Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

Khủng hoảng trung niên (Midlife Crisis)


KHỦNG HOẢNG TRUNG NIÊN (MIDLIFE CRISIS)

 

Khủng hoảng trung niên là một cú chuyển đổi trong bản dạng thường tác động lên người trưởng thành trong độ tuổi trung niên từ 40 đến 60 tuổi. Tại thời điểm cuộc đời này, con người ta thường hay đánh giá lại cuộc sống và đối mặt với chính những vấn đề đạo đức của bản thân. Đối với một số người, đây thường là một vấn đề lớn ảnh hưởng lên những mối quan hệ và sự nghiệp của họ.

 

Khủng hoảng tuổi trung niên là một giai đoạn giúp con người ta cảm thấy hồi xuân khi phải cố gắng chấp nhận sự thật rằng đời sống của mình đã vơi đi một nửa.

Tuy nhiên, sự xáo trộn cảm xúc một số người cảm thấy trong thời trung niên không phải lúc nào cũng đưa đến những thay đổi lớn trong lối sống có liên quan đến mong muốn được trẻ lại. Trong thực tế, khủng hoảng tuổi trung niên có thể là thứ khá tích cực.

 

Một khảo sát quốc gia về độ tuổi trung niên tại Hoa Kỳ thực hiện nhằm xác định có bao nhiêu người gặp phải khủng hoảng trung niên. Có khoảng 26% tham dự viên ghi nhận có gặp phải khủng hoảng này.

Tuy vậy, các thành viên tham gia khảo sát ghi nhận có xuất hiện khủng hoảng trung niên trước tuổi 40 hoặc sau 50.

 

Cứ 4 người thì có 1 người cho biết mình có khủng hoảng trung niên, phần đông chia sẻ rằng khủng hoảng xuất hiện do bởi một sự kiện lớn nào đó thay vì độ tuổi. Các yếu tố châm ngòi cho khủng hoảng bao gồm những thay đổi trong cuộc sống như ly hôn, mất việc, mất người thân hoặc chuyển đến địa điểm mới.

 

Hiệp hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ cho rằng khủng hoảng tinh thần rõ ràng là “một thay đổi hành vi rõ ràng và bất ngờ.” Ví dụ về thay đổi hành vi bao gồm:

– Bỏ bê vệ sinh cá nhân.

– Thay đổi lớn trong thói quen ngủ.

– Tăng hoặc sụt cân.

– Tâm trạng thay đổi rõ rệt, như hay tức giận, cáu gắt, buồn bã hoặc lo âu.

– Co rụt khỏi nhưng mối quan hệ hoặc hoạt động hằng ngày.

 

Nguyên nhân gây khủng hoảng trung niên.

Đối với nhiều người, trung niên là khoảng thời gian mà các mối quan hệ và vai trò thay đổi. Một số người có thể cần phải bắt đầu chăm sóc cha mẹ lớn tuổi. Một số khác có thể bị “cô đơn” trong tổ ấm của mình – hoặc cảm thấy như thể con cái của mình lớn quá nhanh.

 

Quá trình lão hóa cũng trở nên rõ ràng hơn bất cứ lúc nào hết. Một số người còn xuất hiện một số bệnh lý, trong khi số khác bắt đầu để ý đến sự sụt giảm năng lực thể chất của bản thân.

Đối với một số người, trung niên có thể là khoảng thời gian chìm đắm trong chiêm nghiệm.

Họ có thể nhìn lại những năm tháng đã qua và tự hỏi cuộc sống mình liệu sẽ thế nào nếu ngày xưa mình chọn con đường khác.

Một số người hối hận vì đã không chọn một sự nghiệp khác hoặc không xây dựng một cuộc sống mà mình đã từng mơ ước. Người khác lại chiêm nghiệm những ngày tháng vui vẻ trước đây trong đời.

 

Với những người sống có mục tiêu, họ sẽ ít chiêm nghiệm hơn và hành động nhiều hơn. Thay vì nhìn lại những năm tháng đã qua, họ bắt đầu rục rịch đạt đến những mục tiêu lớn lao hơn trong nửa sau của cuộc đời.

 

Sụt giảm hạnh phúc.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hạnh phúc giống hình chữ U. Có một sự sụt giảm từ từ về mức độ hạnh phúc cuối những năm thanh thiếu niên và tiếp tục cho đến khi một người tiến đến những năm 40. Hạnh phúc bắt đầu tăng lại khi người ta bước vào những năm 50.

Dữ liệu trên nửa triệu người Mỹ và Châu Âu phát hiện ra xu hướng này là đúng. Những người trong độ tuổi 60 ghi nhận họ chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc hơn lúc này, nhưng người trong những năm 40 tuổi cảm thấy chưa bao giờ chán nản như vậy.

