Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2023

Cái ôm “nhiệm màu”

 

CÁI ÔM “NHIỆM MÀU”

 

Đã bao giờ bạn cảm thấy việc nhận được một cái ôm trong một ngày tồi tệ có tác dụng an ủi tuyệt vời chưa? Bạn có biết tại sao một cái ôm lại có tác dụng “nhiệm màu” như vậy không?

 

Từ lâu, những cái ôm đã được hiểu là hành động âu yếm mà những người thân yêu dành cho nhau. Chúng ta ôm cha mẹ, ông bà, người yêu và bạn bè để thể hiện tình cảm. Nhưng bạn có biết, những cái ôm còn được khoa học chứng minh rằng có tác động tích cực đến cơ thể con người?

 

Từ “thiền định bằng cách ôm” của nhà sư Thích Nhất Hạnh

Nhà sư người Việt đã phát minh ra phương pháp thiền định bằng cách ôm (nguyên gốc tiếng Anh: hugging meditation). Ông giải thích, ở đây, bạn không đơn thuần chỉ là ôm người kia trong vòng tay một cách chóng vánh hay vỗ nhẹ lên lưng người ấy vài cái, mà nó phải thật sự xuất phát từ trái tim.

Có nghĩa là, bạn phải dành cả tâm trí, tình cảm cho hành động ôm một người.

 

Bằng cách giữ một người trong vòng tay và điều hòa hơi thở, tâm trí bạn biết rằng, bạn thực-sự kết nối với người đó. Khi chúng ta ôm nhau, trái tim của chúng ta kết nối và chúng ta biết rằng chúng ta không phải là những sinh vật riêng biệt.

Ôm với chánh niệm và sự tập trung có thể mang lại sự hòa giải, chữa lành, hiểu biết và nhiều hạnh phúc. Việc thực hành ôm ấp với chánh niệm đã giúp rất nhiều người hòa giải với nhau: cha và con trai, mẹ và con gái, bạn bè với bạn bè, và rất nhiều người khác.

 

Ông còn hướng dẫn rằng: Việc luyện tập thiền định bằng cách ôm rất dễ. Bạn chỉ cần đứng trước người mình yêu thương, điều hòa nhịp thở và dang rộng vòng tay. Trong nhịp thở thứ nhất, hãy tự nhắc nhở bản thân rằng cả hai người đều còn sống. Nhịp thở thứ hai đi cùng với suy nghĩ: Liệu rằng 300 năm nữa, hai người sẽ ở đâu? Và cuối cùng, nhịp thở thứ ba, bạn hãy nhắc nhở bản thân về sự quý giá của mối quan hệ này.

 

Đến những nghiên cứu khoa học về cái ôm

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, việc ôm ấp có thể cải thiện mối quan hệ, làm giảm stress, tăng oxytocin và phòng chống tăng huyết áp.

Khi bạn căng thẳng, cảm giác được ôm ấp sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Trong cuộc sống hiện đại chúng ta phải đối mặt với rất nhiều áp lực gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Vì thế, một cái ôm đúng lúc sẽ giúp cơ thể bạn sản sinh ra chất chống cortisol (loại chất làm gia tăng căng thẳng).

Oxytocin là một loại hormone được sinh ra trong máu khi người ta cảm thấy được yêu thương. Vậy nên, nếu bạn trao cho người khác một chiếc ôm, cả bạn và người kia đều cảm thấy hạnh phúc hơn nhờ loại hormone này đấy.

 

Và cuối cùng, khi bạn được yêu thương, trái tim bạn sẽ trở nên khỏe mạnh theo đúng nghĩa đen. Từ đó, nguy cơ chịu đựng bệnh cao huyết áp sẽ được giảm đáng kể.

 

5 ngôn ngữ tình yêu

 

5 NGÔN NGỮ TÌNH YÊU CẦN BIẾT ĐỂ HẠNH PHÚC LÂU DÀI: BỀN VỮNG HAY KHÔNG, NHẤT ĐỊNH PHẢI CÓ CHUNG MỘT “TIẾNG NÓI”

 

Ngôn ngữ thứ nhất: Những từ ngữ yêu thương

Chúng ta dễ hiểu một con người nhất, đặc biệt là người mình yêu qua lời nói. Đó là lý do "những từ ngữ yêu thương" là ngôn ngữ tình yêu đầu tiên được nhiều người sử dụng nhất. Với đa số mọi người, nói lời yêu ai đó vốn không phải điều khó khăn. Bạn thực hành những lời yêu thương hàng ngày với người thương: "Anh yêu em", "em nhớ anh lắm" hay "Mình thương cậu thật nhiều"...

