Hiển thị các bài đăng có nhãn Cuộc sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cuộc sống. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2024

Miễn phí là cái bẫy cực kì đáng sợ

 

MIỄN PHÍ LÀ CÁI BẪY CỰC KÌ ĐÁNG SỢ

Thông thường, nhiều người đều không có sức kháng cự với những đồ miễn phí, bởi vì họ có thể có được chúng mà không cần bỏ ra bất cứ thứ gì.

Nhưng một số người khác cho rằng đây chính là điểm đáng sợ nhất của miễn phí, tại sao họ lại nghĩ như vậy?

Bởi vì trên thế giới này làm gì có bữa cơm nào là miễn phí. Tại sao người khác lại phải luôn giúp đỡ bạn mà không cần hồi đáp?

Có một vài người khi giúp đỡ bạn họ sẽ cố tình không nhắc tới yêu cầu gì, nhưng thực tế là bạn đã nợ họ một ân tình. Sau này khi đối phương cần bạn giúp, bạn thường sẽ khó từ chối được họ, cho dù là bạn sẽ phải bỏ ra cái giá rất lớn để giúp họ.

Sự miễn phí của người khác chính là một cái bẫy

Kẻ lừa đảo thường sẽ núp dưới bóng của sự miễn phí. Chúng sẽ cho người bị hại một món lời nhỏ, để họ có cảm giác chiến thắng, khiến họ buông lỏng cảnh giác.

Sau đó chúng tiến thêm một bước, dồn bạn vào đường cùng, lừa gạt bạn.

Một khi bạn chấp nhận sự miễn phí của chúng, cũng đồng nghĩa với việc bạn tham cái nhỏ, mất cái lớn.

Bạn có thể nhận ra, bất kể sự miễn phí trong tình huống nào đều sẽ không khiến tình cảnh của bạn có biến chuyển tốt, hơn nữa nó thường mang tới rắc rối cho bạn.

Không chấp nhận lối mòn

Nếu như bạn thường hay thất bại trong thời gian dài, vậy chắc chắn là đã xảy ra vấn đề ở đâu đó. Những bạn không thể nào khiến những vấn đề đó biến mất.

Đa số chúng ta đều quen đợi người khác tới thúc giục mình. Tại sao người khác phải giục bạn đi làm việc? Vì việc đó có lợi cho anh ta.

Chuyện nào khiến bạn thu được càng nhiều lợi lộc, bạn sẽ càng chủ động đi làm ngay, chứ không phải đợi người khác tới giục.

Theo Nhịp sống kinh tế

 

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2024

Nguyên tắc Pareto (80/20) và cách nó có thể thay đổi cuộc sống của bạn

 

NGUYÊN TẮC PARETO (80/20) VÀ CÁCH NÓ CÓ THỂ THAY ĐỔI CUỘC SỐNG CỦA BẠN

Nguyên tắc 80/20 chỉ ra rằng 80% kết quả hoặc đầu ra sẽ đến từ 20% đầu vào hoặc hành động.

Năm 1906, có một nhà kinh tế học người Ý tên là Vilfredo Pareto. Một ngày nọ, khi đi dạo trong vườn, Pareto nhận ra rằng mỗi năm, 20% cây đậu trong vườn của ông tạo ra khoảng 80% lượng đậu.

Điều này khiến ông suy nghĩ về sản lượng kinh tế ở quy mô lớn hơn. Và thực tế, ông phát hiện ra rằng trong nhiều ngành công nghiệp, xã hội, và thậm chí các công ty, 80% sản lượng thường đến từ 20% nhóm sản xuất hiệu quả nhất.

Khám phá này trở thành nguyên tắc Pareto, hay ngày nay thường được gọi là Nguyên tắc 80/20.

Nguyên tắc 80/20 chỉ ra rằng 80% kết quả hoặc đầu ra sẽ đến từ 20% đầu vào hoặc hành động.

Nguyên tắc này đã được áp dụng nhiều nhất trong lĩnh vực quản lý kinh doanh. Các doanh nghiệp thường phát hiện rằng khoảng 20% khách hàng mang lại 80% doanh thu. Họ cũng phát hiện rằng 20% nhân viên bán hàng tạo ra 80% giao dịch.

Hơn nữa, 20% chi phí có thể dẫn đến 80% tổng chi tiêu. Các công ty công nghệ như Microsoft cũng nhận thấy rằng 20% lỗi họ tìm thấy gây ra 80% vấn đề cho người dùng.

Trong quản lý thời gian, các doanh nghiệp thường nhận ra rằng 20% thời gian làm việc tạo ra 80% năng suất, và 20% nhân viên tạo ra 80% giá trị.

Qua thời gian, Nguyên tắc 80/20 đã trở thành công cụ quản lý phổ biến được sử dụng rộng rãi để tăng hiệu quả và năng suất trong các doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Và ngày nay nó vẫn được giảng dạy rộng rãi, không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh.

Người ta đã đề xuất rằng trong đại dịch, khoảng 20% người nhiễm bệnh chịu trách nhiệm cho việc lây lan 80% bệnh, điều này đã xảy ra với các bệnh như STDs, SARS, và gần đây nhất là COVID-19.

Những ví dụ như thế cứ tiếp tục. Tất nhiên, không ai thực sự đứng đó đo lường chính xác 80% và 20%, nhưng tỷ lệ 4:1 gần đúng thường xuất hiện liên tục. Dù có thể là 76/24 hay 83/17, điều đó không quan trọng.

