Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2023

Bảng chữ cái cho cuộc sống

 

BẢNG CHỮ CÁI CHO CUỘC SỐNG

Cuộc sống chính là một mối giao hòa bất tận giữa mỗi cá thể đang tồn tại. Và trong mối giao hòa đó, những gì bạn thể hiện sẽ nói lên bạn là ai… Hãy cùng khám phá cuộc sống qua bảng chữ cái kỳ diệu, để tự tìm lại cho mình những bài học quý giá mà cuộc sống muốn gửi gắm đến bạn.

A (Adult) – Trưởng thành

Khi bạn trưởng thành, bạn có thể giải quyết được những vấn đề phát sinh từ cuộc sống. Và lúc này, mọi người sẽ trông đợi rất nhiều ở cách bạn ứng xử, nhìn nhận và hành động. Hãy giữ cho mình một nét cá tính riêng, đừng bị “ngả nghiêng” bởi những lời nhận xét của người khác. Suy nghĩ và hành động chín chắn là đức tính cần có của một người trưởng thành.

B (Better) – Cầu tiến

Hãy hướng tới những gì tốt đẹp hơn hiện tại. Đối với một vài người thì những gì tốt nhất vẫn chưa hẳn là đủ. Nếu bạn muốn trở thành một sinh viên, một sinh viên xuất sắc? Hãy cố gắng hết sức để đạt được mục đích của mình. Cầu tiến sẽ là “chất xúc tác” giúp bạn đạt được những mục tiêu cao hơn. Chỉ cần bạn không đánh mất chính mình thì sự thay đổi sẽ không bao giờ là xấu.

C (Control) – Điều khiển

Bạn phải biết điều khiển cuộc sống của mình, đừng để cuộc sống điều khiển bạn. Tự quyết định, tự hành động, tự chịu trách nhiệm tất cả mọi vấn đề. Giống như diễn viên hài Tim Allen đã nói rằng “Nếu bạn không tự quyết định được cuộc sống của mình, cuộc sống sẽ quyết định thay bạn”.

D (Dream) – Ước mơ

Dám ước mơ, kể cả những ước mơ mà bạn chắc rằng chẳng bao giờ đạt được nó. Nếu bạn khát khao, tin tưởng thì chắc chắn bạn sẽ biết cách để đạt được. Tất cả tuỳ thuộc ở việc bạn có sẵn sàng để thực hiện hay không. Đừng để ý đến những lời dèm pha của người khác. Nếu bạn không tin rằng những dự định tốt đẹp của mình sẽ thành hiện thực, bạn đã mất đi một nửa sức mạnh.

E (Enthusiasm) – Nhiệt tình

Nhiệt tình, say mê – nếu bạn có được những cái đó, cuộc sống của bạn sẽ thú vị hơn rất nhiều. Sự nhiệt tình có sức “lây lan” rất nhanh, do đó, nếu được sống và làm việc trong một môi trường năng động, “sức ì” của bạn sẽ nhanh chóng bị đánh bật. Nếu bạn không cảm thấy say mê với những gì bạn đang làm, hãy cân nhắc và làm những điều mà bạn thích hơn. Cuộc đời quả là quá ngắn bạn ơi!

F(Failure) – Thất bại

Thất bại trong học hành, trong cuộc sống sẽ khiến bạn buồn phiền, chán nản, thậm chí buông xuôi. Tất cả chúng ta đều có lúc phải tự đấu tranh giữa việc buông xuôi hay cố gắng. Nếu bạn là một sinh viên học hành sa sút, nợ nần ngập đầu… Điều xấu hổ không phải là sự thất bại của bạn mà chính là việc bạn không muốn làm gì để thoát ra khỏi tình trạng đó.

G (Giver) – Cho

Cho đi hạnh phúc hơn nhận về. Một lời khen tặng, tình nguyện làm một vài việc tốt… tất cả điều đó đều mang đến cho bạn và người khác một cảm giác dễ chịu và thực sự là rất có ý nghĩa. Khi bạn cho chỉ đơn giản là cho chứ không mong đền đáp, bạn sẽ nhận được nhiều hơn thế.

H (Happy) – Hạnh phúc

Nên tự tìm lấy hạnh phúc cho mình từ những điều đơn giản trong cuộc sống. Công việc, sở thích riêng, bạn bè, đồng nghiệp… Tất cả những điều này đều ẩn chứa những giá trị mà bạn chưa khám phá hết được. Khi bạn cảm thấy hạnh phúc, thì đấy chính là hạnh phúc thực sự. Đừng kêu ca, phàn nàn mãi về những gì chưa hoàn thiện trong cuộc sống, nên nhớ rằng bản thân bạn cũng chính là một vấn đề. Hãy tự hoàn thiện mình và cảm nhận hạnh phúc từ những gì mình đang có.

