Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2024

Tiền và gia đình, điều gì quan trọng hơn?

 

TIỀN VÀ GIA ĐÌNH, ĐIỀU GÌ QUAN TRỌNG HƠN?

Một nhóm bạn thân người Úc đã trò chuyện cùng một anh bạn người Trung Quốc. Chủ đề mà họ nói đến là mức coi trọng gia đình của người Trung Quốc và người Úc khác nhau như thế nào.

Thật bất ngờ, mấy anh bạn người Úc này đã thẳng thắn nói: “Cậu đừng giận, thật ra, chúng tớ cảm thấy người Trung Quốc các cậu vốn không yêu thương gia đình, vốn không xem trọng gia đình giống như các cậu đã nói.

Nói thẳng là các cậu yêu tiền nhiều hơn! Không kể là ở Úc hay ở Trung Quốc, người Trung Quốc các cậu xác thực là rất chăm chỉ, các cậu ở nước ngoài cũng đều tiết kiệm được nhiều tiền hơn so với người bản địa.

Nhưng tớ không cho rằng người Trung Quốc các cậu có tố chất làm ăn hơn, mà là các cậu tiết kiệm hơn chúng tớ là nhờ hạ thấp tiêu chuẩn cuộc sống đi.

Các cậu bình thường rất ít khi đi quán bar, thậm chí cuối tuần hoặc ngày nghỉ cũng đều không dám nghỉ ngơi. “Các cậu làm việc không quản ngày đêm, phó mặc con cái cho ông bà chăm sóc.

Ngoài việc quan tâm thành tích học tập của con cái ra, thì bận rộn đến nỗi rất ít khi chơi cùng chúng. Ngày lễ Giáng Sinh, thậm chí còn không nghỉ ngơi.

Vậy nên, những đứa trẻ người Hoa các cậu mặc dù thành tích học tập rất ưu tú, nhưng chúng luôn cảm thấy lạc lõng. Chúng cảm thấy điều mà bố mẹ quan tâm hơn là khoản tiền thu nhập của gia đình, là điểm số học tập của chúng, chứ không phải là bản thân chúng có vui vẻ hạnh phúc hay không”.

Người Trung Quốc các cậu thường nói vì con cái nên ráng kiếm thêm chút tiền cho chúng sau này. Cứ vậy mỗi một đời đều nói bản thân kiếm tiền là vì đời sau, thế thì rốt cuộc đời nào sẽ thật sự dùng khoản tiền này đây?”.

“Cuộc đời là ngắn ngủi như thế, các cậu mượn cớ là vì tương lai của gia đình, mà đã hy sinh gia đình của hiện tại.

Tôi thật không hiểu tổn thất này nên phải bù đắp như thế nào nữa! Sao các cậu còn có thể dùng quan niệm này mà lấy làm tự hào đây?”.

“Các cậu vì công việc, có thể chấp nhận vợ chồng phải sống ly thân trong khoảng thời gian rất dài. thậm chí ở Trung Quốc có vợ chồng mấy chục năm đều chia nhau sống ở hai nơi, đến lúc nghỉ hưu mới có thể sống chung với nhau. Đây là sự thật quá đau lòng.

Lẽ nào các cậu không thể vì gia đình mà từ bỏ công việc sao? Có thể tìm một công việc khác cũng được mà!”

Người Trung Quốc đều nói là kiếm tiền vì gia đình, nhưng tiền như vậy, có nhiều hơn nữa, lại có ý nghĩa gì đâu?”. … Tầm mắt của họ vẫn luôn nhìn về phía trước; vì tương lai, hôm nay tích lũy sức khỏe, tích lũy văn bằng, tích lũy tiền bạc và không có lúc nào sống ở hiện tại.

Nhiều người đến cuối đời đã nhận ra rằng, cả một đời không có lấy một ngày sống vì bản thân mình. Kỳ thực, rất nhiều người chính là đang sống như vậy!

Vậy nên, có nhận xét rằng: Người từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi, đều chứa đầy cạnh tranh và áp lực là người Trung Quốc.

- Nhìn người mà nghĩ đến ta.

ST

Lời hay ấm lòng người

 

LỜI HAY ẤM LÒNG NGƯỜI

Chúng ta muốn được người khác công nhận, thì phải không ngừng hoàn thiện chuẩn mực đạo đức biểu hiện tính độ lượng, khoan dung, chính trực, khiêm tốn, dũng cảm, trung thực... Trong quan hệ giữa con người, giao tiếp bằng lời nói cần cẩn trọng:

Khi nói những điều tốt đẹp, bạn mới có thể tạo cho người khác một cảm giác tử tế, và khi đó bạn mới có thể trở thành một người tử tế trong mắt người khác. Sự hiểu biết của chúng ta về cuộc sống và tư duy lý trí đều được thể hiện qua lời nói của mình. Bạn tài giỏi đến đâu phụ thuộc vào cách bạn nói như thế nào.

Những lời nói cay nghiệt sẽ chỉ khiến người khác bác bỏ bạn mà thôi.

Có một số người chỉ cần tán gẫu với người khác vài câu thì đã có thể nhận được sự công nhận từ đối phương. Nhưng cũng có một số người chỉ nói một câu thôi cũng khiến người khác phải nhăn mặt nhíu mày, không muốn tiếp cận nửa bước.

Những lời nói tốt đẹp thể hiện nhân phẩm và tính cách của bạn. Thế nên, hãy học cách sử dụng miệng của mình, học cách kiểm soát lời nói, có vậy bạn mới có thể giao tiếp thuận lợi với người khác, không ngừng mở rộng vòng tròn bạn bè của mình.

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2024

Những kẻ xuất chúng - tài năng hay may mắn?

