Thứ Năm, 18 tháng 1, 2024

Các chu kỳ 7 năm của cuộc đời, chia sẻ từ bậc thầy tâm linh Osho

 

CÁC CHU KỲ 7 NĂM CỦA CUỘC ĐỜI, CHIA SẺ TỪ BẬC THẦY TÂM LINH OSHO

Theo các nhà sinh lý học, cứ 7 năm một lần, cơ thể và tâm trí sẽ trải qua một cơn khủng hoảng và một sự thay đổi. Cứ mỗi 7 năm, tất cả tế bào trong cơ thể sẽ thay đổi.

Mọi thứ thay đổi sau mỗi 7 năm – giống như sự thay đổi của các mùa trong năm.

Một vòng đời như vậy hoàn tất trong 70 năm. Từ lúc chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, vòng đời đó được hoàn thành trong 70 năm và bao gồm 10 giai đoạn.

 

Giai đoạn 1. 7 năm đầu đời: đứa trẻ coi bản thân mình là trung tâm của cả thế giới, cả gia đình đều xoay quanh đứa trẻ, mọi nhu cầu của nó đều được đáp ứng ngay lập tức, nếu không, nó sẽ ăn vạ, giận dữ, la hét.

Nó sống như vua, như một vị hoàng đế thật sự - cha mẹ, người giúp việc và cả gia đình tồn tại chỉ vì nó. Và tất nhiên, nó nghĩ thế giới rộng lớn ngoài kia cũng diễn ra theo cách như vậy: mặt trăng lên vì nó, mặt trời mọc vì nó, các mùa thay đổi vì nó.

 

Giai đoạn 2. Sau 7 năm đầu đời: có một sự đột phá, đứa trẻ không còn coi mình là trung tâm nữa, nó hướng tới những người khác. Nó bắt đầu thắc mắc về mọi thứ, nó trở thành người đầy hoài nghi vì hành trình đi tìm câu trả lời của nó đã bắt đầu.

Nó cảm thấy hứng thú với người khác, mọi thứ của thế giới này đều khiến nó tò mò và không ngừng tìm hiểu mọi thứ. Nhưng đặc biệt ở giai đoạn này, nó chỉ quan tâm đến người cùng giới tính. 

Đó là lý do tình bạn nảy sinh từ năm, 7 tuổi đến 14 tuổi là tình cảm sâu sắc nhất, bởi vì tâm trí khi đó chỉ quan tâm tới người đồng giới và tình bạn như vậy sẽ không bao giờ xảy ra một lần nào nữa trong đời.

 

Giai đoạn 3. Sau 14 năm đầu đời, cánh cửa thứ 3 mở ra: các bé trai không còn quan tâm đến các bé trai khác, các bé gái cũng không còn quan tâm đến bé gái khác. Trong giai đoạn này, những đứa trẻ có xu hướng quan tâm đến những người khác giới nhiều hơn.

 

Giai đoạn 4. Ở tuổi 21: chàng trai bắt đầu quan tâm đến tham vọng hơn là tình yêu: nó muốn thành công, muốn trở thành một nguyên thủ quốc gia, các tham vọng trở nên nổi trội, toàn bộ mối bận tâm của thiếu niên là nỗi khát vọng tương lai, ước muốn thành đạt.

Từ năm 21 đến năm 28 tuổi, anh ta sống trong một cuộc phiêu lưu.

 

Giai đoạn 5. Ở tuổi 28: họ bắt đầu ổn định, họ tìm kiếm một cuộc sống thoải mái, có chút số dư trong tài khoản ngân hàng. Họ không muốn trở thành nhà tài phiệt nữa, họ muốn có một ngôi nhà nhỏ nhưng vững chãi, một mái ấm để dừng chân, một sự đảm bảo.

Giờ đây, anh ta trở thành một phần của thị trấn, của thành phố, của thể chế. Anh ta không muốn đi đâu nữa, anh ta muốn ổn định cuộc sống và nghỉ ngơi một chút.