I (Invest) – Đầu tư

Nên đầu tư cho tương lai của bạn ngay từ bây giờ. Bạn kiếm được nhiều tiền? Đừng tiêu pha quá đáng, và cũng tránh lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Bạn có thể đầu tư cho tương lai bằng nhiều cách: học hành chăm chỉ, cố gắng thăng tiến trong nghề nghiệp, v.v… Làm thế nào đó để khi bạn bước vào tương lai, bạn không cảm thấy mình quá “nghèo nàn”.

J (Joyfulness) – Niềm vui

Tự tìm lấy niềm vui và ý nghĩa trong tất cả các công việc bạn làm, như thế bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn. Tự tìm lấy niềm vui cho mình và cho cả người khác nữa. Quan tâm đến người khác và tự tạo cho mình các mối quan hệ cá nhân, và bạn sẽ cảm nhận thấy niềm vui lớn nhất của mình.

K (Knowlegde) – Tri thức

Có những điều bạn học được ở trường, nhưng cũng có những điều chỉ có cuộc sống mới dạy được cho bạn. Sự học là suốt đời và hãy làm một người học trò chăm chỉ. Sự “học” và sự “biết” là mênh mông vô cùng trong cuộc đời này. Hãy tích lũy kiến thức cho mình, và hãy học thêm những điều mới trong tất cả các cơ hội bạn có được.

L (Listen) – Lắng nghe

Nói một và lắng nghe gấp đôi. Bạn phải tự biết cân đối điều này. Lắng nghe theo đúng nghĩa của nó chứ không phải lắng nghe một cách hời hợt. Bạn sẽ hiểu thêm nhiều điều và ngẫm nghĩ được nhiều điều từ việc biết lắng nghe một cách hiệu quả.

M (Mistake) – Lỗi lầm

Đừng sợ hãi nếu bạn lỡ gây ra một lỗi lầm nào đó. Hãy tự động viên mình rằng đó chính là cách để bạn học hỏi và rút kinh nghiệm. Đừng để những lỗi lầm đó đánh gục bạn. Có thể bạn sẽ rất buồn và day dứt, vậy thì đừng cố giấu diếm, hãy tìm cách giải toả và cố học thêm. Và cố gắng đừng bao giờ lặp lại những sai lầm tương tự.

N (No) – “Không”

Hãy biết nói “không” đúng lúc. Nói “không” với cuộc sống quá buông thả, nói “không” với những cách cư xử khiếm nhã, nói “không” với những thói quen xấu, với những người xấu mà bạn gặp. Nói “không” đúng lúc và đúng cách sẽ là cái rào chắn tốt nhất bảo vệ bạn không bị sa ngã và cám dỗ.

O (Opportunity) – Cơ hội

Cơ hội nhiều khi gõ cửa rất nhanh và rất khẽ. Nếu bạn chú ý lắng nghe, bạn sẽ biết được khi nào thì nó đến. Để tâm đến những thứ diễn ra xung quanh bạn, và hãy biết chấp nhận rủi ro, mạo hiểm để nắm bắt lấy những cơ hội. Số phận của bạn nằm trong tay bạn.

P (Patience) – Kiên trì

Thành Rome không thể xây trong một ngày, và sự nghiệp của bạn cũng vậy. Tất cả mọi người đều bắt đầu bằng một cách nào đó và tất cả mọi thứ đều cần có thời gian. Chữ “Nhẫn” đúng là rất khó học, nhưng mọi thành công đều cần có nó.

Q (Quality) – Phẩm chất bên trong

Hãy tỏ rõ năng lực của mình trong tất cả những việc mà bạn làm. Nên nhớ rằng, bao giờ giá trị bên trong cũng bền vững hơn dáng vẻ bên ngoài. Giá trị cuộc sống là ở những phẩm chất bên trong, là được đánh giá ở tính hiệu quả chứ không phải ở việc tính từ lúc sinh ra đến giờ bạn đã làm được bao nhiêu việc.

R (Reputation) – Thanh danh

Dù là tiếng tốt hay tiếng xấu cũng sẽ được “lưu giữ”. Bạn bè, người quen… sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tính cách của bạn. Vậy nên, bạn phải biết chọn bạn mà chơi, chọn mặt gửi vàng. Thanh danh là cái sẽ theo bạn đến suốt đời, do đó hãy biết cách “chăm sóc” và “nuôi dưỡng” nó.

