Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2024

Con lai - chương buồn cuối của cuộc chiến

 

CON LAI - CHƯƠNG BUỒN CUỐI CỦA CUỘC CHIẾN

Ước tính có ít nhất khoảng 21.000 con lai Mỹ đang sống ở Mỹ và số còn lại khoảng 400 người vẫn đang sống tại Việt Nam. Số phận của nhiều người trong số họ được coi là một trong những di sản dang dở của cuộc chiến.

 

Nỗi buồn im lặng

 

Trong khi có một số trường hợp con lai là từ các quan hệ tình cảm, rất nhiều trường hợp là kết quả các cuộc tình ngắn ngủi hay các quan hệ không chính thức khác.

Một số đông con lai, cả ở Mỹ và Việt Nam, đều gặp sự phân biệt đối xử, trêu chọc hay bị chính các gia đình bỏ rơi và đưa vào cô nhi viện sau khi sinh ra.

Một số cựu binh Mỹ khi nhắc vấn đề này đã chỉ trích đây là sự vô trách nhiệm của các cựu binh.

 

Một bài viết trên trang web Smithsonian nói có khoảng 26.000 con lai và khoảng 75.000 người thân hiện đang sống ở Mỹ. Theo ông Miller, phần lớn con lai đều đã sang Mỹ sống và những cựu binh Mỹ nếu muốn kiếm con thì nên tìm ở Mỹ chứ không phải tại Việt Nam.

 

Nhưng ngay ở Mỹ, tình trạng những người con lai bị ngược đãi, phân biệt đối xử cũng diễn ra phổ biến, việc hòa nhập của những người này không hề dễ dàng.

Chỉ khoảng 3% trong số này tìm được cha nuôi thật của mình, việc kiếm được công việc tốt rất khó khăn.

 

Khoảng một nửa số này vẫn bị coi là mù chữ (cả tiếng Anh và tiếng Việt) nên không thể trở thành công dân Mỹ (phải thi ngôn ngữ). Một số bị nghiện thuốc, trở thành thành viên băng nhóm và rơi vào cảnh tù tội.

Ngay trong cộng đồng Việt kiều, con lai cũng bị hắt hủi vì những đồn đoán họ là sản phẩm của các cuộc tình mua bán.

 

ST

Đạo vũ trụ tôn giáo của tương lai

 

ĐẠO VŨ TRỤ TÔN GIÁO CỦA TƯƠNG LAI

Đạo vũ trụ (cosmic religion) theo quan điểm của Albert Einstein được coi như “tôn giáo của tương lai”, một thứ tôn giáo “bao trùm cả tự nhiên lẫn tâm linh”, “dựa trên một ý thức tôn giáo nảy sinh từ kinh nghiệm về vạn vật, kể cả tự nhiên lẫn tâm linh”, “một tổng thể có ý nghĩa”.

Sức sống của đạo vũ trụ

 

Ở Việt Nam, mọi người được dạy về chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhưng cách tiếp cận của chúng ta với bản thân chủ nghĩa này cũng còn hết sức thô sơ và chưa đầy đủ, dẫn tới cách hiểu rằng tất cả các nhà triết học, nhà tư tưởng từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây đều được dàn thành hai trận tuyến đấu tranh sống mái: Duy vật với Duy tâm, Khoa học với Tôn giáo, Tự nhiên với Tâm linh v.v…

 

“Mọi chia rẽ con người đều nguy hiểm”, Werner Heisenberg, một trong những cha đẻ của vật lý lượng tử đã viết: “Tôi cho rằng khát vọng vượt qua những điều đối lập, bao gồm sự tổng hợp cả hiểu biết duy lý và trải nghiệm tâm linh về tính thống nhất, là một nét đặc trưng nhất, dù được thể hiện ra hay không được nói ra, của thời đại chúng ta”.

 

Theo Trịnh Xuân Thuận, nghiên cứu khoa học không những không đối lập với tâm linh, mà còn phải coi tâm linh như người bạn đường. Có như vậy chúng ta mới không quên mất tính nhân văn của mình.

Tâm linh nhằm cải thiện sự sung túc nội tâm của chúng ta để chúng ta có khả năng cải thiện sự sung túc nội tâm của tất cả mọi người.

Trong thực tế, khoa học có thể hoạt động không cần tới tâm linh. Tâm linh có thể tồn tại không cần tới khoa học. “Nhưng con người, để trở nên toàn thiện, thì cần phải có cả hai”.

Đáp ứng nhu cầu thiêng liêng đó của con người, đạo vũ trụ sẽ có sức sống lâu bền.

ST

 

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2024

Xếp hạng lương tối thiểu tại các nền kinh tế trên thế giới - Việt Nam đứng thứ 159/167 quốc gia

 

XẾP HẠNG LƯƠNG TỐI THIỂU TẠI CÁC NỀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI - VIỆT NAM ĐỨNG THỨ 159/167 QUỐC GIA

 

Mục đích của lương tối thiểu là thiết lập một mức thu nhập cơ bản cho người lao động tại một quốc gia/vùng lãnh thổ. Về mặt lý thuyết, mức lương này đủ để đảm bảo các nhu cầu tối thiểu như thực phẩm và nhà ở.

 

Biểu đồ thông tin dưới đây thể hiện mức lương tối thiểu tháng cho một người lao động toàn thời gian tại 67 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tính tới tháng 1/2023, theo dữ liệu từ Picodi. Mức lương này đã trừ thuế và được đổi sang USD.

 

Theo đó, các quốc gia phát triển là những nơi có chi phí sinh hoạt cao hơn, do đó cần mức lương tối thiểu cao  hơn.

Đứng đầu danh sách này là

 

Luxembourg với mức lương tối thiểu tháng là 2.140 USD,

Australia với 2.022 USD,

Hà Lan với 1.895 USD.

New Zealand với 1.866 USD.

Mỹ đứng thứ 8 trong danh sách này với lương tối thiểu 1.550 USD/tháng.


Trong top 20 nơi có lương tối thiểu cao nhất thế giới chỉ có 3 đại diện châu Á là Hàn Quốc (1.333 USD), Hồng Kông (959 USD) và Đài Loan (800 USD).

 

Việt Nam nằm trong nhóm cuối bảng với mức lương tối thiểu 162 USD/tháng, đứng thứ 159/167 quốc gia, vùng lãnh thổ được khảo sát. Con số này tăng khoảng 6% so với tháng 1/2022

Đứng sau Việt Nam là Ukraine (146 USD), Philippines (141 USD), Armenia (138 USD), Kazakhstan (131 USD), Pakistan (111 USD), Ấn Độ (95 USD), Uzbekistan (72 USD) và Nigeria (68 USD).

 

Một số nền kinh tế như Trung Quốc, Nhật Bản... không có mặt trong danh sách do không có dữ liệu về lương.

 

Theo VnEconomy