Ở tuổi 35: năng lượng cuộc sống đạt đến đỉnh điểm, vòng đời của con người đã hoàn thành một nửa và năng lượng bắt đầu suy giảm. Lúc này, anh ta không chỉ quan tâm đến sự đảm bảo và thoải mái, anh ta còn trở thành người theo chủ nghĩa truyền thống. 

 

Giai đoạn 6. Đến tuổi 42: đủ loại bệnh về thể chất và tâm thần bắt đầu phát ra, bởi vì lúc này, sự sống đang suy giảm, năng lượng đang di chuyển về phía cái chết. Và ở độ tuổi này, lần đầu tiên bạn bắt đầu thấy tôn giáo trở nên quan trọng.    

Nếu sống trong một xã hội trần tục và chưa từng được dạy về tôn giáo, bạn sẽ đối mặt với chặng đường gian nan nhất đời mình ở độ tuổi 42 – bởi vì xã hội không trao cho bạn một con đường, cánh cửa hay chiều hướng nào.

 

Giai đoạn 7. Ở tuổi 49: Con cái bạn cũng đã ổn định cuộc sống, lúc này, bạn có thể xáo trộn cuộc sống của mình. Ở tuối 49, con người bắt đầu nhìn về phía khu rừng, hướng vào bên trong, trở thành người hướng nội, ngày càng trở nên thiền định hơn và thường cầu nguyện hơn.

 

Giai đoạn 8. Ở tuổi 56: Con người phải trưởng thành đến mức không còn vướng bận các nghi thức xã giao. Người đó đã sống đủ, đã học đủ; lúc này anh ta nói lời cảm ơn mọi người và thoát ra khỏi các vướng bận đó.

 

Giai đoạn 9. 63 tuổi: Bạn trở thành một vòng năng lượng, không hướng về bất kỳ nơi nào ngoài chính mình, hoàn toàn tách khỏi mọi thứ xung quanh.

 

Giai đoạn 10. Ở tuổi 70: bạn đã sẵn sàng. Nếu bạn đã sống đúng nghĩa, sống từng khoảnh khắc, không bao giờ trì hoãn sang ngày mai, bạn cảm thấy mọi thứ thật trọn vẹn. Bạn biết ơn tất cả.

 

Người ta gọi đó là sự trưởng thành. Chia sẻ từ cuốn sách Trưởng thành của tác giả Osho - bạn đang thấy mình ở giai đoạn nào, độ tuổi tâm hồn và tuổi vật lý của bạn có giống nhau?

 

ST

Tình yêu tuổi học trò - nên hay không?

 

TÌNH YÊU TUỔI HỌC TRÒ - NÊN HAY KHÔNG? 

Tình yêu tuổi học trò nên hay không? là câu hỏi không chỉ những cô cậu học sinh quan tâm mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng muốn tìm kiếm câu trả lời. Tình yêu ở lứa tuổi học trò có lẽ là đẹp nhất, bởi đây là lúc chỉ có ăn, học và yêu thôi.

Tuy nhiên, nếu không được giáo dục và định hướng đúng cách, rất có thể khi yêu ở tuổi học trò sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường mà người chịu thiệt thòi vẫn là các em.

Tình yêu tuổi học trò có cái hay và cái dỡ của nó

Cái hay của nó là:

* Nếu như biết định hướng rõ ràng, và thông minh khi yêu thì tình yêu ở thời điểm tuổi học trò có động lực rất lớn trong việc giúp cả hai bạn tiến bộ hơn trong học tập. Yêu tuổi học trò có thể giúp cả hai cùng tiến bộ

* Khi còn là học sinh, chắc hẳn ai cũng muốn có một người quan tâm giúp đỡ mình mỗi khi gặp khó khăn.Tình yêu tuổi học trò rất đẹp, không toan tính, không vụ lợi.

Khi yêu cả hai có thể giúp đỡ nhau mọi thứ trong cuộc sống, từ việc học hành đến những vấn đề nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.

Sự quan tâm của đối phương đều giúp người còn lại cảm thấy hạnh phúc và tự tin hơn trong cuộc sống.