S (Success) – Thành công

Thành công không phải là cân đo đong đếm số tiền bạn kiếm được hay số lượng tài sản mà bạn có. Thành công chính là khi bạn biết vượt qua chính mình, là khi bạn biết tự điều khiển cuộc sống theo hướng tích cực hơn. Hãy tìm cách “chạy đua” với những mục tiêu cụ thể mà bạn đã đặt ra. Hãy tin rằng bạn có đủ khao khát và bạn có đủ những tố chất để có thể trở thành một người thành công.

T (Thankful) – Biết ơn

Hãy biết ơn những gì cuộc sống mang lại cho bạn và trân trọng những gì mình đang có. Nếu bạn chưa có một công việc và địa vị cao? Đừng lấy điều đó làm xấu hổ, Không có công việc nào là thấp kém nếu đó là công việc lương thiện. Biết đánh giá đúng những cơ hội trong công việc cũng như những thứ giúp bạn sống tốt hơn. Hãy cám ơn sức khoẻ của bạn, gia đình bạn và tất cả những người tốt mà bạn may mắn được gặp.

U (Understanding people) – Thấu hiểu

Cố gắng hiểu người khác nhiều hơn. Luôn nhớ ơn những người đã giúp đỡ bạn và cố gắng để giúp đỡ người khác. Đối xử với những người xung quanh bằng sự kính trọng bất chấp địa vị và thân thế của họ. Khi bạn chín chắn, bạn sẽ nhận thức được rằng, hiểu người khác tức là hiểu thêm nhiều điều về bản thân mình.

V (Values) – Giá trị

Nhận ra giá trị của bản thân và phải xác định được cái gì là quan trọng nhất đối với mình. Hãy giữ vững lập trường và quan điểm của mình, tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. Nếu bạn không có lập trường của riêng mình, bạn sẽ bị rơi vào một mớ hỗn độn và không tìm được lối ra.

W (Willing) – Sẵn sàng

Nếu bạn mới đi làm, hãy sẵn sàng đến sớm và về muộn, bỏ thói quen phí phạm thời gian và làm việc tốt hơn. Hãy sẵn sàng làm từ những cái cơ bản nhất, đừng ngại khổ, công lao của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.

X (“X” traordinary) – Bất ngờ

Có một vài điều xảy ra mà không cần có lý do cũng như không thể nào giải thích được. Đừng có trở thành một người tự mãn, tất cả mọi thứ đều chỉ là tương đối. Hãy sống cuộc sống của mình, mơ giấc mơ của riêng mình, nhưng đừng bao giờ nghĩ rằng sức khoẻ, gia đình, công việc… sẽ luôn luôn giống như bạn hình dung, không có gì thay đổi.

Y (You) – Bản thân bạn

Bạn hãy biết tự hài lòng với mình ở một mức độ có thể. Đừng có chú ý đến những người hơn mình để so sánh và dằn vặt. Đó không phải là cầu tiến, vui mừng vì những gì bạn đã làm được, và cố gắng với những gì bạn chưa làm được. Hối hận và dằn vặt chẳng được ích lợi gì. Nên nghĩ rằng, một tương lai tốt đẹp đang chờ đón bạn ở phía trước.

Z (Zoom) – Biến ước mơ thành hiện thực

Bạn đã sẵn sàng, bạn đã kiên quyết, bạn đã biết cách mở rộng con đường mà bạn đã chọn từ trước, bạn đã cảm thấy hài lòng về sự lựa chọn của mình? Vậy thì đấy là lúc bạn đủ năng lượng và điều kiện để “cất cánh”, để hoàn thành những dự định và ước mơ của mình.

“Nói Bằng Trái Tim” và tầm quan trọng của sự dịu dàng

 

 

“NÓI BẰNG TRÁI TIM” VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ DỊU DÀNG

 

“Sự dịu dàng đã làm biến đổi nhiều con người hơn là sự nhiệt thành, thông thái hay hùng biện. Sự thánh thiện sẽ phát triển rất nhanh ở những nơi có sự dịu dàng.

Khi nói về nhân cách dịu dàng theo lời Kinh Thánh: “Ăn nói dịu dàng thì tăng thêm bạn hữu, phát biểu dễ thương thì tăng thêm tình thân ái” Sự dịu dàng sẽ được thể hiện khi người ta nói với nhau bằng trái tim.

 

Giá trị cao cả của con người được bộc lộ khi người ta đến với nhau, lắng nghe nhau và dịu dàng nói với nhau bằng con tim yêu thương.

Nghĩa là: “Hãy cứ yêu cho nhiều thì sẽ biết nói với nhau những điều chân thực cả trái tim đang yêu.

