Thứ Hai, 26 tháng 2, 2024

Triết lý kinh doanh của người Hoa

TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA NGƯỜI HOA

Đối với cộng đồng người Hoa sinh sống tại Việt Nam hay với quốc gia nào khác, họ đều mang theo tinh hoa của triết lý này để thi thố làm ăn nơi xứ lạ, quê người.

Nhiều câu châm ngôn trong cuộc sống và kinh doanh mà người Hoa nào cũng thuộc lòng và nhắc nhở cho nhau như: "Buôn Ngô buôn Tàu, không giàu bằng buôn hà tiện", hay "Biển rộng mặc biển, thuyền chèo có ngăn”…

Tính cần và kiệm của người Hoa.

Hai chữ “cần, kiệm” không chỉ có ý nghĩa triết lý suông, mà nó đã trở thành triết lý kinh doanh của người Hoa trong mọi thời đại. Vào các thập niên đầu và giữa thế kỷ 20, có nhiều tấm gương làm giàu nay đã trở thành giai thoại từ cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn. 

Chuyện kể rằng, Quách Đàm và chú Hỏa xuất thân từ nghèo khó, cuộc sống của họ chỉ dựa vào gánh ve chai, nhưng do cần kiệm miệt mài làm việc mà họ trở thành đại phú gia thời ấy.

Hay giai thoại "công tử cọ thùng", đối với các đại phú gia Hoa kiều trước khi muốn con cái gìn giữ và phát triển sản nghiệp của gia đình, họ gửi các chàng công tử này đến các cơ sở để rèn luyện tính kiên nhẫn ngay từ nhỏ. 

Đây là một cách đào luyện con cái họ khi trở thành doanh nhân có đủ kinh nghiệm và tính kiên nhẫn trong vai trò người chủ trong tương lai.

Tính cộng đồng của nguòi Hoa rất cao. Trong kinh doanh, họ lập ra nhiều bang hội, nhưng các bang hội không phải là nơi tụ hội ăn chơi mà để nâng đỡ, tạo cơ hội cho mọi người trong cộng đồng có thể gây dựng cơ nghiệp làm ăn. 

Trước khi có tín dụng ngân hàng cho vay dự án kinh doanh, các bang hội người Hoa đã biết triển khai tín dụng, qua hình thức "hụi thảo", một loại hình chung tay giúp vốn cho những người muốn ra làm ăn nhưng thiếu vốn

Nhưng sau khi giúp vốn, người Hoa còn tích cực hơn với "hậu tín dụng", đó là chung tay giúp doanh nghiệp còn non trẻ. Nếu là mở hàng ăn thì họ kéo nhau đến ăn, nếu sản xuất giày dép thì họ tìm đến mua giày… 

Nhưng trước hết, chính những đối tác được giúp đỡ đó phải chứng tỏ sự tích cực về tính kiệm cần cao độ. Một số đại gia có thương hiệu vang dội ngày nay là do từng được giúp và áp dụng tinh thần kiệm cần, như thương hiệu giày dép Bình Tiên, bánh ngọt Đức Phát… là những điển hình cụ thể. 

Bắt đầu là "tiểu phú do cần" sau trở thành "đại phú do trời".

Trời nói ở đây là thời cơ khách quan đưa tới. Nhưng thời cơ chỉ đưa tới cho những ai có tâm thành, sẵn sàng năng lực để tiếp nhận khai thác. Đến đây thì triết lý kinh doanh phương Đông của người Hoa đã gặp triết lý kinh doanh của phương Tây, "Hãy tự giúp mình trước, rồi trời sẽ giúp anh sau".

Người Hoa rất coi trọng chữ tín, họ luôn đặt chữ tín lên hàng đầu.

Trong nhiều lần tiếp xúc với giới truyền thông, một cựu Phó Tổng của Công ty CP Kinh Đô, cho biết: “Người Hoa có tầm nhìn kinh doanh rộng và dài. Họ luôn nhạy bén, có khát vọng đột phá, đi đầu và làm ăn lớn, chữ “tín” cũng xuất phát từ chỗ này”. 

Công ty bánh Kinh Đô (trước 1975 có tên gọi là Công ty Đô Thành), ban đầu chỉ là cơ ngơi nhỏ tại quận 6, Sài Gòn nhưng bây giờ cơ ngơi của Kinh Đô có tới 9 công ty, có mặt từ Nam chí Bắc. Trên thương trường, Kinh Đô có thể xem là một trong những đại gia đáng gờm trong ngành sản xuất mặt hàng bánh kẹo...

Theo Tiến sĩ Trần Khánh, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, những nét đặc trưng về văn hóa kinh doanh người Hoa: “Nền tảng gia đình và chữ “tín” là báu vật; đề cao vai trò của tổ chức xã hội, nghiệp đoàn truyền thống; chấp nhận mạo hiểm và quyết đoán trong kinh doanh, được sự giúp đỡ đắc lực của tập thể, gia đình và bè bạn; đa dạng hóa, đa phương hóa hoạt động đầu tư; kết hợp giữa cách làm truyền thống với kiến thức và thực tiễn kinh doanh hiện tại...”.

Tại TP.HCM, cộng đồng người Hoa chỉ chiếm 7% dân số (khoảng 500.000 người), nhưng tỉ trọng doanh nghiệp người Hoa lại chiếm 30% trên tổng số doanh nghiệp có mặt tại Thành phố, nơi được xem có vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước.

Điều đáng nói, hầu hết các doanh nghiệp này đều ăn nên làm ra, trong đó không ít doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực cho thị trường, rất quen thuộc với người tiêu dùng không chỉ ở TP.HCM mà còn trong phạm vi cả nước. 