Cái dỡ của nó là:

* Tình yêu tuổi học trò sẽ khiến các bạn sao nhãng việc học tập. Bởi khi ấy mọi thời gian bạn đã dành cho người kia, luôn suy nghĩ, nhớ nhung, nhắn tin, chat mạng rồi trao nhau những stt nhớ nhung... thì đâu còn đầu óc và thời gian dành cho việc học.

* Sự non nớt trong suy nghĩ, trong trải nghiệm sống, nhiều cô cậu học sinh đã mắc phải những sai lầm, mà người chịu thiệt thòi chính là bản thân các bạn.

Tình yêu ở tuổi học trò, chỉ dùng cảm xúc, không dùng lí trí, khi yêu chẳng nghĩ ngợi, chẳng cân nhắc là đúng hay sai. Chính sự thiếu kinh nghiệm này đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

* Sự nông nổi của tuổi mới lớn, sự tò mò về mọi thứ xung quanh, cộng với sự thiếu tâm lý của các bậc phụ huynh đã dẫn đến nhiều câu chuyện thương tâm ở các em học sinh. Yêu nhau thề nguyền sống chết, song bố mẹ không đồng ý, cấm đoán, dẫn đến nhiều cặp đôi rủ nhau tự tử hoặc bỏ đi. Có thể nói tình yêu tuổi học trò có quá nhiều hệ lụy nếu không cân nhắc kỹ và có đủ lý trí khi yêu.

Tình yêu tuổi học trò nên hay không

Tuổi trẻ giống như một cơn mưa rào. Cho dù bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa nhưng bạn vẫn muốn đắm mình trong cơn mưa ấy lần nữa...

Nếu không đủ tỉnh táo, khi yêu ở tuổi học trò rất dễ dẫn đến những hậu quả đáng buồn.

Với những cái được và mất, chắc hẳn giờ bạn đã tự trả lời được câu hỏi Tình yêu tuổi học trò nên hay không đúng không nào!

-----------------

 

Yêu khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường giờ đã không còn là câu chuyện hiếm đối với mỗi thế hệ học trò. Với những cảm xúc xốn xang của tuổi dậy thì cùng sự phát triển và thay đổi của đời sống xã hội, tình yêu học trò giờ thành những “con sóng” đe dọa cuộc sống và tương lai của tuổi teen.

 

Một giáo viên dạy trường THCS ở quận Đống Đa khẳng định, tình trạng học sinh yêu ở bậc THCS đã có khá nhiều và nhiều học trò hiện giờ yêu rất "bạo". Các em không ngại ngần thể hiện tình cảm ngay ở lớp học, trước mặt thầy cô giáo và bạn bè.

Những con số đáng báo động

Theo báo cáo mới nhất công bố cuối năm 2022 của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), giai đoạn 2019 - 2021, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca phá thai.

Số ca mang thai tuổi vị thành niên (15-19 tuổi) chưa có xu hướng giảm trong những năm gần đây, chiếm khoảng 2,5% - 3% tổng số phụ nữ mang thai; Mỗi năm có thêm 3.000 ca phá thai ở tuổi vị thành niên.

 

Số liệu này được cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế tổng hợp từ báo cáo của các địa phương, không bao gồm cơ sở y tế tư nhân. Số thực tế có thể cao hơn rất nhiều. Đó là bởi, ở Việt Nam, hơn một nửa số ca phá thai thực hiện ở cơ sở công lập, hơn 40% được thực hiện ở cơ sở tư nhân.

 

Một nghiên cứu khác của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong 3 năm 2017-2019 có 210 sản phụ tuổi dưới 18 (91 ca ở Hà Nội), chiếm khoảng 0,3% tổng số sinh tại viện đầu ngành này, trong đó có một trường hợp 13 tuổi. Hầu hết các trường hợp đều sinh con lần đầu, ngoài ra có 4 sản phụ 16 tuổi sinh con lần 2. Tuy nhiên, con đầu đều đẻ non hoặc đủ tháng nhưng đã mất.