Hiển thị các bài đăng có nhãn Tình thương yêu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tình thương yêu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2023

Sức mạnh của tình yêu thương

 

SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG

 

Trong một chuyến đi kinh sát và thăm thú tình hình bên ngoài của dân chúng, vua Akhon (Thomas đang trong hình hài là vua của kiếp này tại Ai Cập) đã lầm lũi đi qua những khu chợ khuya tấp nập, nơi một số dân chúng vẫn còn tụ họp buôn bán dưới những bó đuốc thắp sáng chập chờn.

Tình cờ, ông bắt gặp một thiếu nữ duyên dáng, đang dịu dàng bế một đứa bé, đi qua đi lại trước cửa căn nhà có vẻ xiêu vẹo kia. Cô ấy tên là Cihone, và trong căn nhà cùng ở là một ông lão đang bào chế thuốc với những chậu thuốc đầy thảo dược.

 

Cihone là con gái nuôi của ông, cô có nhiệm vụ săn sóc và chăm nom những đứa trẻ bị bệnh tật khi có người cần đến sự giúp đỡ của cô. Mỗi khi gặp một trường hợp khó khăn với một đứa trẻ bất kỳ mà mọi phương pháp đều vô vọng thì Cihone luôn thành công trong việc điều trị cho các bé.

 

Phương thuốc không có gì quá lớn lao, chỉ là Cihone đang dùng tình thương để chữa lành cho mọi đứa trẻ.

Phần lớn bệnh của trẻ con đều do thiếu săn sóc hay thiếu tình thương mà ra. Đa số cha mẹ của những đứa trẻ này đều bận rộn với sinh kế, mấy ai có thời giờ săn sóc cho chúng đâu, nhất là những đứa bé mới sinh. Tuy chỉ là bệnh thời khí (bệnh theo mùa) nhưng nhiều đứa bé vẫn chết, mà nguyên nhân chỉ là thiếu sự chăm sóc.

 

Tình yêu thương là thứ có thể hóa giải mọi khổ đau, tuy nhiên vì trong thời đại này các vị Pharaoh luôn ôm giấc mộng về một thế giới sau khi chết, liên tục cho xây dựng lăng tẩm, đền đài, hầu hết các bậc cha mẹ đều tham gia vào việc xây cất những công trình này, không mấy ai có thời gian để chăm sóc cho những đứa trẻ.

 

Dĩ nhiên, đối với trẻ nhỏ, chúng cần thực phẩm để nuôi dưỡng cơ thể, nhưng thỏa mãn nhu cầu ăn uống vẫn không đủ vì còn có một nhu cầu quan trọng hơn, giúp chúng có sức mạnh và đề kháng chống lại bệnh tật, đó là tình thương.

Đối với chúng, được yêu thương chăm sóc là một điều kiện tất yếu cho sự sống, trưởng thành. Thiếu tình thương, chúng rất dễ mắc các bệnh và không thể chống chọi với những căn bệnh hiểm nghèo.

 

Chúng ta có thể thấy rằng, khi một cá nhân không được chăm sóc và quan tâm trong một thời gian dài, khi trưởng thành họ sẽ rất dễ trở thành những kẻ hung ác, vô cảm và ích kỷ.

Nếu như ngay từ nhỏ, chính đứa trẻ ấy được cha mẹ thương yêu thì cuộc đời chúng sau này rất đáng sống, nhưng trong trường hợp chúng hay bị đánh đập và thiếu tình thương thì chúng chỉ biết sống một cách vô ý thức.

 

Làm sao nó có thể yêu ai được khi nó không hề được ai yêu? Làm sao nó có thể thông cảm với nỗi khổ của người khác khi khả năng yêu thương đồng cảm của nó đã bị thui chột? Làm sao nó có thể thương ai được nếu đó giờ nó chưa được ai thương?

