Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn nghệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn nghệ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2024

Sưởi ấm trái tim với ‘Thanh âm trong mắt em’

 

SƯỞI ẤM TRÁI TIM VỚI ‘THANH ÂM TRONG MẮT EM’

Những bộ phim tình cảm lãng mạn luôn khiến chúng ta cảm thấy phấn khởi, yêu đời và tin tưởng hơn vào cuộc sống và tình yêu thương. “Your Eyes Tell” (tựa Việt: Thanh âm trong mắt em) chính là một thước phim như thế.

Câu chuyện tình yêu đẹp giữa hai nhân vật chính, bên cạnh đó còn là những bài học chữa lành đáng quý mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể cảm thấy thật đồng cảm.

Bộ phim theo chân cô nàng Akari, sau tai nạn thương tâm cướp mất gia đình và thị lực,

Akari trở thành cô gái mạnh mẽ luôn tìm niềm vui sống từ những điều bình dị. Còn Rui là một cựu võ sĩ quyền anh luôn chịu đựng bóng tối từ quá khứ. Cùng có cảm xúc đặc biệt và chia sẻ vết thương lòng,

Rui và Akari quyết định ở bên nhau. Nhưng liệu định mệnh sẽ che chở hay tiếp tục thử thách cả hai? …

Vẫn là câu chuyện về những con người yêu nhau và giúp nhau chữa lành, nhưng “Your Eyes Tell” không mang lại cảm giác nặng nề, mà lại tươi tắn, vui vẻ và tiếp thêm sức mạnh cho nhân vật vượt qua những nỗi đau và nghịch cảnh, từ đó khiến khán giả cảm thấy vui vẻ và yêu đời hơn.

Nhật Bản nổi tiếng là đất nước với những cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp và con người Nhật Bản làm việc rất kỹ tính.

Đó chính là lý do vì sao những thước phim trong “Your Eyes Tell” rất thơ mộng và đúng với tinh thần của bộ phim. Không chỉ là những phân cảnh đặc tả không gian, “Your Eyes Tell” khiến khán giả cảm thấy an tâm và dễ chịu nhờ vào tông màu ấm áp được sử dụng xuyên suốt từ đầu đến cuối phim.

Bộ phim đã nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả, mở màn với thành tích top 2 doanh thu phòng vé Nhật Bản ngay tuần đầu và thu về hơn 1,9 triệu đô la. Sự kiện ra mắt bộ phim cũng nhận được lượt xem trực tiếp trên 223 màn hình trên toàn thế giới.

Minh Lê

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2024

Marilyn Monroe ngôi sao huyền thoại

 

MARILYN MONROE NGÔI SAO HUYỀN THOẠI

 

Câu chuyện của Marilyn không chỉ lôi cuốn báo chí, độc giả và những người chuyên viết tiểu sử, mà còn thu hút luôn cả các nhà phân tích tâm lý. Theo chuyên gia Marie Magdeleine Lessana, tác giả của một quyển sách nói về quan hệ giữa Marilyn với ngành phân tâm học, độc giả cần có một cách nhìn khác về nhân vật đầy huyền thoại này.

 

‘‘Năm 1955 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Marilyn. Vào năm 29 tuổi, cô đã là một ngôi sao màn bạc, trong sự nghiệp cô đã đóng nhiều bộ phim ăn khách.

Nhưng lúc đó, Marilyn đã lấy một quyết định đầy cản đảm là rời bỏ các hãng phim Hollywood để đến New York tầm sư học đạo.

Mục tiêu của cô là học thêm nghề diễn xuất để trở thành một diễn viên thực thụ, thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của các nhà sản xuất vì cô không còn muốn lâm vào cái cảnh đặt đâu ngồi đó.

 

Động lực nào đã thúc đẩy cô làm điều này? Khi quay bộ phim Gentlemen prefer blondes (Đàn ông chuộng đàn bà tóc vàng hơn), Marilyn ý thức là đã đến lúc cô phải làm chủ cuộc đời và sự nghiệp của mình. Marilyn đóng phim này cùng với nữ diễn viên Jane Russel, nhưng tiền thù lao của cô lại thấp hơn 10 lần so với bạn đồng nghiệp.

 

Đến New York, Marilyn ghi tên vào trường sân khấu Actors Studio, theo học với thầy là ông Lee Strasberg. Nhưng ông thầy lại ra điều kiện tiên quyết là để học phương pháp của ông, các học trò phải qua một khóa phân tích tâm lý, vì để diễn đạt trọn vẹn nội tâm của nhân vật, diễn viên trước hết phải hiểu những cảm xúc của chính mình.

 

Đây là giai đoạn mà tôi rất quan tâm vì có thể nói là từ năm 1955 cho đến những ngày tháng cuối đời tức là vào năm 1962, Marilyn đều gặp một cách đều đặn các nhà phân tâm học, trong đó có nhà phân tích tâm lý Ralph Greenson, có ảnh hưởng rất lớn đối với cô.

 

Quá trình phân tích có cả hai mặt của nó : mặt trái là Marilyn luôn phải trực diện với quá khứ đau thương của mình, khi phải hồi tưởng kỷ niệm tuổi thơ hay những năm tháng bất hạnh trong đời. Mặt phải là Marilyn trở nên sáng suốt về chính mình, cô ý thức đâu là những hành động tự hủy hoại bản thân. Vì thế mà có nhiều ý kiến cho rằng: việc Marilyn bị chứng trầm cảm, đau buồn đến mức phải tự tử là điều không thể tin được’’.