 

Văn hóa Á Đông, việc nói lời yêu thương không phải điều dễ dàng, nhất là thế hệ đi trước. Hiểu ngôn ngữ tình yêu, người ta thấy đó là điều quan trọng trong cả các mối quan hệ gia đình giữa bố mẹ với con cái, giữa những người bạn thân.

Nhưng những đứa trẻ phương Tây nói "con yêu mẹ" hay bố mẹ nói lời cảm ơn con cái dễ dàng.

Hóa ra, ngôn ngữ yêu thương với nhiều người cũng không đơn giản. Với nhiều người phương Đông, Những bậc bố mẹ châu Á không mạnh thể hiện ngôn ngữ yêu thương nhưng luôn theo sát con cái cùng vô vàn hành động quan tâm. Bà mẹ châu Á đôi khi lúng túng để nói câu "Mẹ yêu con" nhưng những đĩa hoa quả được gọt và bày chỉn chu trên đĩa, khẽ khàng đưa vào bàn khi con đang học là một trong những ngon ngữ yêu thương tuyệt vời nhất trên đời.

 

Ngôn ngữ thứ hai: Hành động quan tâm

Gary Chapman gọi đó là "Acts of Service" - những hành động thể hiện sự quan tâm hỗ trợ nhau trong tình yêu và cuộc sống, từ những cử chỉ đơn giản, ý nhị như xách đồ hộ, nấu một nồi cháo khi ốm cho đến những hỗ trợ lớn hơn, gánh vác trách nhiệm cùng nhau trong việc cùng nuôi dạy con cái.

Mệt mỏi vì phải nghe những câu nói trót lưỡi đầu môi, nhiều người mong muốn thấy hành động ở người yêu mình. "Em cần anh quan tâm em hơn" - hãy để ý tới những điều em mong muốn dù em chưa nói, dẫn em đi quán ăn em yêu thích mà không suốt ngày hỏi "em muốn ăn gì".

Hành động quan tâm là một phổ rộng, đôi khi bao trùm cả những ngôn ngữ khác. Ở mức lý tưởng, nhiều người coi đó có thể là sự hy sinh vì nhau trong tình yêu.

 

Ngôn ngữ thứ ba: Khoảng thời gian ý nghĩa

Để thể hiện tình yêu, sự công nhận và khiến ai đó hạnh phúc trong tình yêu, đôi khi lời nói và hành động hỗ trợ, giúp đỡ, gánh vác trách nhiệm không phải điều quan trọng nhất. Sự cần thiết của những khoảng thời gian có ý nghĩa, chất lượng (Quality time) là cách để hai người thực sự cảm nhận sự hiện diện của mình trong cuộc đời đối phương.

Có một ví dụ rất nhỏ ở trong rạp chiếu phim. Bạn có bao giờ để ý rằng, thường sẽ có một người đứng mua vé xem phim và một người đứng chờ không? Tuy nhiên, có những cặp đôi luôn đứng cạnh nhau khi cùng mua vé xem phim: Họ không "thừa thời gian" hay "rảnh nhỉ", chỉ là họ muốn tối ưu hóa những khoảng thời gian có thể dành cho nhau.

Khoảng thời gian có chất lượng trong một mối quan hệ là khi mỗi người thực sự tập trung vào đối phương, dù bên nhau dài hay ngắn. Bạn tắt máy tính mỗi tối ở với nhau để tập trung xem phim hay cùng nhau nấu nướng. Những sáng chủ nhật rảnh rỗi, hai người không cần làm gì lớn lao, chỉ đơn giản nằm cạnh nhau, nhỏ to vài câu chuyện. 

Họ biết điều mình cần thực sự khi ở cạnh nhau không chỉ là lời nói, hành động quan tâm mà thực sự là những giây phút quý giá.

 

Ngôn ngữ thứ tư: Những món quà

Nên tách biệt những món quà ra khỏi Hành động quan tâm để thấy được rằng, cuộc sống vật chất ở thời điểm hiện tại là yếu tố không thể coi nhẹ trong chuyện tình cảm. Khoan bàn rằng mưu cầu vật chất trong mối quan hệ là đúng hay sai. Nếu bạn đang cần tìm những chỉ số báo hiệu tình trạng khỏe mạnh của mối quan hệ, việc tặng và nhận quà (Receiving gifts) là yếu tố quan trọng cần được quan tâm.