Đầu óc của những đứa trẻ này sẽ chỉ giới hạn trong những mối lợi nhỏ nhen, những thú vui vật chất tầm thường, những thói tham lam, ích kỷ chứ không thể làm những việc lớn được.

 

Khi nói đến tình thương, chúng ta có thể nghĩ đến nhiều khía cạnh từ tình yêu thương gia đình, vợ chồng, tình yêu thương với các nước láng giềng, yêu đồng bào và yêu Tổ quốc.

Nhưng, trên thực tế mấy ai có thể thấu hiểu điều này? Mỗi giây mỗi phút, những vụ khủng bố, chiến tranh vũ khí, hạt nhân xảy ra liên miên, hàng trăm cuộc biểu tình, bạo lực và chống đối liên tục xảy ra. Điều này cho thấy, chúng ta chưa thật sự dùng tình thương để cảm hóa nhau.

 

Một khi xã hội được xây dựng trên nền tảng của sự yêu thương, nó sẽ có năng lực gắn kết mạnh mẽ, có thể khắc phục mọi sự. Một xã hội được xây dựng trên sự oán ghét, hận thù thì khó mà tồn tại vì nó có thể phá hủy tất cả mọi thứ. Tuy nhiên, hiện nay đã mấy người biết thương yêu hay tha thứ như thế?

 

Đôi khi chúng ta quá thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Chúng ta “ném đá”, chỉ trích người khác không thương tiếc trong khi chưa biết rõ sự thật câu chuyện như thế nào. Chúng ta bài xích những người mà chúng ta ghét hay có thành kiến trong quá khứ.

 

Thế giới đầy rẫy chiến tranh chính bởi vì chúng ta chưa biết lắng nghe và thấu hiểu nhau, thay vào đó là sự thù hằn và lòng đố kỵ. Thế giới này luôn cần một lời tử tế và sự rộng lượng nơi bạn để khiến chúng tốt đẹp hơn. Thay vì lan tỏa sự tiêu cực, hãy là người mang đến niềm vui và sự hy vọng tích cực cho người khác.

 

Lời kết

Luật Luân Hồi và Nhân Quả luôn song hành cùng nhau. Không sớm thì muộn, con người sẽ phải trả giá cho những hành động và nghiệp nhân mình đã gây ra.

Đừng đợi thấy mới tin, quy luật vũ trụ trước giờ không bao giờ sai.

Nếu đã sinh ra là kiếp người, xin hãy cố gắng hết sức sống trọn vẹn, làm việc thiện lành và không ngừng loại bỏ những tạp niệm và tập tính xấu để trở nên hoàn thiện hơn.

Cuộc sống sẽ có vô số những ham muốn và dục vọng khiến chúng ta không thể kháng cự lại, nhưng hãy hành động vì những gì tốt đẹp và gieo rắc hạt giống thiện lành cho nhân gian.

 

Trích Bookademy

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2023

5 ngôn ngữ tình yêu

 

5 NGÔN NGỮ TÌNH YÊU CẦN BIẾT ĐỂ HẠNH PHÚC LÂU DÀI: BỀN VỮNG HAY KHÔNG, NHẤT ĐỊNH PHẢI CÓ CHUNG MỘT “TIẾNG NÓI”

 

Ngôn ngữ thứ nhất: Những từ ngữ yêu thương

Chúng ta dễ hiểu một con người nhất, đặc biệt là người mình yêu qua lời nói. Đó là lý do "những từ ngữ yêu thương" là ngôn ngữ tình yêu đầu tiên được nhiều người sử dụng nhất. Với đa số mọi người, nói lời yêu ai đó vốn không phải điều khó khăn. Bạn thực hành những lời yêu thương hàng ngày với người thương: "Anh yêu em", "em nhớ anh lắm" hay "Mình thương cậu thật nhiều"...

 

Văn hóa Á Đông, việc nói lời yêu thương không phải điều dễ dàng, nhất là thế hệ đi trước. Hiểu ngôn ngữ tình yêu, người ta thấy đó là điều quan trọng trong cả các mối quan hệ gia đình giữa bố mẹ với con cái, giữa những người bạn thân.