Chẳng hạn Công ty CP Bánh kẹo Kinh Đô, Công ty Bút bi Thiên Long, Công ty Dệt Thái Tuấn, Công ty Dây cáp điện Tân Cường Thành, Công ty CP Sản xuất ống thép Hữu Liên - Á Châu...

Trước 1975, khi Sài Gòn là “thủ đô” của chính quyền cũ, khu vực Chợ Lớn là nơi tập trung hàng nhập khẩu và hàng nội địa lớn nhất ở các tỉnh phía Nam. Người Hoa gần như giữ độc quyền về hoạt động thương mại (khoảng gần 90% bán buôn, 50% bán lẻ, 80% - 90% xuất nhập khẩu…). 

Những nhà buôn tầm cỡ của người Hoa thường là những đại lý độc quyền, tổng phát hành và phân phối hàng cho các đại lý nhỏ, các cơ sở kỹ nghệ, sản xuất, kinh doanh. Họ có quan hệ làm ăn buôn bán với hơn 40 nước ở khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh hệ thống các nhà buôn lớn, người Hoa ở quận 5 và Chợ Lớn còn làm chủ nhiều tiệm buôn nhỏ, vừa bán sỉ, vừa bán lẻ, đủ mọi mặt hàng, giống như những cửa hàng tạp hóa, mà người Hoa thường gọi là “chạp phô”. 

Chợ Lớn thực sự giữ vai trò trung tâm, chi phối thị trường thành phố Sài Gòn và Nam Việt Nam, tại khu vực này có một hệ thống chợ quy mô lớn, hoạt động có tính chất chuyên ngành như chợ Bình Tây, An Đông, La Cai, Tân Thành, Hòa Bình, Kim Biên…

Theo Tạp chí công nghiệp

 

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2024

Buổi lễ ra mắt tập thơ TÌNH QUÊ

 

BUỔI LỄ RA MẮT TẬP THƠ TÌNH QUÊ

Buổi lễ ra mắt tập thơ TÌNH QUÊ của CLB thơ Phường TNP.A tập 51 sáng nay 25/2, Anh chị em gặp nhau tay bắt mặt mừng giao lưu thơ ca cây nhà lá vườn. Có lẽ cảm nghĩ chung nó giống như buổi tiệc thơ ca đầu xuân tươi mát tràn trề sức sống.

Cảm ơn thơ ca cho ta sống chậm lại cho cuộc đời vui trẻ mãi, 

 

 





 

Marilyn Monroe ngôi sao huyền thoại

 

MARILYN MONROE NGÔI SAO HUYỀN THOẠI

 

Câu chuyện của Marilyn không chỉ lôi cuốn báo chí, độc giả và những người chuyên viết tiểu sử, mà còn thu hút luôn cả các nhà phân tích tâm lý. Theo chuyên gia Marie Magdeleine Lessana, tác giả của một quyển sách nói về quan hệ giữa Marilyn với ngành phân tâm học, độc giả cần có một cách nhìn khác về nhân vật đầy huyền thoại này.

 

‘‘Năm 1955 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Marilyn. Vào năm 29 tuổi, cô đã là một ngôi sao màn bạc, trong sự nghiệp cô đã đóng nhiều bộ phim ăn khách.

Nhưng lúc đó, Marilyn đã lấy một quyết định đầy cản đảm là rời bỏ các hãng phim Hollywood để đến New York tầm sư học đạo.

Mục tiêu của cô là học thêm nghề diễn xuất để trở thành một diễn viên thực thụ, thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của các nhà sản xuất vì cô không còn muốn lâm vào cái cảnh đặt đâu ngồi đó.

 

Động lực nào đã thúc đẩy cô làm điều này? Khi quay bộ phim Gentlemen prefer blondes (Đàn ông chuộng đàn bà tóc vàng hơn), Marilyn ý thức là đã đến lúc cô phải làm chủ cuộc đời và sự nghiệp của mình. Marilyn đóng phim này cùng với nữ diễn viên Jane Russel, nhưng tiền thù lao của cô lại thấp hơn 10 lần so với bạn đồng nghiệp.

 

Đến New York, Marilyn ghi tên vào trường sân khấu Actors Studio, theo học với thầy là ông Lee Strasberg. Nhưng ông thầy lại ra điều kiện tiên quyết là để học phương pháp của ông, các học trò phải qua một khóa phân tích tâm lý, vì để diễn đạt trọn vẹn nội tâm của nhân vật, diễn viên trước hết phải hiểu những cảm xúc của chính mình.

 

Đây là giai đoạn mà tôi rất quan tâm vì có thể nói là từ năm 1955 cho đến những ngày tháng cuối đời tức là vào năm 1962, Marilyn đều gặp một cách đều đặn các nhà phân tâm học, trong đó có nhà phân tích tâm lý Ralph Greenson, có ảnh hưởng rất lớn đối với cô.

 

Quá trình phân tích có cả hai mặt của nó : mặt trái là Marilyn luôn phải trực diện với quá khứ đau thương của mình, khi phải hồi tưởng kỷ niệm tuổi thơ hay những năm tháng bất hạnh trong đời. Mặt phải là Marilyn trở nên sáng suốt về chính mình, cô ý thức đâu là những hành động tự hủy hoại bản thân. Vì thế mà có nhiều ý kiến cho rằng: việc Marilyn bị chứng trầm cảm, đau buồn đến mức phải tự tử là điều không thể tin được’’.