Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2023

Hội chứng cuồng thần tượng ở tuổi teen

 

HỘI CHỨNG CUỒNG THẦN TƯỢNG Ở TUỔI TEEN VÀ CÁCH NGƯỜI MẸ KÉO CON RA KHỎI 'U MÊ', TRỞ THÀNH MỘT HỌC SINH XUẤT SẮC

Chị N cảm thấy buồn bực, cô con gái lớn học lớp 8 dường như đã đi trượt "đường ray", khiến kết quả học tập rất bết bát.

Chị N về nhà, đang cố nghĩ xem mình đã sai ở đâu trong việc dạy con. Nhớ lại, cách đây 2 năm, cô con gái lớn lúc đó học lớp 6 đã có rất nhiều thành tích tốt.

 

Thời điểm ấy, chị N rất tự tin, việc học của con nên đã để cháu tự chủ động.

Công việc cứ cuốn đi, sau đó chị N thấy con rất ít ra khỏi phòng, mỗi lần về nhà, cháu thường ở lỳ, thậm chí khóa trái cửa. Chị thắc mắc thì một vài người bạn bảo rằng, ở cái tuổi "ẩm ương" ấy, đứa nào cũng vậy. "Có lẽ đó là chuyện bình thường của lứa tuổi", chị N nghĩ.

 

Cô con gái thi thoảng xin chị N tiền để mua đồ, bình thường chị N chẳng mấy bận tâm. Thế nhưng thời gian gần đây cháu mua rất nhiều, khi được hỏi thì giấu "tiệt" không nói. Lặng lẽ quan sát, chị nhận ra con gái mình đang sưu tập ảnh, đĩa nhạc... của một số nghệ sĩ nước ngoài.

Có vẻ như cô bé có tình yêu rất cuồng nhiệt với những nghệ sĩ này. Trong bữa ăn, lúc ngồi chơi, con gái chị đều say sưa kể về những nghệ sĩ đó. Rồi cô con gái bắt đầu xin đi chơi vào chiều cuối tuần.

 

Chị N chở con đến một quán cà phê, theo như giới thiệu đó là địa điểm sinh hoạt fan của nhóm nghệ sĩ con chị hâm mộ. Lần đầu tiên nhìn thấy những cô bé, cậu bé chỉ 12-13 tuổi hét như "điên" khi hình ảnh thần tượng được chiếu lên màn hình lớn, chị N cảm thấy bất an.

 

Sau cuộc đi chơi đó, chị yêu cầu con gái cho kiểm tra phòng, tất cả các ngăn bàn, tủ đồ đều tràn ngập ảnh, đồ lưu niệm của thần tượng. Thậm chí trong điện thoại của cô con gái có tới hàng chục nhóm chát dành cho fan.

Hóa ra, mỗi lúc cô bé đóng cửa để "học" thực chất là vào nhóm chát "buôn" đủ thứ chuyện về thần tượng. Có đêm, chị N dậy, lén nhìn qua khe cửa phòng con vẫn thấy có ánh sáng hắt ra, cứ nghĩ con chăm chỉ, bây giờ thì chị đã hiểu con thức khuya để làm gì.

Từ ngày đam mê thần tượng, cô bé trở nên chểnh mảng, những việc lặt vặt như lau nhà hay tự dọn phòng cũng bị "bỏ quên". Đặc biệt, nhiều lần giáo viên gọi điện để báo cho chị N biết, con chị không làm bài tập về nhà.

Từ một cô bé chăm học, chỉ sau một năm con chị N gần như "trôi hết" kiến thức cơ bản.

Cô bé cảm thấy mệt mỏi khi gia sư đến dạy kèm, đầu óc không chịu suy nghĩ và luôn cảm thấy sợ hãi mỗi khi đến lớp.

Kết quả học tập năm lớp 8, cô bé đứng gần cuối lớp, thậm chí hơn nửa số môn dưới điểm 5.

 

Bất lực, bẽ bàng, chị N chẳng biết phải làm sao. Có lần chị cáu, gom hết những bức ảnh, những đĩa nhạc thần tượng của con đi vứt. Chị thật sự sốc khi cô con gái gào khóc, lao vào cào cấu chị để giữ lại.

Chị N quyết định phải đồng hành để thay đổi con, không thể đứng nhìn con trôi theo những cảm xúc bồng bột như thế.

 

Ban đầu là "làm bạn", mỗi tối chị N đều dành thời gian tâm sự với con, những câu chuyện đại loại "ban nhạc này hát hay con nhỉ" hay "bé sau này có muốn làm nghệ sĩ nổi tiếng không?". Chính những câu chuyện ấy, dần dần giúp chị N bước vào thế giới của con.

Cô bé không giấu diếm nữa, sẵn sàng tâm sự với mẹ đủ chuyện. Từ ấy, chị N gần như nắm bắt được toàn bộ diễn biến tâm lý của con.