Cần gặp gỡ cách thân tình, nghe được tiếng lòng ai trong trái tim của mình mà cảm mến bao dung, đối thoại dịu dàng thân thương.

Cần đổi mới trái tim này cho sạch hết hờn ghen, giao tiếp luôn dịu hiền, để giữa những truân chuyên, vẫn dịu dàng và trung kiên.

Hãy cứ yêu cho nhiều thì sẽ biết nói những lời nâng đỡ dịu êm, vì trái tim đang nói cùng trái tim…”

Trái tim” càng có ý nghĩa. Khi yêu nhau, người ta thấy ở nơi nhau những vẻ đẹp mà người ngoài không nhận ra. Họ khen nhau thật lòng nhưng người ngoài chỉ coi là những lời hào nhoáng, “mỹ miều”. Người ngoại cuộc có thể không nhận ra đó là sự thật của những người đang yêu, ví dụ Chí Phèo thấy vẻ đẹp của Thị Nở. Giả sử Chí Phèo có khen Thị Nở là xinh đẹp đi nữa, thì không ai dám nói đó là những lời gian dối, vì chỉ Chí Phèo mới khám phá ra những gì là tốt đẹp nơi Thị Nở.

 

“Hãy cứ yêu cho nhiều thì sẽ biết nói với nhau sự thật bằng trái tim đang yêu” để “nâng đỡ và xoa dịu nỗi đau” sau khi đã “nghe được tiếng lòng ai trong trái tim của mình mà cảm mến bao dung, đối thoại dịu dàng thân thương”, chứ không được phép nói những lời giả dối để lừa lọc và làm hại nhau khi đưa nhau vào những ảo tưởng... 

Hãy dịu dàng nói với nhau bằng con tim yêu thương.

 

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2023

5 giai đoạn hôn nhân và tác động tới sức khỏe con người

 

5 GIAI ĐOẠN HÔN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG TỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Khi yêu tiến tới hôn nhân mọi người đều trải qua 5 giai đoạn. Đứng trên góc độ tâm lý, 5 giai đoạn này có tác động không nhỏ đến sức khỏe con người, kể cả thể chất lẫn tinh thần và sức khỏe tình dục.

 

Giai đoạn một: tình yêu nồng nàn

Nữ tiến sĩ tâm lý người Anh Linda Papadopoulos cùng các sộng sự vừa thực hiện một nghiên cứu liên quan hôn nhân và sức khỏe, công bố trên trang tin eHarmony. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã khảo sát 33 triệu người Anh đang sống trong mối quan hệ hôn nhân và phát hiện có 2% hoặc người đã và đang thưởng thức giai đoạn một này,

Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự say mê mãnh liệt và hấp dẫn tình dục. Hiệu ứng của tình yêu nồng nàn này lên sức khỏe người bao gồm giảm cân (30%) và giảm năng suất lao động (39%). do tâm trí người trong cuộc không tập trung.

 

Đánh giá về hiện tượng trên, tiến sĩ Papadopoulos cho rằng ở giai đoạn đầu tất cả mọi người đều có những cảm giác nội tâm, có nghĩa, chỉ người trong cuộc mới biết. Giai đoạn tình yêu nồng nàn là lúc cơ thể con người sản sinh ra nhiều “hóa chất yêu” khiến cho bản năng tình dục trỗi dậy, hai người quấn quít nhau. trong giai đoạn này cơ thể rất dễ phát mụn, lý do testosterone tăng, phát sinh bã nhờn, vít kín lỗ chân lông và gây mụn, nhất là trứng cá mặt.

 

Giai đoạn hai: xây dựng

Khi sự hấp dẫn ban đầu mở đường cho hai người hiểu nhau, giai đoạn tuần trăng mật dần vơi, hai người bắt đầu bước vào giai đoạn xây dựng mối quan hệ hôn nhân đích thực. Theo nghiên cứu nói trên, ước khoảng 3% người Anh hiện đang trong giai đoạn thứ hai này.

 

Trong giai đoạn xây dựng, cơ thể bài tiết các loại hóa chất thần kinh monoamines, nó làm tăng nhịp tim, kích hoạt sự khoái cảm và sao chép tính năng của các loại dược phẩm nhóm A (Class A). Hiệu ứng sinh học có thể đạt đỉnh điểm, đứng trên góc độ cảm giác “lo lắng hạnh phúc”. Có nghĩa người ta ít phải lo lắng đến mối quan hệ hiện tại. 44% những người tham gia nghiên cứu cho biết thiếu ngủ trong khi đó lại có 29 % cho hay sự chú ý của họ bị sao nhãng. 

