Hiển thị các bài đăng có nhãn Triết lý. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Triết lý. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2024

Cùng suy ngẫm mấy câu triết lý

 

CÙNG SUY NGẪM MẤY CÂU TRIẾT LÝ

Nietzsche là một nhà phê bình văn hóa, nhà tiểu luận và triết gia người Đức. Ông nổi tiếng với những lời chỉ trích không khoan nhượng đối với tôn giáo và đạo đức truyền thống châu Âu. Các tác phẩm của ông đã ảnh hưởng đến nhiều nhà tư tưởng sâu sắc của thế kỷ 20.

Sau đây là mấy câu nói của Friedrich Nietzsche để bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về tình yêu, đức tin và sự thật. 

 1.Tất cả mọi thứ đều có thể được giải thích. Bất kỳ cách giải thích nào chiếm ưu thế tại một thời điểm nhất định đều là do quyền lực, chứ không phải đó là sự thật.

2. Đàn ông thường thích 2 điều: sự nguy hiểm và vui chơi. Vì lý do đó, anh ta muốn phụ nữ như một món đồ chơi nguy hiểm nhất.

3. Đức tin, có nghĩa là không muốn biết sự thật là gi. 

4. Cách chắc chắn nhất để làm hỏng một thanh niên là hướng dẫn cậu ta tôn trọng những người có suy nghĩ giống nhau hơn những người có suy nghĩ khác biệt. 

5. Ở cá nhân, sự điên rồ là rất hiếm; nhưng trong các nhóm, đảng phái, quốc gia và thời đại thì đó là quy luật.

6. Con rắn nào không lột da thì sẽ chết. Tương tự vậy, tư duy bị ngăn cản thay đổi thì không còn là tư duy nữa.

7. Bạn có cách của bạn. Tôi có cách của tôi. Về phần con đường đúng đắn thì con đường đúng đắn và con đường duy nhất, không tồn tại.

8. Luôn có sự điên rồ trong tình yêu. Nhưng luôn có lý do nào đó cho sự điên rồ ấy.

9. Không phải thiếu tình yêu mà là thiếu tình bạn mới khiến hôn nhân không hạnh phúc.

10. Thực ra, hy vọng là tệ nạn tệ hại nhất vì nó kéo dài nỗi thống khổ của con người. 

11. Ngày nay cũng như mọi khi, đàn ông được chia thành hai nhóm: nô lệ và người tự do. Bất cứ ai không có hai phần ba thời gian trong ngày cho riêng mình, đều là nô lệ, bất kể anh ta là ai: một chính khách, một doanh nhân, một quan chức hay một học giả.”

12. Cuối cùng, điều mà chúng ta yêu là sự khao khát, chứ không phải điều chúng ta mong muốn.

- Tham khảo Insight State

 

 

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2023

Triết lý "nước và chiếc chén" chỉ rõ nguồn gốc của phiền não

 

TRIẾT LÝ "NƯỚC VÀ CHIẾC CHÉN" CHỈ RÕ NGUỒN GỐC CỦA PHIỀN NÃO

Nếu ví cuộc sống là nước, thì công việc, tiền tài, địa vị chính là chiếc chén đựng. Nếu cứ hoài phí tâm tư ở cái chén thì mọi người sao còn có thể có tâm tư để ý đến vị ngọt đắng của nước nữa, đây chẳng phải tự mình tìm phiền não hay sao?

Có một lần, mấy người chúng tôi là bạn học lâu năm gặp lại, cùng hẹn nhau đến nhà thầy giáo thời đại học. Thầy giáo rất vui mừng, hỏi chúng tôi cuộc sống hiện tại của mỗi người như thế nào.

Không ngờ chỉ một câu hỏi của thầy đã khiến mọi người phàn nàn không thôi. Mọi người nhao nhao nói ra những việc không như ý trong cuộc sống như: Áp lực công việc lớn, cuộc sống có nhiều phiền não, buôn bán cạnh tranh khó khăn, con đường thăng tiến tắc nghẽn…

Dường như mọi người đều nói quên mất thời gian. Thầy giáo nghe chỉ cười mà không nói gì, rồi từ trong bếp lấy ra mấy chén trà đặt ở trên bàn.