 

Trong câu chuyện mỗi ngày, thi thoảng chị N lại kể tiểu sử của một nghệ sĩ nào đó cho con nghe. Tất nhiên, chị đã chọn nhân vật tiêu biểu. Chị bảo "này bé, con biết ca sĩ A không? Cô ấy trước khi nổi tiếng trên sân khấu thì còn là học sinh xuất sắc đấy"...

 

Dần dần, những câu chuyện "đưa đẩy" mà chị N tâm sự với con đã có tác dụng. Cô con gái bắt đầu nói về chuyện học, nào là kiến thức khó, nào là con thấy áp lực khi bị gọi lên bảng... Khi con nói hết, chị N đều tìm cách hóa giải những "nỗi niềm" ấy bằng một câu chuyện "vượt khó".

 

Sau vài tuần "chăm chỉ", chị gợi ý muốn học cùng con và được chấp thuận. Hai mẹ con cùng ngồi học, cứ thế, chỉ trong vào tháng cô bé bắt đầu biến chuyển.

Chị N quan sát thấy con không nhắc nhiều về thần tượng nữa, cháu cũng không còn sợ bị gọi lên bảng, các bài kiểm tra bắt đầu có điểm số cao...

 

Cho tới một ngày, cháu về nhà và bật khóc, chị N hỏi thì cháu bảo con vừa được giải nhất môn lịch sử ở trường. Khoảnh khắc ấy, chị N hiểu rằng mình đã kéo được con ra khỏi cơn "u mê" thần tượng.

Đúng như dự đoán, khi cô con gái gạt được nỗi sợ hãi học tập thì cháu bắt đầu chăm chỉ. Cộng thêm sự khích lệ và đồng hành của chị N, cháu đặt mục tiêu phải thi học sinh giỏi cấp quận.

 

Buổi tối nhận được kết quả giải nhì học sinh giỏi cấp quận, chị N thấy cô con gái lặng lẽ cất những bức ảnh, đĩa nhạc của thần tượng vào chiếc hộp giấy. Kể từ hôm đó, chị N không còn thấy con nhắc về những thần tượng đó nữa.

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2023

Cách hóa giải vợ chồng lục đục

 

CÁCH HÓA GIẢI VỢ CHỒNG LỤC ĐỤC

 

Raymond Hull - nhà biên kịch người Anh đã nói: “Đám cưới nào cũng hạnh phúc cả, chỉ có cuộc sống chung sau đó là có nhiều rắc rối”. Quả thực, cuộc sống hôn nhân không chỉ có màu hồng như bạn từng mơ mộng mà còn xen lẫn cả màu xám u ám của những trận cãi vã, giận hờn. Vậy cách hóa giải vợ chồng lục đục là gì?

 

Vì sao vợ chồng lục đục, khắc khẩu?

Để hóa giải vợ chồng lục đục thì bạn cần làm rõ những lý do dẫn đến sự cãi vã của các cặp đôi. Dưới đây một số nguyên nhân phổ biến. 

 

* Do mâu thuẫn về tiền bạc

Ngày nay, các cặp vợ chồng hay xảy ra tranh chấp, cãi vã là do liên quan đến vấn đề tiền bạc. Khi cả hai có thu nhập riêng và hướng đến độc lập kinh tế, việc quyết định ai trả tiền cho những khoản chi tiêu trong gia đình thường gặp khó khăn, không có tiếng nói chung. 

Ngoài phần tiền chung dùng để chi trả phí sinh hoạt như thuê nhà, học phí của con, cưới hỏi, đám giỗ, quà cáp cho bố mẹ hai bên,... thì mỗi người đều cần có những khoản cần chi tiêu riêng.

Do đó, khi chưa có sự thống nhất rõ ràng về tiền bạc khiến nhiều cặp vợ chồng lâm vào cảnh khó xử vì tiền anh, tiền tôi và tiền chúng ta. Từ đó, vợ chồng lục đục, phát sinh xung đột, tranh cãi.

 

* Do tính cách trái ngược nhau

Chắc hẳn, ai cũng mong muốn bản thân sẽ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, ấm êm. Tuy nhiên, chính sự đa dạng về tính cách, sở thích và quan điểm sống khiến quan hệ vợ chồng trở nên căng thẳng.

Vì mỗi người sinh ra ở môi trường khác nhau nên tính cách, tư duy, hành động dễ có sự tương phản, không ai giống ai. 

 

Cả hai người đều có cá tính riêng nên khi sống chung với nhau thì không thể tránh khỏi việc xích mích, va chạm.

Nếu vợ chồng thiếu sự tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu sẽ xảy ra mâu thuẫn, bất đồng trong cuộc sống hằng ngày.

 

Vợ chồng cãi nhau nên làm gì?

