RANH GIỚI GIỮA TỐT VÀ XẤU
Sự tử tế thật sự không phải là điều gì đó mà ta cố tình thể hiện cho người khác thấy, mà nó là điều sẽ khiến mọi người cảm thấy hạnh phúc và tự nhiên. Nếu không, thì hành vi tử tế đó có chăng chỉ là tham vọng dưới ánh hào quang, là ý đồ xấu xa không hơn không kém.
Người xưa từng có câu: “Điều ác, sợ người biết, liền biến thành đại ác; điều thiện, muốn người biết, không phải là thiện thật sự”.
Thiện ý không chỉ là cần phải có một trái tim nhân hậu, mà còn cần cả sự đồng cảm.
Câu chuyện đơn giản thế này, có một trường hợp nọ, khi đó các doanh nhân nhận tài trợ cho trẻ em nghèo vùng núi. Tiếp đó một buổi lễ quyên tặng sẽ được tổ chức tại sân thể thao của trường, với sự tham gia và chứng kiến của toàn thể giáo viên và học sinh.
Những doanh nhân này thường chất một đống tiền mặt mà họ sẽ quyên góp thành một “quả núi” nhỏ, rồi gửi thông báo đến các báo đài, và phóng viên để họ đến chụp ảnh về những đứa trẻ cùng đống tiền đó.
Những “hoạt động phúc lợi công cộng” như thế vẫn luôn nối tiếp nhau diễn ra hằng năm.
Trong những buổi lễ như vậy, những doanh nhân thường sẽ mặc vest chỉnh tề, nở nụ cười chuẩn mực và nhìn vào máy quay, còn những đứa trẻ thì đương nhiên là rất khó để làm quen với hoạt động lớn như thế. Do đó, chúng chỉ có thể cúi đầu, nắm lấy góc áo mà run rẩy lập cập, vẻ mặt đầy lo lắng.
Vậy mà vẫn chưa xong, những đứa trẻ sau khi chụp ảnh xong, còn phải nhìn thẳng vào máy quay để kể ra hoàn cảnh gia đình mình khốn khó thế nào. Việc làm này đã khiến nhiều trẻ em đánh mất đi sự lạc quan và tự tin của chúng.
Kết quả là mặc dù các em nhận được sự giúp đỡ về tài chính, nhưng thay vào đó là đổi lấy sự mặc cảm và tự ti.
Những điều mà các doanh nhân này làm, thật sự không phải là lòng tốt, mà là tham vọng dưới ánh hào quang; đó càng không phải là thiện ý, mà là ý đồ xấu xa được che giấu dưới lớp vỏ bọc của lòng tốt.