Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2023

Lời khuyên chọn bạn đời cho các con của vợ chồng tỷ phú Bill Gates


LỜI KHUYÊN CHỌN BẠN ĐỜI CHO CÁC CON CỦA VỢ CHỒNG TỶ PHÚ BILL GATES

Vợ chồng tỷ phú Bill Gates: “Kết hôn đúng người còn quan trọng hơn cả việc chọn trường, chọn nghề. Hãy thật cẩn thận và tỉnh táo, các con hãy chọn bạn đời thật cẩn thận và khôn ngoan"

Tỷ phú Bill Gates và Melinda Gates có 3 đứa con: Jennifer 22 tuổi, Rory 19 tuổi và Phoebe 16 tuổi.

Các con đều đã lớn nên vợ chồng tỷ phú nhắc nhở con nhiều hơn về định hướng chọn bạn đời trong tương lai.

 

"Một trong những bài học chúng tôi luôn nói với con thường xuyên, đó là khi chọn bạn đời, bất cứ ai con chọn, sẽ là quyết định quan trọng nhất mà con đưa ra trong cuộc đời", bà Mitch Melinda chia sẻ trong cuộc trò chuyện với NYC.

 

Bà nói thêm rằng kết hôn đúng người còn quan trọng hơn cả việc chọn trường nào, chọn nghề ra sao.

 

Nhưng phu nhân tỷ phú Mỹ cũng cho rằng nếu ban đầu con chưa lựa chọn đúng, cũng đừng lo lắng hay hoảng sợ, vì đều có thể chọn lại một lần nữa. Bà phân tích trên thực tế, mọi người vẫn kết hôn và tái hôn nhưng tất nhiên, nó không dễ như việc đổi xe hay tìm một công việc mới. "Vì vậy, tôi nói với con hãy chọn bạn đời thật cẩn thận và khôn ngoan", bà nói.

 

Yêu thương có thể học?


YÊU THƯƠNG CÓ THỂ HỌC?

Trong thế giới tất bật ngày nay, thật quá dễ dàng để thấy rằng con người ta đã đang đánh mất đi kết nối với người khác. Đôi khi sự công kích dữ dội của những tin tức xấu có thể khiến con người ta cảm thấy rằng bản thân họ cũng chẳng làm được gì để thay đổi những điều đang xảy ra trên thế giới này.

 

yêu thương là một kỹ năng có thể học được và củng cố được. Có lẽ bằng cách học cách làm tăng tình yêu thương trong ta thì con người mới có thể xây dựng được những kết nối sâu đậm hơn và có ý nghĩa hơn với người khác, Vậy học yêu thương thế nào?

 

Yêu thương là khả năng thấu cảm với người khác. Là khả năng hiểu được những gì mà người khác đang chịu đựng, đây cũng là một cấu phần quan trọng thúc đẩy các hành vi thuận xã hội, hoặc mong muốn giúp đỡ người khác.

Có thể yêu thương người khác đòi hỏi phải có lòng thấu cảm và một nhận thức rõ ràng. Bạn cần hiểu được những gì người kia đang phải đối mặt và hiểu được mọi chuyện sẽ như thế nào khi ở trong vị trí của họ.

 

Điều quan trọng cần lưu ý là lòng yêu thương không chỉ cần mỗi sự thấu cảm. Yêu thương giúp con người ta cảm được cái người khác đang cảm thấy, nhưng cũng buộc họ phải giúp đỡ người khác và làm giảm bớt đi sự đau đớn đối phương đang chịu đựng. Cho tới giờ, các nhà khoa học cũng chưa hiểu rõ về việc liệu con người ta có thể nuôi dưỡng hoặc “dạy” ai đó yêu thương hay không.

 

Yêu thương có thể học được

Trong một nghiên cứu xuất bản trên Tập san Khoa Học Tâm Lý, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người trưởng thành không chỉ có thể học để yêu thương hơn mà việc dạy con người ta yêu thương cũng đưa đến nhiều hành động vị tha hơn và thực sự tạo ra những thay đổi trong não bộ.

Đã có bằng chứng cho rằng không chỉ người lớn mới có thể học “yêu thương” mà việc học “yêu thương” còn có thể đưa đến những thay đổi lâu dài lên cách một con người tư duy và hành xử.

 

Các nhà nghiên cứu tin rằng kết quả của nghiên cứu mang đến những tiềm năng thú vị trong việc giúp đỡ người khác trong việc xây dựng lòng yêu thương, từ đó làm thay đổi cuộc sống của nhiều người. Người trưởng thành khỏe mạnh không chỉ là đối tượng duy nhất hưởng lợi từ dạng huấn luyện này.

Tập cho trẻ em và người lớn yêu thương có thể giúp làm giảm tình trạng bắt nạt và hỗ trợ cho những người đang gặp khó khăn với các vấn đề trong xã hội.

 

Tầm quan trọng của huấn luyện yêu thương.

Tại sao ta cần phải biết yêu thương có thể đạt được qua học tập, thậm chí là cả ở người trưởng thành? Vì lòng yêu thương là một thành tố cốt lõi trong nhiều hành vi thuận xã hội bao gồm đức tính vị tha và anh hùng. Trước khi ta hành động để giúp người khác, điều quan trọng là ta không chỉ phải hiểu được vị trí của người kia mà ta còn cần phải có động cơ để giải tỏa họ khỏi đau đớn.

Theo một số nhà nghiên cứu, tình yêu thương bao gồm 3 yếu tố chính:

 

* Đầu tiên, con người ta phải thấy được vấn đề mà người khác đang gặp phải là nghiêm trọng.

