòng chàng” dựa trên các dấu hiệu đưa ra bởi ý kiến chuyên gia:

1. Bs. Tâm lý J.Cilona ở Manhattan: “Người nói dối chuyên nghiệp thường sẽ có phản ứng rất nhanh và trơn tru. Anh ta biết cách hướng trung tâm của cuộc đối thoại quay trở lại phía bạn hoặc khơi gợi ở bạn một trạng thái cảm xúc nào đó, để bạn không còn để tâm đến anh ta và những lời nói dối”.

Đa số những người khác khi nói dối sẽ tỏ ra lóng ngóng đôi chút hoặc hơi bối rối. Dấu hiệu này cho thấy họ không phải người biết nói dối “tinh vi” và chỉ làm vậy khi không còn lựa chọn nào khác.

2. Bạn cũng có thể nhận biết một người đang nói dối qua quan sát cách anh ta cười. Những nụ cười gượng ép rất dễ phát hiện, bởi nó liên quan đến các cơ xung quanh miệng. Khi một người cười thực sự, các cơ vùng quanh miệng cử động nhiều hơn. Những “vết chân chim” nơi khóe mắt cũng là dấu hiệu của một nụ cười không giả dối.

3. Các bộ phận khác trên cơ thể có thể “xi-nhan” cho bạn biết người đối diện đang nói thật hay nói dối. Nếu cánh tay, bàn tay hoặc chân họ giữ cứng nhắc, nép sát người, thiếu tự nhiên thì nhiều khả năng họ đang nói dối.

Tay họ có thể vuốt hoặc gãi lên mặt, mũi hoặc sau tai, chỉ thiếu mỗi nước chưa đưa lên ôm ngực giữ lấy trái tim đang đập thình thịch. Hẳn nhiên, họ không thể làm vậy.

4. Daylle Deanna Schwartz, tác giả cuốn “Nice girls can finish first” lưu ý rằng, đàn ông đôi khi nói dối là do áp lực từ người phụ nữ của họ.

Nếu bạn ích kỷ thái quá, thích chiếm hữu hoặc đề ra “kỷ luật” khi chàng không đồng tình với bạn, nhiều khả năng chàng sẽ nói dối để tránh những tình huống khó chịu, mệt mỏi cho hai người.

5. Một cách khá thú vị là bạn hãy thử làm một thám tử nghiệp dư. Không phải theo dõi chàng, mà là nghĩ về toàn bộ những gì chàng đã nói với bạn và lắp ráp chúng lại với nhau.

Rất nhiều người nói dối giỏi bịa ra những câu chuyện, và họ tin rằng chúng cực kỳ “kịch tính”. Nhưng cuối cùng, các tình tiết trong chuyện nhiều khi không khớp nhập với nhau.

6. Người đang nói dối thường có lúc đột ngột thay đổi chủ đề câu chuyện, đó là cách để “đánh lạc hướng”, làm người đối diện mất tập trung. Họ cũng tỏ ra khá đề phòng và giọng điệu thường không “khớp” với chuyển động cơ thể.

7. Hãy chú ý đến cả câu trả lời và ngôn ngữ cử chỉ của người ấy nữa, nhiều khi bạn có thể phát hiện ra vài dấu hiệu lờ mờ. Có nghiên cứu còn cho thấy rằng chúng ta có thể ngửi thấy mùi sợ hãi từ mồ hôi của những người khác. Loại dấu hiệu này thường ít được để ý và bị “đánh đồng” với cái gọi là cảm giác hay trực giác.

Song hãy coi chúng như một trong những lý do quan trọng nhất để bạn bắt đầu lo lắng.

8. Cách lựa chọn ngôn ngữ cũng là một yếu tố cần chú ý. Nếu người ấy nhắc lại chính xác từng lời bạn nói trong khi trả lời câu hỏi của bạn hoặc tránh trả lời bằng câu trực tiếp, có thể họ không nói thật đâu.