Những cái chén này đủ kiểu dạng khác nhau. Có cái làm bằng sứ, có cái làm bằng thủy tinh, có cái làm bằng đất nung. Cái thì thoạt nhìn xa hoa cao quý, cái thì có vẻ bình thường sơ sài…

Thầy giáo nói: “Tất cả đều là học trò của ta, cho nên ta sẽ không xem mọi người là khách, nếu ai khát thì tự mình rót nước mà uống đi.”

Nói nãy giờ như xả được một bụng tâm sự, mọi người đều cảm thấy khát khô miệng, liền cầm cái chén mà mình cảm thấy vừa ý rót nước uống.

Chờ trong tay mọi người đều cầm một chén nước, lúc này thầy giáo mới nói: “Các trò có phát hiện ra rằng, trong tay mỗi người là một cái chén được trang trí tỉ mỉ đẹp nhất, tốt nhất. Còn cái chén làm bằng đất nung này thì lại không có ai chọn nó.”

Đương nhiên tất cả chúng tôi thấy thật khó hiểu, ai cũng đều hy vọng rằng cái chén mình cầm trên tay là cái đẹp nhất.

Thầy giáo nói: “Đây là nguồn gốc phiền não của các trò.”

Mọi người cần là thứ nước bên trong mà không phải là cái chén đựng nó. Nhưng chúng ta vô tình hay cố ý lại đi chọn cái chén tốt nhất.

Điều này cũng giống như cuộc sống của chúng ta vậy. Nếu cuộc sống được ví là nước, như vậy thì công việc, tiền bạc, địa vị… tất cả những thứ này chính là cái chén, chúng chỉ là thứ công cụ để chứa đựng nước – cuộc sống của chúng ta mà thôi.

Kỳ thực, cái chén thật tốt, thật đẹp hay xấu xí cũng không làm ảnh hưởng chất lượng của nước bên trong. Nếu cứ hoài phí tâm tư ở cái chén thì mọi người sao còn có thể có tâm tư để ý đến vị ngọt đắng của nước nữa. Đây không phải là tự tìm phiền não sao?

Theo Tinh Hoa

 

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2023

Triết lý câu nói “học gói học mở”

 

TRIẾT LÝ CÂU NÓI “HỌC GÓI HỌC MỞ”

Nói về việc "học gói, học mở", theo cách nghĩ của nhiều người: tổ tiên cha ông chúng ta không có chia, tách chuyện "học gói, mở" này. Có gói ắt phải có mở, âu cũng là một lẽ thường tình trong đời sống.

Hoàn toàn không phải do tiện miệng mà nói theo vần, việc "học gói, học mở" không phải chỉ dừng lại ở chuyện gói, mở đồ vật, hàng hóa bình thường.

Phạm trù "gói", "mở" này rất sâu rộng, bao hàm hầu hết các vấn đề trong đời sống, công việc; là một vấn đề triết học sâu sắc luôn tồn tại trong đời sống con người, đời sống xã hội, vũ trụ vô hạn. Tuy rằng đời sống mỗi con người chỉ có hạn.

Trong vô hạn có hữu hạn. Việc học gói, học mở chính là học cách nhận biết cái hữu hạn trong vô hạn, cái vô hạn trong hữu hạn. Nói một cách nôm na, trong đời sống con người, đời sống xã hội, chúng ta luôn phải đối mặt tới những vấn đề "quên đi", "nhớ lại", "đóng vào", "mở ra".

Sự phức tạp trong đời sống tình cảm, trong xã hội luôn cần có những giải pháp để hóa giải. Hóa giải các mâu thuẫn, xung đột để tồn tại, để phát triển. Cổ nhân nhắc người đời sau phải "học gói, học mở" để khép lại cái củ lổi thời, củ kỹ, mở ra cái mới lý thú, tốt đẹp hơn, để cho cuộc sống tinh thần mỗi người, cuộc sống xã hội ổn định tốt hơn.

Việc "học gói, học mở" chính là để mối giao tiếp giữa người với người tốt đẹp hơn, để việc làm có hiệu quả hơn, để cho mỗi người được sống vui vẻ hơn.