Ông cha thường có câu: “Bát đũa còn có lúc xô nhau”. Do đó, hôn nhân dù có hạnh phúc đến đâu cũng có lúc nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp. Sau đây mấy quy tắc khi vợ chồng cãi nhau mà bạn nên tuân thủ để giữ lửa hôn nhân.

 

 * Nhường nhịn và bao dung

Người xưa thường bảo: “Một điều nhịn, chín điều lành”. Đây là nguyên tắc quan trọng để gìn giữ cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Trong bất kỳ tình huống nào, bạn nên cố gắng nhường nhịn, khoan dung với người bạn đời của mình vì trên đời không có ai hoàn hảo. 

Hãy tôn trọng sở thích, quyền lựa chọn của nửa kia. Đừng ép buộc họ phải sống theo ý bạn, cũng đừng hơn thua, giành phần thắng về mình. Bởi thắng thua không quan trọng, quan trọng nhất là vợ chồng hòa thuận, đồng lòng, gia đình ấm êm, vui vẻ. 

 

* Không cãi nhau trước mặt người khác

Sai lầm mà các cặp vợ chồng trẻ thường mắc phải đó là cãi nhau trước mặt người khác trong lúc không kiểm soát được cơn nóng giận. Tuy nhiên, ông bà ta dạy rằng, vợ chồng thì nên “đóng cửa bảo nhau”.

Bởi sự can thiệp của người ngoài có thể khiến tình hình trở nên xấu đi, làm gia tăng mâu thuẫn. 

 

Hơn thế nữa, việc cãi nhau trước mặt bạn bè, người thân và con cái sẽ để lại ấn tượng xấu với họ. Đặc biệt, điều này còn làm ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, sự phát triển của trẻ trong tương lai

 

Cách hóa giải vợ chồng lục đục hiệu quả

Một trong những cách hóa giải vợ chồng lục đục là sinh con. Con cái là kết tinh của tình yêu, mang lại sự gắn kết mạnh mẽ giữa hai người. Khi có con, cả hai sẽ dành tình yêu thương, tâm trí cho đứa bé.

Họ có nhiều điểm chung để quan tâm và chia sẻ hơn. Từ đó, những chuyện vụn vặt thường ngày trở nên không còn quan trọng.

Đứa con cũng đem đến niềm vui, giúp các cặp vợ chồng sống có trách nhiệm hơn. Họ sẽ ưu tiên vào việc chăm sóc và nuôi dưỡng đứa bé, xây dựng một gia đình hạnh phúc, tạo cho con một môi trường sống lành mạnh, tích cực

 

Hôn nhân không phải lúc nào cũng hạnh phúc. Đừng cảm thấy những mâu thuẫn vụn vặt là rào cản mà hãy biến nó thành trải nghiệm thú vị để cuộc sống vợ chồng thêm thăng hoa.

 

Nóng nảy tức giận thì được gì?

 

NÓNG NẢY TỨC GIẬN THÌ ĐƯỢC GÌ?

Nóng nảy là sự phẫn nộ một cách bất lực với bản thân, là một cái cớ để trút giận vô cớ lên người khác.

Có lẽ, chúng ta sau khi trút giận sẽ cảm thấy rất sảng khoái, nhẹ nhõm, nhưng thực ra, bản thân sự việc vẫn chưa hoàn toàn được giải quyết, bất kể một chuyện nào đó tiếp theo đều có thể là một que diêm châm ngòi lên sự nóng nảy của bạn.

Nhưng, bạn tức giận thì được gì?

Chẳng được gì ngoài việc người khác sẽ chỉ dám nhìn bạn từ xa, lướt qua bạn, bởi họ sợ bạn sẽ trút giận lên họ.

Nếu tần suất nóng nảy càng cao, ấn tượng của người khác về bạn sẽ chỉ là “giỏi giang chả thấy đâu, chỉ thấy suốt ngày tức giận.”

Đời người ngắn ngủi, tương lai vô định, chúng ta không thể biết ngày hôm sau sẽ mang tới cho ta chuyện gì bất ngờ, vậy thì ngày hôm nay hãy cứ sống thật vui vẻ, thật đơn giản thôi.

Thế gian này, ngoài sống chết ra, chuyện gì cũng đều chỉ là chuyện nhỏ, không có chuyện gì to tát đáng để bạn bực mình cả, rồi cuối cùng lại được một mất mười.

Bạn đến với cuộc đời, hãy chỉ nhìn về phía ánh mặt trời, băng qua núi cao biển rộng, để tâm trạng tiêu cực trôi theo làn gió.

Nên hiểu rằng sống là xứng đáng, bởi vì vạn vật đáng yêu, chứ nó không mang tới cho bạn lí do để tức giận.

Người tính khí tốt, miệng có đức ắt có phúc; người tính khí xấu, miệng thiếu đức ắt vô phúc.