Nhưng những đứa trẻ phương Tây nói "con yêu mẹ" hay bố mẹ nói lời cảm ơn con cái dễ dàng.

Hóa ra, ngôn ngữ yêu thương với nhiều người cũng không đơn giản. Với nhiều người phương Đông, Những bậc bố mẹ châu Á không mạnh thể hiện ngôn ngữ yêu thương nhưng luôn theo sát con cái cùng vô vàn hành động quan tâm. Bà mẹ châu Á đôi khi lúng túng để nói câu "Mẹ yêu con" nhưng những đĩa hoa quả được gọt và bày chỉn chu trên đĩa, khẽ khàng đưa vào bàn khi con đang học là một trong những ngon ngữ yêu thương tuyệt vời nhất trên đời.

 

Ngôn ngữ thứ hai: Hành động quan tâm

Gary Chapman gọi đó là "Acts of Service" - những hành động thể hiện sự quan tâm hỗ trợ nhau trong tình yêu và cuộc sống, từ những cử chỉ đơn giản, ý nhị như xách đồ hộ, nấu một nồi cháo khi ốm cho đến những hỗ trợ lớn hơn, gánh vác trách nhiệm cùng nhau trong việc cùng nuôi dạy con cái.

Mệt mỏi vì phải nghe những câu nói trót lưỡi đầu môi, nhiều người mong muốn thấy hành động ở người yêu mình. "Em cần anh quan tâm em hơn" - hãy để ý tới những điều em mong muốn dù em chưa nói, dẫn em đi quán ăn em yêu thích mà không suốt ngày hỏi "em muốn ăn gì".

Hành động quan tâm là một phổ rộng, đôi khi bao trùm cả những ngôn ngữ khác. Ở mức lý tưởng, nhiều người coi đó có thể là sự hy sinh vì nhau trong tình yêu.

 

Ngôn ngữ thứ ba: Khoảng thời gian ý nghĩa

Để thể hiện tình yêu, sự công nhận và khiến ai đó hạnh phúc trong tình yêu, đôi khi lời nói và hành động hỗ trợ, giúp đỡ, gánh vác trách nhiệm không phải điều quan trọng nhất. Sự cần thiết của những khoảng thời gian có ý nghĩa, chất lượng (Quality time) là cách để hai người thực sự cảm nhận sự hiện diện của mình trong cuộc đời đối phương.

Có một ví dụ rất nhỏ ở trong rạp chiếu phim. Bạn có bao giờ để ý rằng, thường sẽ có một người đứng mua vé xem phim và một người đứng chờ không? Tuy nhiên, có những cặp đôi luôn đứng cạnh nhau khi cùng mua vé xem phim: Họ không "thừa thời gian" hay "rảnh nhỉ", chỉ là họ muốn tối ưu hóa những khoảng thời gian có thể dành cho nhau.

Khoảng thời gian có chất lượng trong một mối quan hệ là khi mỗi người thực sự tập trung vào đối phương, dù bên nhau dài hay ngắn. Bạn tắt máy tính mỗi tối ở với nhau để tập trung xem phim hay cùng nhau nấu nướng. Những sáng chủ nhật rảnh rỗi, hai người không cần làm gì lớn lao, chỉ đơn giản nằm cạnh nhau, nhỏ to vài câu chuyện. 

Họ biết điều mình cần thực sự khi ở cạnh nhau không chỉ là lời nói, hành động quan tâm mà thực sự là những giây phút quý giá.

 

Ngôn ngữ thứ tư: Những món quà

Nên tách biệt những món quà ra khỏi Hành động quan tâm để thấy được rằng, cuộc sống vật chất ở thời điểm hiện tại là yếu tố không thể coi nhẹ trong chuyện tình cảm. Khoan bàn rằng mưu cầu vật chất trong mối quan hệ là đúng hay sai. Nếu bạn đang cần tìm những chỉ số báo hiệu tình trạng khỏe mạnh của mối quan hệ, việc tặng và nhận quà (Receiving gifts) là yếu tố quan trọng cần được quan tâm.