* Sau đó, họ phải tin rằng những rắc rối này không phải do chủ thể tự làm tự chịu. Khi con người ta tin rằng tình thế khó khăn của một người là lỗi của chính người đó thì họ sẽ ít có khả năng thấu cảm và chìa tay giúp đỡ đối phương hơn.

* Cuối cùng, con người ta phải có khả năng “hình dung” bản thân mình trong tình huống tương tự, đối mặt với vấn đề tương tự.

 

Nghe có vẻ như một đòi hỏi quá cao, nhưng nghiên cứu cho rằng tình yêu thương là một thứ chúng ta có thể học được.

Chúng ta không chỉ học được cách làm sao để trở nên trắc ẩn hơn mà ta còn có thể xây dựng năng lực cảm xúc giúp ta hành động và giúp đỡ mọi người.

 

Học cách làm tăng tình yêu thương trong ta thì con người mới có thể xây dựng được những kết nối sâu đậm hơn và có ý nghĩa hơn với người khác, từ đây lan tỏa những việc làm tốt, những hành động giúp đỡ và đơn giản là lòng tốt giữa người và người với nhau.

 

Tham khảo. Article Sources

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2023

Giấc mơ đổi đời không bắt đầu từ cổng trường đại học


GIẤC MƠ ĐỔI ĐỜI KHÔNG BẮT ĐẦU TỪ CỔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

 Thay vì "cố sống cố chết" để vào đại học như trước đây, nhiều học sinh hiện chọn vào đời bằng nhiều con đường khác nhau như học nghề, làm việc tự do, xuất khẩu lao động…

Năm 2022, trong số hơn một triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, ban đầu có hơn 941.000 thí sinh đăng ký dự xét tuyển đại học, hơn 60.000 thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp.

Thế nhưng sau đó, số thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học năm 2022 tăng lên, chiếm gần 40% so với tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp. 

 

Mộng đổi đời

Thực tế hiện nay, thay vì vào đại học, nhiều học sinh chọn đi học nghề, làm doanh nghiệp trong nước hoặc ra nước ngoài làm việc với tính toán không mất thêm thời gian, chi phí học tập và có lương ngay.

 

Thầy Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THPT Lômônôxốp, Hà Nội chia sẻ, tại quê ông nhiều thanh niên giờ không lựa chọn con đường vào đại học nữa.

Thay vào đó, các em chọn con hướng đi xuất khẩu lao động, làm kinh tế hộ gia đình, vào làm việc tại các doanh nghiệp trong nước hoặc tranh thủ những cơ hội công việc tự do... với hy vọng kiếm ít vốn giắt lưng để sau này lập nghiệp.

 

Thực tế, mức học phí các trường đại học giờ khá cao. Nhiều gia đình chấp nhận vay ngân hàng cho con em đi học nhưng nếu sức học không thật sự ổn, nhiều sinh viên học xong, ra trường cũng chưa biết xin việc làm thế nào. Đây cũng là một bài toán nan giải.

"Một gia đình nông thôn có một con học đại học năm tư và một con vào năm nhất, tính chung tiền học, tiền thuê nhà, tiền ăn tiêu tại thành phố, quả thật quá sức với bố mẹ", thầy Tùng dẫn chứng.

 

Thầy Đặng An Bình, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ (Đông Anh, Hà Nội) nêu chuyện từ quê mình, tỉnh Sơn La, hiện nhiều học sinh không còn muốn đăng ký xét tuyển vào đại học, thậm chí không học nghề mà đi làm ngay, không ít ngành nghề không đòi hỏi đào tạo.

 

Ở Hà Nội hoặc một số thành phố khác ở khu vực đồng bằng, học sinh ít làm những việc lao động phổ thông hơn nhưng xu hướng lại là đi du học nghề, học các chứng chỉ ngoại ngữ để sử dụng được ngay hoặc làm các công việc khác theo nguyện vọng, thiên hướng của bản thân…

 

Thà đi làm sớm hơn là "đắp chiếu" tấm bằng

Theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, số học sinh không đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học là những người đã lựa chọn đi du học, hoặc không đủ năng lực, thiếu điều kiện tài chính để theo học đại học.

 

Các nhà giáo dục nghề nghiệp đã dự báo xu hướng học sinh bỏ đại học để đi học nghề, nhất là khi hàng loạt trường đại học quyết định tăng học phí ở mức rất cao từ năm học 2022-2023.

 

Phó hiệu trưởng một trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay, học đại học không còn "là tất cả" như trước đây.

Theo đó, tỷ lệ học sinh không xét tuyển đại học vài năm trở lại đây ở mức trên dưới 40% cho thấy những tính toán thực tế, em thích học nghề để sớm đi làm, có thu nhập ngay lập tức, đỡ tốn kém cho việc học lên đại học.

 

Nhiều em xác định, nếu chỉ học làng nhàng, vào những trường "không tốp" thì học xong tìm việc cũng không đơn giản. Các em thà đi làm ngay, hơn là để "đắp chiếu" tấm bằng cử nhân.

 

Hiệu trưởng Nguyễn Quang Tùng khái quát, nhu cầu việc làm của xã hội đã thay đổi, nhìn nhận của lớp trẻ đã khác hơn rất nhiều nên các em thực tế hơn trong lựa chọn nghề nghiệp.

 

Theo Dân Trí

Nhiều học sinh thay vì đăng ký xét tuyển đại học đã chọn học nghề (Ảnh: Tùng Nguyên).