 

Theo tiến sĩ Papadopoulos, tình yêu đã làm thay đổi, đưa con người đến gần mối quan hệ hôn nhân hơn. Vì vậy, người trong cuộc đôi khi bị “lơ đãng” nhưng lại không nhận thấy điều này. Ngoài ra, trong giai đoạn nói này, tình yêu cũng có thể làm cho giấc ngủ trở nên chập chờn, đơn giản thức để nghĩ về nhau. Và, khi cảm giác “lo lắng hạnh phúc” đến, người trong cuộc có trạng thái say tình, giống như say rượu.

 

Giai đoạn ba: đồng hóa

Sau khi thiết lập được mối quan hệ cho dù đúng hay chưa đúng, giai đoạn tiếp theo các cặp vợ chồng cần làm đó là chuyển sang giai đoạn đồng hóa. Trong giai đoạn này, có người cho rằng mọi cái đều sai, cần phải xem xét lại, cả hai cùng xuống thang để “đồng hóa”. May thay, phần lớn các cặp vợ chồng đều muốn tổ chức lại cuộc sống chung, làm cho nó mạnh khỏe ra, đáp ứng những mong mỏi của người kia.

Các vấn đề cho tương lai của mối quan hệ hôn nhân và tạo ra ranh giới trong mối quan hệ có thể dẫn đến sự gia tăng mức độ căng thẳng. Theo nghiên cứu, có khoảng 27% số người tham gia trả lời họ đã trải qua giai đoạn này.

Tiến sĩ Papadopolous cho biết, giai đoạn thứ ba là lúc mối quan hệ đạt tới đỉnh điểm, yêu cầu suy nghĩ nghiêm túc hơn, mọi người cần biết họ đang ở đâu trong cuộc sống của mình và cần phải làm gì?... Đây cũng là giai đoạn người trong cuộc thực hiện những bổn phận của mình.

 

Giai đoạn bốn: chân thành

Theo tiến sĩ Papadopolous, trong giai đoạn thứ tư, mọi người trở nên hào phóng hơn, sẵn sàng mở lòng để bạn đời hiểu hơn. Trong giai đoạn này, con người sẽ tận dụng các phương tiện truyền thông, biểu cảm trên khuôn mặt để chỉnh sửa cuộc sống bản thân, làm cho mọi thứ đều tốt. Tuy nhiên, việc mở lòng hoàn toàn có thể làm gia tăng cảm giác nghi ngờ và nguy có bị tổn thương, khoảng 15% đối với những người tham gia.

 

Chính vì vậy mà trong giai đoạn ba và bốn nguy cơ gia tăng stress của người trong cuộc là có thật. Đổi lại cái được lớn hơn, nhất là cảm giác hạnh phúc và sự hài lòng. Ngược lại, nếu mối quan hệ diễn biến xấu, người trong cuộc càng bị stress cao nhưng nó lại diễn ra theo những cách khác nhau. Trong giai đoạn này, khả năng tha thứ cao hơn bởi thực tế không ai hoàn hảo, đặc biệt khi nó diễn ra trong thời điểm này.

 

Giai đoạn năm: ổn định

Bất cứ cặp vợ chồng nào đã trải qua ghềnh thác, giống như sau khi đi hết tua vòng quay bánh xe giải trí, giờ đây họ bình tĩnh trở lại, tin tưởng nhau hơn, chung sống với nhau đến hết đời. Những người mới kết hôn không bao giờ hiểu được giai đoạn thứ 5 này, khi tất cả những gian nan bỏ lại phía sau. Giờ đây không còn tranh cãi thắng thua, hay đòi hỏi mong muốn của mình.

Và, khi con cái đã trưởng thành, yên bề gia thất, cả hai có thêm thời gian để chăm sóc cho tình yêu nên mối tình thêm bền chặt.

 

Theo nghiên cứu, có trên 50% số người được hỏi trả lời, họ đã tới giai đoạn này, và 23% thực sự cảm thấy hạnh phúc. Về mặt sinh học, trong giai đoạn thứ năm cơ thể con người (cả hai giới) bài tiết một loại hoóc-môn rất tiềm ẩn có tên vasopressin, nhất là khi cực khoái, có tác dụng tăng cường cảm xúc hôn nhân. Ngoài ra, cơ thể còn bài tiết một loại hoóc-môn khác có tên oxytocin, từng được tiết ra trong giai đoạn thai kỳ ở phụ nữ cũng có tác dụng tăng cường cảm xúc yêu thương, giúp tình yêu thêm bền chặt.

 

ST