 

NHỮNG KẺ XUẤT CHÚNG - TÀI NĂNG HAY MAY MẮN?

Làm sao để trở thành một thiên tài?

 

Vào năm 1984, một người đàn ông trẻ tuổi tên là Malcolm đã tốt nghiệp trường Đại học Toronto và trở về Hoa Kỳ để thử sức trong lĩnh vực báo chí.

Cũng nhờ phong cách viết rành mạch khác thường và con mắt sắc sảo khi viết truyện, ông nhanh chóng giành được một công việc ở báo Washington.

 

Sau gần một thập kỉ ở đó, ông đã chuyển tới tòa báo "The New Yorker" - đỉnh cao của nghề báo. Tại đó, ông đã cho ra đời những bài báo với nhiều ý tưởng quan trọng về các khuôn mẫu ẩn giấu đằng sau cuộc sống bình thường - những ý tưởng sau này đã trở thành hạt giống ươm mầm cho những tác phẩm bán chạy nhất của mình.

 

Trong thế giới mênh mông của thể loại phi giả tưởng, ông là một trong số ít những tài năng hiếm có của thời đại.

Chí ít thì đó có thể là một góc nhìn về chuyện đời của Malcolm Gladwell.

 

Còn đây là một phiên bản khác: năm 1984, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Toronto, Gladwell trở về Hoa Kỳ làm báo. Không tên tuổi vào lúc đó, nhưng dù sao, ông bắt đầu sự nghiệp với một nền tảng gần như hoàn hảo cho thời bấy giờ.

Mẹ ông là một nhà trị liệu tâm lý và cha ông là một nhà toán học. Ngành nghề của họ đã hướng Malcolm tới với khoa học hành vi - một ngành sẽ bùng nổ ngoài sức tưởng tượng vào những năm 90.

 

Mẹ ông, bên cạnh đó, cũng tình cờ là một nhà văn. Không giống như những đứa trẻ khác khi là con của các nhà toán học và nhà trị liệu tâm lý, Gladwell học được rằng: "Thật tuyệt vời khi nói điều gì đó một cách rõ ràng và đơn giản".

 

Với tư cách là một nhà báo, ông đã đưa các nghiên cứu hành vi thành các bài học mang tính tích cực về bản tính con người, và ông nhanh chóng có được một lượng độc giả yêu thích các vấn đề học thuật.

 

Cuốn sách đầu tiên của Malcolm: "Điểm bùng phát" được phát hành vào tháng 3 năm 2000, chỉ vài ngày trước khi NASDAQ (một sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ) lên tới đỉnh điểm, khiến cho cuốn sách nhận được nhiều sự quan tâm từ đại chúng.

 

Hai câu chuyện trên đều đúng sự thật, nhưng bạn có nhận ra điểm khác biệt giữa chúng?

 

Câu chuyện đầu cá nhân hóa thành công của Gladwell. Một phiên bản kiểu Mỹ về sự nghiệp của ông, ở đó đưa ra những đặc điểm cá nhân - tài năng, sự chăm chỉ đã đem đến thành công như thế nào, giống như những ngôi sao trong cốt truyện của Horatio Alger (một tác giả người Mỹ thế kỉ 19, nổi tiếng với những tiểu thuyết về những chàng trai nghèo và sự phát triển của họ từ nguồn gốc khiên tốn lên tới đời sống trung lưu với sự an toàn và thoải mái nhờ có sự chăm chỉ, quyết tâm, lòng can đảm và sự trung thực).

 

Phiên bản thứ hai không nhất thiết phủ nhận những đặc điểm này, nhưng nó cho chúng ta thấy những yếu tố cơ hội và thời cơ may mắn trong đời Gladwell. Nhân vật chính không phải chỉ là một tài năng khác thường.

Thay vào đó, ông là một tài năng đã tận dụng được các cơ hội hiếm có và những lợi thế cuộc sống ban cho mình.

 

Nên đánh giá phiên bản thứ hai một cách nghiêm túc hơn. “Kẻ thành công không phải là người thông minh nhất, thành công cũng không đơn thuần là tổng hợp của những quyết định và nỗ lực chúng ta tự mình tạo ra. Nó, hơn thế, là một món quà.

Những kẻ xuất chúng là những người được định mệnh trao cơ hội và đồng thời có sức mạnh và tinh thần để nắm bắt chúng." – Gladwell nói.

 

Còn nữa cái tên Bill Gates thường được biết đến với tư cách một thiên tài lập trình máy tính trẻ tuổi tới từ Seattle -là người có tài năng và tham vọng tỏa sáng hơn bất cứ ai khác trong giới lập trình trẻ tuổi.

 

Ơ một góc nhìn khác. Chúng ta khám phá ra rằng trường trung học của Gates đã tình cờ có phòng máy tính mà hầu như các trường trung học khác không có.

Bill Gates sau đó đã nắm lấy cơ hội được sử dụng máy tính tại trường Đại học Washington trong một thời gian dài. Khi bước sang tuổi 20, Gates đã có hơn 10,000 tiếng đồng hồ vô cùng quý báu làm lập trình viên vào thời đó.

 

"Chúng ta nhìn lại vào một Bill Gate trẻ tuổi và ngạc nhiên khi thấy thế giới của chúng ta đã cho phép một cậu bé 13 tuổi trở thành một doanh nhân thành công vượt bậc"

Thế giới của chúng ta chỉ cho phép một cậu bé 13 tuổi được tiếp cận không giới hạn với màn hình máy tính năm 1968. Nếu hàng triệu thanh thiếu niên khác cũng được tạo cơ hội như vậy thì sao, ngày hôm nay chúng ta sẽ có bao nhiêu Microsofts?

 

Trích từ cuốn sách Những kẻ xuất chúng của Malcolm Gladwell.