 

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2023

Giai thoại về "cưa gái" của Nguyễn Công Trứ

 

GIAI THOẠI VỀ "CƯA GÁI" CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ

Trong số rất nhiều giai thoại tiêu biểu về Nguyễn Công Trứ, người ta có nhắc đến giai thoại về chuyện "cưa gái" của ông. Câu chuyện về người đàn ông đa tài, đa tình và đa đoan này gắn liền với một người đẹp có tên là Hiệu Thư.

Nguyễn Công Trứ sinh ra ở làng Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ngay từ thuở hàn vi, ông đã thể hiện là người mê ca hát, nhất là hát phường vải và ca trù.

Ngay gần làng Uy Viễn có làng Cổ Đạm - một phường ca trù nổi tiếng vào loại nhất nước. Đây cũng là nơi quy tụ rất nhiều đào nương tài giỏi và xinh đẹp, trong số đó có nàng Hiệu Thư.

Tương truyền cô đào Hiệu Thư có phong tư diễm lệ, tài hoa xuất chúng, giọng hát tuyệt hay, nhưng có lẽ vì vừa xinh đẹp, vừa tài giỏi nên tính tình rất kiêu kì. Thông thường, nàng chỉ tiếp những vương tôn công tử, những người nổi danh mà thôi.

Ngày ấy, trong giới đàn ca hát xướng, Nguyễn Công Trứ cũng biết giá trị của mình. Ông nổi tiếng khắp vùng là người đàn hay, đánh trống chầu chưa ai trách, ứng tác bài hát thì đến giới ca nhi không ai không phục. Tài năng là thế, lại rất say mê Hiệu Thư mà nàng vẫn chẳng ngó ngàng đến. Nguyễn Công Trứ đành phải “kính nhi viễn chi”.

Sau ông nghĩ kế hạ mình xin vào làm kép cho Hiệu Thư, hễ nàng đi hát ở đâu thì ông cũng được đi theo gảy đàn.

Hiệu Thư liền đồng ý ngay. Vậy là bước đầu trong kế hoạch chinh phục người đẹp của Nguyễn Công Trứ đã thành công. Nhưng vì lần nào đi hát, gánh hát cũng đông đúc nên ông chưa thể thổ lộ được tình cảm với nàng.

Một tối nọ, gánh hát ca trù làng Cổ Đạm được mời sang hát ở Vĩnh Yên, cách đó khá xa. Hiệu Thư được điều đi phục vụ và nàng xin ông bầu gánh hát mời Nguyễn Công Trứ đi theo để vừa họa đàn, vừa đặt lời ca.

Trên đường đi, không hiểu vì sao hai người bị tụt lại sau mọi người trong đoàn. Nhận thấy đây chính là cơ hội vàng cho ông nhưng lại vướng bởi có một đứa tiểu đồng nhỏ theo hầu. Đến giữa cánh đồng vắng vẻ, Nguyễn Công Trứ giả vờ sửng sốt vì phát hiện mình đã bỏ quên dây đàn ở nhà.

Tưởng thật, Hiệu Thư sai chú tiểu đồng chạy về lấy hộ. Thế rồi trên cánh đồng lúa vắng vẻ, chỉ còn đôi trai tài gái sắc, ông đã buông lời tán tỉnh, trêu ghẹo Hiệu Thư. Cô đào xinh đẹp chỉ “ứ hự” chứ không từ chối hay mắng nhiếc gì. Nhưng mối quan hệ giữa hai người cũng chỉ lưng chừng ở đó.

Nhiều năm trôi qua, Nguyễn Công Trứ đã trở thành Tổng đốc Hải An (Hải Dương ngày nay). Một lần, ông cho tổ chức cuộc hát xướng tại tư dinh, có mời các danh ca đến phục vụ. Không ngờ trong số những người được mời đến lại có cả cô đào Hiệu Thư năm xưa.

Khi bước ra trình diễn, Hiệu Thư nhận ra quan Tổng đốc đang ngồi nghe hát ở phía trên chính là chàng kép Trứ ngày nào theo mình, nàng liền cất giọng: “Giang san một gánh giữa đồng/Thuyền quyên ‘ứ hự’ anh hùng nhớ chăng?”.

Nghe câu hát, Nguyễn Công Trứ giật mình nhớ lại chuyện cũ. Nhìn lại nàng ca kĩ vừa cất lời hát đó, quan Tổng đốc thảng thốt hỏi: “Có phải Hiệu Thư đó không?”.

Khi cuộc hát tàn, hai người ngồi lại tâm sự, Hiệu Thư kể cho Nguyễn Công Trứ nghe quãng đời chìm nổi, phiêu bạt của mình kể từ đêm trên cánh đồng năm ấy. Biết Hiệu Thư vẫn chưa có chồng, quan Tổng đốc liền quyết định cưới nàng làm thiếp.

Câu chuyện tình của mình đã được ông ghi lại trong một bài thơ:

“Liếc trông đáng giá mấy mười mươi/Đem lạng vàng mua lấy tiếng cười

Giăng xế nhưng mà cung chẳng khuyết/Hoa tàn song lại nhuỵ còn tươi

….