Nhu cầu về vật chất lúc nào cũng lớn trong các mối quan hệ - đó vừa là cách thể hiện sự quan tâm, vừa là cách để thẩm định khả năng tài chính của một người nếu muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài.

Bạn có thể không cần nói những lời "sến sẩm", nhiều cô nàng cũng không thích các anh chàng "tủn mủn" chỉ biết đón đi học, làm bài tập hộ và thậm chí; ở bên nhau quá lâu cũng khiến họ chán ngán để tập trung vào khoảng thời gian dành cho nhau. Điều họ cần là những món quà, hiểu rộng hơn là cả vật chất và tinh thần (dù thiên về vật chất).

 

Ngôn ngữ thứ năm: Những giao tiếp cơ thể

Có khó quá không khi nghĩ về giao tiếp cơ thể mà không nghĩ về quan hệ tình dục? Trên thực tế, tình dục là một yếu tố quan trọng nhiều người mong muốn trong mối quan hệ.

Nhưng có những giao tiếp "mềm" hơn và thực sự cần thiết hơn trong tình yêu; dù là tình cảm bố mẹ con cái, tình cảm cặp đôi, tình cảm bạn bè cũng đều cần thiết. Đó là những cái ôm, vỗ vai, cái khẽ chạm tay khi ai đó gặp chuyện buồn hay cả việc bạn… mát-xa cho người đồng nghiệp yêu quý giữa giờ giải lao chẳng hạn?

 

Ngôn ngữ cơ thể luôn có sức mạnh rất lớn cả về cảm xúc, tinh thần và năng lượng. Những giao tiếp cơ thể (Physical touches) được Gary Chapman đánh giá cao vì ông hiểu rằng, "chạm" là giác quan nhạy cảm và tinh tế nhất với con người.

Người ta nói rằng một cái ôm truyền đi nhiều năng lượng hơn cả lời nói - tất nhiên trong sự cho phép và chừng mực để cả hai đều thấy thoải mái.

Nhiều người cần một cái ôm hơn bất cứ điều gì, đặc biệt là những người đã từng trải qua những sự thiếu thốn, mất mát tình cảm. Lâu rồi, họ dần quên cảm giác được ai đó an ủi vỗ về.

Bạn đã từng chờ người yêu đi đâu xa về ở sân bay, dành cho nhau một cái ôm thật chặt - cái ôm quan trọng hơn cả quà, cả lời yêu thương? Đó là những biểu hiện của ngôn ngữ tình yêu thứ 5 rất đỗi quan trọng trong tình yêu của mỗi người.

***

Chúng ta yêu nhau bằng nhiều cách, thể hiện tình cảm qua nhiều phương thức nhưng đều tựu chung ở những điểm tương tự như trên. Bạn không cần phải thực hành và duy trì cả 5 ngôn ngữ tình yêu trong một mối quan hệ nhưng cần hiểu rõ cách nào sẽ khiến đối phương hạnh phúc để sử dụng đúng thứ "ngôn ngữ". Không có công thức đảm bảo cho tình yêu hạnh phúc lâu bền nhưng sẽ có cách để bạn đi đúng đường trên hành trình dài chông chênh và vạn biến mang tên tình yêu.

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2023

Tập thể dục không đúng cách khiến con người già đ

 

TẬP THỂ DỤC KHÔNG ĐÚNG CÁCH LÀM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ, CÓ THỂ KHIẾN CON NGƯỜI GIÀ ĐI

Tập thể dục cường độ cao thúc đẩy quá trình lão hóa

Nghiên cứu y học đã phát hiện ra rằng tập thể dục cường độ cao có thể tăng cường quá trình trao đổi chất, đẩy nhanh quá trình phân chia tế bào và thay thế các tế bào già cỗi, đồng thời giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái tràn đầy sức sống.

Tuy nhiên, số lần tế bào phân chia là có giới hạn, vì vậy tập thể dục cường độ cao có thể rút ngắn tuổi thọ của một người.