Nhu cầu về vật chất lúc nào cũng lớn trong các mối quan hệ - đó vừa là cách thể hiện sự quan tâm, vừa là cách để thẩm định khả năng tài chính của một người nếu muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài.

Bạn có thể không cần nói những lời "sến sẩm", nhiều cô nàng cũng không thích các anh chàng "tủn mủn" chỉ biết đón đi học, làm bài tập hộ và thậm chí; ở bên nhau quá lâu cũng khiến họ chán ngán để tập trung vào khoảng thời gian dành cho nhau. Điều họ cần là những món quà, hiểu rộng hơn là cả vật chất và tinh thần (dù thiên về vật chất).

 

Ngôn ngữ thứ năm: Những giao tiếp cơ thể

Có khó quá không khi nghĩ về giao tiếp cơ thể mà không nghĩ về quan hệ tình dục? Trên thực tế, tình dục là một yếu tố quan trọng nhiều người mong muốn trong mối quan hệ.

Nhưng có những giao tiếp "mềm" hơn và thực sự cần thiết hơn trong tình yêu; dù là tình cảm bố mẹ con cái, tình cảm cặp đôi, tình cảm bạn bè cũng đều cần thiết. Đó là những cái ôm, vỗ vai, cái khẽ chạm tay khi ai đó gặp chuyện buồn hay cả việc bạn… mát-xa cho người đồng nghiệp yêu quý giữa giờ giải lao chẳng hạn?

 

Ngôn ngữ cơ thể luôn có sức mạnh rất lớn cả về cảm xúc, tinh thần và năng lượng. Những giao tiếp cơ thể (Physical touches) được Gary Chapman đánh giá cao vì ông hiểu rằng, "chạm" là giác quan nhạy cảm và tinh tế nhất với con người.

Người ta nói rằng một cái ôm truyền đi nhiều năng lượng hơn cả lời nói - tất nhiên trong sự cho phép và chừng mực để cả hai đều thấy thoải mái.

Nhiều người cần một cái ôm hơn bất cứ điều gì, đặc biệt là những người đã từng trải qua những sự thiếu thốn, mất mát tình cảm. Lâu rồi, họ dần quên cảm giác được ai đó an ủi vỗ về.

Bạn đã từng chờ người yêu đi đâu xa về ở sân bay, dành cho nhau một cái ôm thật chặt - cái ôm quan trọng hơn cả quà, cả lời yêu thương? Đó là những biểu hiện của ngôn ngữ tình yêu thứ 5 rất đỗi quan trọng trong tình yêu của mỗi người.

***

Chúng ta yêu nhau bằng nhiều cách, thể hiện tình cảm qua nhiều phương thức nhưng đều tựu chung ở những điểm tương tự như trên. Bạn không cần phải thực hành và duy trì cả 5 ngôn ngữ tình yêu trong một mối quan hệ nhưng cần hiểu rõ cách nào sẽ khiến đối phương hạnh phúc để sử dụng đúng thứ "ngôn ngữ". Không có công thức đảm bảo cho tình yêu hạnh phúc lâu bền nhưng sẽ có cách để bạn đi đúng đường trên hành trình dài chông chênh và vạn biến mang tên tình yêu.

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2023

Chủ nghĩa Khắc kỷ giúp chúng ta yêu thương sâu sắc hơn

 

CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ GIÚP CHÚNG TA YÊU THƯƠNG SÂU SẮC HƠN

Khi bạn thực sự cố gắng áp dụng những nguyên tắc Khắc kỷ vào cuộc sống, bạn sẽ thấy chân trời mới của sự thấu hiểu cảm xúc đang mở ra trước mắt bạn. Lợi ích lớn nhất của việc thực hành Chủ nghĩa Khắc kỷ là khả năng yêu thương người khác sâu sắc hơn.