Điều cốt lõi là bạn đạt được kết quả lớn từ đầu vào nhỏ, hoặc có gì đó đang tiêu tốn nhiều hơn giá trị của nó.

Theo Mark Manson 

 

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2024

Con người hiện đại luôn cảm thấy bất hạnh

 

CON NGƯỜI HIỆN ĐẠI LUÔN CẢM THẤY BẤT HẠNH

Đời sống vật chất trong xã hội hiện đại vô cùng phong phú. Thế nhưng trong cuộc sống thực, dường như mọi người đều cảm thấy bất hạnh. Có người đau khổ, có người lo lắng chuyện này chuyện kia, cũng có người chất chứa rất nhiều oán hận trong lòng. Mọi thứ đều đầy đủ và tiện lợi, nhưng con người hiện đại luôn cảm thấy bất hạnh.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự bất hạnh của con người hiện đại?

1. Tâm lý ẩn sâu sau tâm truy cầu

Dường như không ai thật sự nhận ra rằng, từ nhỏ cho đến lúc trưởng thành, chúng ta luôn có tâm thái theo đuổi bất kể mọi thứ mình mong muốn:

Học sinh mẫu giáo nỗ lực để được phiếu bé ngoan;

Học sinh trung học nỗ lực để cuối năm đạt được giấy khen;

Sinh viên theo đuổi điểm cao và thành tích tốt;

Nhân viên văn phòng muốn thăng chức tăng lương;

Ông chủ lại muốn công việc kinh doanh ngày càng phát triển lớn mạnh;

Thế còn cha mẹ thì lại muốn con cái luôn thành tài và thực hiện tốt theo đúng nguyện vọng mà họ đặt ra ở các con của mình.

Đó đều là những mong muốn tốt đẹp. Nhưng mục tiêu ẩn đằng sau đó chính là không ngừng tìm kiếm tiền bạc, phần thưởng, sự hoàn hảo và sự công nhận. Một khi hy vọng không thành, thì sẽ chán nản và mất tinh thần.

2. Không hài lòng và biết đủ

Trên đời này, thứ con người cần thì rất ít, nhưng thứ con người muốn lại quá nhiều. “Cung không đủ cầu” như vậy rất khó để người ta có thể được thỏa mãn.

Lòng tham của con người là vô đáy, khi có 1 đồng lại muốn có 10 đồng, có xe hơi rồi nhưng lại muốn có BMW, có nhà nhỏ lại muốn biệt thự, có vợ rồi nhưng lại muốn có thêm nhân tình. v.v.

Trước những tham vọng không điểm dừng này, bản thân con người ngày càng trở nên điên cuồng theo đuổi. Đến mức sức cùng lực kiệt vẫn không biết dừng lại, họ như những con thiêu thân đáng thương cứ lao vào ngọn lửa mà không biết rằng đang tự mình kết liễu chính mình.

3. Thích so sánh

Hầu như tất cả mọi người trên thế giới đều luôn thích so sánh, nó có thể được coi là một căn bệnh hiện đại: so sánh điểm số, so sánh điều kiện, so sánh sự nổi tiếng, thậm chí là so sánh cả với sự hạnh phúc của người khác. v.v.

Nếu điều này trở thành một thói quen, thì tự nhiên lòng người sẽ luôn không bao giờ cảm thấy vui vẻ.

Người khác có nhưng mình không có nên cố gắng theo đuổi. Đến khi thấy rằng những người khác lại đạt đến cấp độ cao hơn, thì lại lao tâm lao lực cố gắng vươn lên cấp độ cao hơn họ, cứ như vậy mà vòng xoáy này mãi không có hồi kết.

Ngược lại nếu không thể theo đuổi để bằng được như người khác thì cảm thấy bất lực, đau khổ và ghen tức khó chịu. Rốt cuộc bạn có đạt được mục tiêu hay không, thì rõ ràng bạn vẫn là người mệt mỏi nhất.

5. Không rung động trước những thứ tốt đẹp

Con người hiện đại sống một cuộc sống vô cùng bận rộn và vội vã. Đến mức họ không có thời gian để đánh giá và hưởng thụ những thứ tốt đẹp ở xung quanh mình.

Bên cạnh đó, dường như quan niệm về cái đẹp trong mắt mọi người đều đã thay đổi, thậm chí là trở nên vô cùng biến dị.

Người ta thường nhắm mắt làm ngơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của nghệ thuật chân chính, của tâm hồn và của cuộc sống.

Nhưng ngược lại, họ lại đang theo đuổi và đánh giá cao những thứ hủ bại nhất trong xã hội hiện đại.

Họ đam mê những loại âm nhạc điên loạn, thần tượng những “ngôi sao” khiêu dâm tục tĩu, những bức ảnh nghệ thuận theo phái “trừu tượng, tưởng tượng”. Những bộ phim cổ súy cho ngoại tình, bất hiếu, bạo lực thì lại kích thích họ hơn là những bộ phim truyền thống và hướng thiện, v.v.

Nếu cái guồng quay này có thể dừng lại, con người có thể sống chậm hơn, tĩnh tâm xuống và hiểu rằng:

Những cánh đồng xanh mướt, tiếng nước trong lành chảy róc rách, cảnh hoàng hôn lộng lẫy, những chiếc lá rì rào trong gió, những bức tranh đẹp hay những nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ mới là những thứ mà họ nên thưởng thức, thì khi ấy lòng người sẽ yên bình biết bao.