 

Barry A. Franklin, Giám đốc Phòng ngừa Bệnh tim mạch và Phục hồi Chức năng tim tại Trung tâm Y tế Royal Oak Beaumont ở Michigan và là Giáo sư Nội khoa tại Trường Y William Beaumont thuộc Đại học Oakland, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times rằng tập thể dục cường độ cao có thể gây ra tăng nhịp tim và huyết áp, có thể dẫn đến nhịp tim không đều hoặc đau tim.

Đặc biệt đối với những người đang mắc bệnh tim - bao gồm những người mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch, động mạch vành bị tắc nghẽn, các vấn đề về cấu trúc tim và bệnh cơ tim phì đại, thì tập thể dục cường độ cao có thể gây tử vong.

 

Các nghiên cứu đã gợi ý rằng những người ít vận động nhất và không khỏe mạnh có nguy cơ cao nhất mắc các biến cố tim mạch cấp tính liên quan đến tập thể dục. Một cơ sở dữ liệu của hơn 2,9 triệu thành viên phòng tập thể dục cho thấy gần một nửa số ca tử vong liên quan đến tập thể dục xảy ra ở những thành viên tập thể dục không thường xuyên hoặc ít hơn một lần một tuần.

 

Một số người trưởng thành với nhịp sống bận rộn có xu hướng bắt đầu hành trình rèn luyện sức khỏe của mình bằng các bài tập cường độ cao, cho rằng tập theo cách này tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn. Nhưng nếu người bệnh có bệnh tim mạch tiềm ẩn mà không biết thì sẽ rất nguy hiểm. Franklin khuyên mọi người nên trải qua hai hoặc ba tháng luyện tập đi bộ dần dần thay vì chạy ngay khi mới bắt đầu.

Cách tập thể dục vừa phải

Franklin đề xuất bốn kế hoạch tập thể dục bằng cách đi bộ.

● Người cao tuổi có thể trạng kém nên đi bộ trong 1 giờ với tốc độ 2 dặm/giờ, 4 ngày một tuần.

● Người khỏe mạnh nên tập thể dục cường độ vừa phải, 3 ngày một tuần và đi bộ với tốc độ 3 dặm/giờ, mỗi lần 1 giờ.

● Đối với những người tương đối khỏe mạnh, bạn cũng có thể đi bộ 30 phút hoặc hơn với tốc độ 2,5 dặm đến 3 dặm một giờ, 5 đến 6 ngày một tuần. Đây cũng là một chương trình có cường độ vừa phải.

● Đi bộ 7000 bước mỗi ngày.

Y học cổ truyền Trung Quốc: hoãn mạn viên

Khí công và các bộ môn tăng cường sức khỏe cổ xưa khác của phương Đông dạy mọi người thực hành các động tác chậm rãi và nhẹ nhàng để đạt được một cơ thể khỏe mạnh.

Những bài tập này đi kèm với hướng dẫn trong việc tu luyện con người, bao gồm điều độ trong thực phẩm và các khía cạnh khác của cuộc sống.

 

Hoa Đà, một thầy thuốc nổi tiếng thời cổ đại, nói rằng cơ thể cần siêng năng lao động, nhưng không cực đoan. Nói cách khác, luyện tập nhất định phải có phương pháp chính xác, cho nên Trung y cổ đại chưa từng áp dụng loại luyện tập cường độ cao và nhanh chóng đó.

Ví dụ, Ngũ cầm hý của Hoa Đà và Thái cực quyền của Trương Tam Phong đều sử dụng các động tác chậm rãi nhẹ nhàng.

Thiền kéo dài tuổi thọ tế bào

Trong những năm gần đây, đã có vô số báo cáo về lợi ích của thiền định đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Xu hướng thiền trong xã hội phương Tây đã thu hút được sự quan tâm của xã hội.

Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy thiền định có thể cải thiện khả năng sáng tạo, trí nhớ và trí thông minh, đồng thời có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe thể chất.

 

Khi một người đang ngồi thiền và tĩnh tâm lại, nhịp tim sẽ giảm xuống, nhưng máu lưu thông vẫn dồi dào, do mạch máu không căng thẳng nên khả năng vận chuyển oxy vẫn đầy đủ, trạng thái này rất tốt.

Khi sự trao đổi chất giảm xuống, các tế bào sống lâu hơn. Trong môi trường này lâu ngày, rất ít oxit được tạo ra và thủ phạm dẫn đến chết tế bào chính là các oxit này.

 

Theo Lý Hồng – NTDTV