9. Trả lời theo cách cáu kỉnh hoặc châm biếm cũng là dấu hiệu cho thấy chàng đang cố tình lảng tránh vấn đề.

10. Im lặng quả đúng là vàng. Các chuyên gia khuyên bạn nên đưa im lặng vào cuộc đối thoại, để có cơ hội quan sát phản ứng của đối phương. Người đang nói dối sẽ cảm thấy rất không thoải mái, thậm chí căng thẳng khi cuộc nói chuyện bỗng dưng bị dừng.

ST

 

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2024

Thắng một cuộc tranh cãi nhưng thua một cuộc tình

 

THẮNG MỘT CUỘC TRANH CÃI NHƯNG THUA MỘT CUỘC TÌNH

"Khi phụ nữ rơi nước mắt thì dù đúng hay sai, người có lỗi cũng chính là đàn ông?" Nhiều người đàn ông rõ ràng khi bình thường tốt là rất tốt, nhưng khi mâu thuẫn, cãi vã với người phụ nữ của mình thì họ lúc nào cũng phải nhấn mạnh vấn đề lên rồi phân rõ ai là người thắng, ai là người thua.

Đàn ông lúc nào cho rằng phụ nữ vô lý, sai thì phải nhận, đúng phải tranh phần. Thế nhưng có phải là vì giận quá nên đàn ông các anh lại không biết rằng phụ nữ ấy, họ vốn chẳng bao giờ muốn hay là cần đàn ông phải nhận thay thay cô ấy. Cũng chẳng cần anh nói mấy câu như: ''Thôi được rồi, cho là em thắng đấy, được chưa?''

Phụ nữ họ tủi thân khi nghe câu nói ấy vô cùng, có người nói rằng người đàn ông tốt không phải lúc nào cũng nói yêu bạn, cũng chiều chuộng bạn. Mà quan trọng nhất chính là cách anh ấy đối xử với bạn như nào khi hai người đang cãi vã.

Chính vậy nên đàn ông ạ, khi hai người cãi nhau các anh đừng có cứng nhắc đến mức phân định ai đúng ai sai, ai là kẻ mạnh ai mới là người yếu thế. Điều phụ nữ cần là anh đối đãi với cô ấy như thế nào lúc dầu sôi lửa bỏng như thế này kìa.

Đừng bao giờ nói rằng phụ nữ khó hiểu, chính vì các anh không chịu và không muốn hiểu phụ nữ nên mới ngụy biện rằng đàn bà là sinh vật khó hiểu nhất trên trái đất này. Thử nghĩ mà xem, các anh là người đàn ông để phụ nữ dựa vào, chẳng lẽ ra ngoài tử tế với những cô gái khác mà không thể hạ mình một chút, dỗ dành một chút người con gái của mình sao.

Thiệt thòi với người dưng mới sợ chứ chịu thiệt thòi vì người phụ nữ của mình thì chẳng dại chút nào đâu đàn ông ạ. Vốn dĩ phụ nữ họ mỏng manh và yếu đuối hơn các anh kia mà.

Đáng tiếc, dường như chẳng mấy người đàn ông hiểu được điều này, họ cho rằng khi đó phụ nữ đang cố giành phần đúng sai về bản thân mình. Rồi đàn ông chán ngán cái tính trẻ con, động tý rơi nước mắt của phụ nữ.

Đàn ông ạ, không có đâu, phụ nữ khóc, làm nũng hay đôi khi quát lên cũng chỉ mong mỏi các anh rằng làm ơn hãy nhường cô ấy một chút. Chẳng lẽ việc ấy khó đến thế à?

Và sau cùng có lẽ giữa người đàn ông và phụ nữ đều có cái sai gặp phải. Người muốn được dỗ dành, người thì lại quá cứng nhắc, rạch ròi. Cũng bởi vậy mà thất vọng cứ dành cho nhau ngày một lớn và nó cứ ăn mòn tình yêu của họ đến khi cả 2 cảm thấy không còn muốn cố gắng nữa.

Ngẫm lại mà cũng thấy ngộ, cứ cãi nhau, tranh thắng thua để rồi khi nhìn lại thì mới nhận ra: Mình đã cố gắng thắng trong mọi cuộc tranh cãi, nhưng lại để thua trong một cuộc tình. Như vậy liệu có đáng không cơ chứ?

ST