Bất cứ ai muốn yêu thương - dù đó là tình yêu lãng mạn, tình cảm gia đình hay thậm chí là tình yêu nhân đạo - có thể yêu thương sâu sắc hơn nhờ thực hành Chủ nghĩa Khắc kỷ.

 

Khi bạn bắt đầu nhìn kỹ vào thực tiễn hằng ngày của “tình yêu”, cảm giác ấm áp mờ nhạt lắng xuống và thách thức to lớn của sự thân mật về lâu dài dâng lên. Trong nhiều mối quan hệ của chúng ta, tình yêu là một cam kết mà chúng ta thực hiện ngày qua ngày, trong một số trường hợp thì kéo dài suốt cả cuộc đời.

Tình yêu không phải là một cảm xúc phân mảnh. Tình yêu bao hàm toàn bộ quan điểm của chúng ta về cuộc sống, toàn bộ cách nhìn nhận của chúng ta về thế giới và liên quan đến người khác.

  

Nếu chúng ta xem xét những cách mà ta thể hiện tình yêu hằng ngày - chúng ta phản ứng như thế nào khi người ta yêu làm điều gì đó mà ta không thích? Chúng ta hỗ trợ anh/cô ấy ra sao trong những lúc khó khăn? - chỉ có triết lý sống của chúng ta tác động như thế nào đến khả năng yêu thương người khác của chúng ta.

Nếu chúng ta có thể điều chỉnh cảm xúc của mình để ứng phó với những thăng trầm của cuộc đời, chúng ta sẽ trở thành sự hiện diện đầy yêu thương và biết cảm thông cho người mà ta yêu.

Trái lại, nếu chúng ta dễ dàng nổi nóng hoặc khó chịu, hoặc chúng ta có xu hướng hay ghen tuông, thất vọng, hoặc oán giận, thì những cảm xúc tiêu cực ấy sẽ tràn vào các tương tác của chúng ta với người mà ta yêu.

 

Thật quá dễ dàng để trút những nỗi thất vọng của chúng ta lên người mà ta gần gũi nhất, hoặc nổi giận khi họ làm những việc mà chúng ta không thích. Cũng giống như việc tình yêu đến với tất cả mọi người một cách tự nhiên, sự tức giận, thất vọng, ghen tuông, tội lỗi và một loạt cảm xúc tiêu cực cũng y như thế. 

 

Triết lý Khắc kỷ gia tăng khả năng yêu thương của chúng ta bằng cách dạy cho ta nhìn nhận mọi sự qua một góc nhìn khác. Người thông thái không trở thành nạn nhân của những cảm xúc tiêu cực vì anh/cô ấy đã phát triển được sự đánh giá tốt về những điều quan trọng trong đời.

Đây chính là bí mật của tình yêu đích thực, Epictetus khuyên chúng ta: có những phán đoán chính xác về mọi sự.

 

Duy trì những mối quan hệ lâu dài là một trong những điều khó khăn nhất mà chúng ta sẽ làm, ngay cả khi chúng ta vô cùng thương yêu những người mà ta đang có mối quan hệ với họ. “Trăm năm hạnh phúc” thật sự rất khó! Đó là lý do tại sao tôi cho rằng triết học thực hành là đối tác tự nhiên của một mối quan hệ yêu thương.

Bằng việc trở thành một người tốt hơn và thông thái hơn, chúng ta cũng trở thành người yêu, người bạn đời, người cha người mẹ, người con, người anh, người chị và người bạn thông thái hơn.

 

Khi chúng ta gạt qua một bên mối bận tâm của mình với những thứ trung dung (vật ngoài thân) thì ta có thể yêu thương người khác không phải bởi những gì họ có thể cho ta, mà hoàn toàn vì chính bản thân họ.