 

Tuy nhiên, không phải ai cũng có đường cong chữ U này. Tình trạng này thường gặp hơn ở những quốc gia thu nhập cao. Một đường sụt giảm dần trong mức độ hạnh phúc có thể giúp giải thích tại sao một số người lại gặp phải khủng hoảng trung niên – ý nói họ đang bị sụt giảm hạnh phúc.

 

Dù cho dữ liệu có cho thấy con người ta trở nên hạnh phúc trở lại vào những năm tháng sau này, nhưng rất nhiều người vẫn tin rằng hạnh phúc sẽ tiếp tục giảm dần khi ta già đi. Vậy nên, một số người trong những năm 40 tuổi nghĩ cuộc sống chỉ có tệ hơn mà thôi, điều này lại châm ngòi cho chính một khủng hoảng trung niên.

 

Mặt tích cực của khủng hoảng trung niên.

Một nghiên cứu xuất bản năm 2016 trên Tập san Quốc tế về Phát triển Hành vi đã phát hiện ra một mặt tốt của khủng hoảng trung niên – sự tò mò. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy rằng những người có khủng hoảng trung niên – dù là khủng hoảng một phần tư hay một nửa đời – thì đều có mức độ tò mò về bản thân và thế giới rộng lớn quanh họ cao đáng kể.

Sự khó chịu và vô định mà các tham dự viên trải qua đã đưa đến thái độ cởi mở cho những ý tưởng mới, vốn có thể giúp họ hiểu rõ hơn mọi thứ và đưa ra những giải pháp sáng tạo. Sự tò mò đó có thể đưa đến sự đột phát hoặc những cơ hội mới, có thể là điểm sáng trong quá trình khủng hoảng.

 

Làm sao để giúp một người gặp khủng hoảng trung niên?

Nếu bạn nghi bạn bè hoặc người thân trong gia đình có thể đang gặp khủng hoảng trung niên, thì dưới đây là một số thứ bạn có thể làm để hỗ trợ họ:

– Hãy là một người biết lắng nghe: Hãy để đối phương nói về sự khó chịu của họ. Lắng nghe bằng thái độ không phán xét và hãy khoan đưa ra lời khuyên ngay từ đầu.

– Thể hiện quan ngại của mình: Tránh nói những câu như, “Anh hình như đang bị khủng hoảng trung niên đấy.” Thay vào đó, hãy đặt câu hỏi làm sao để không khiến họ cảm thấy xấy hổ hoặc đổ lỗi. Nói những câu như, “Gần đây anh có hơi khác. Anh ổn không?”

 

Tham khảo. Infurna FJ, Gerstorf D, Lachman ME. Midlife in the 2020s: Opportunities and challenges. Am Psychol. 2020;75(4):470-485. doi:10.1037%2Famp0000591

Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Cảnh giới thâm thuý của người thông minh


CẢNH GIỚI THÂM THÚY CỦA NGƯỜI THÔNG MINH

Để tồn tại và phát triển trong một xã hội phức tạp, trước tiên bạn phải học cách cư xử. Cơ hội thành công là bình đẳng cho tất cả mọi người. Điều duy nhất có thể đánh bại người khác đó là sự khôn ngoan của con người.

Dưới đây là những cảnh giới cao nhất của con người, đỉnh cao của sự thông minh, bạn hãy đọc và ngẫm:

1, Trí tuệ cao sang:

Trái tim trong sáng, bề ngoài ngây thơ

Cảnh giới cao nhất của con người là biết tất cả mọi thứ nhưng tỏ ra ngu ngốc không biết gì. Những người như vậy không phải là vô duyên, không vượt trội, dễ gần mà là những người dễ tiếp cận hơn so với mọi người.

Thể hiện bản thân, không có gì hơn là muốn mọi người nhìn bạn với con mắt khác, không có gì hơn là sự phù phiếm nhưng khi bạn chen chúc trong công việc, nơi làm việc không tránh khỏi đôi khi tự hỏi liệu như thế đã là thông minh hay chưa?

2, Trí tuệ của miệng:

Không chửi thề, không đánh giá

Nói đến điều này chắc hẳn có rất nhiều nạn nhân trong vấn đề này. Lý do là bởi trong cuộc sống không có gì nhiều hơn tình yêu và lợi nhuận, tình yêu sẽ đo được sự đúng sai của con người.

Điều đáng xấu hổ nhất là những người đó lời nói không được người khác chú ý, không được lắng nghe gây ra những hiểu lầm trong mọi thời đại. Vì vậy nếu bạn thận trọng lời ăn tiếng nói ngay từ đầu thì có khả năng bạn sẽ tránh được nhiều rắc rối.

3, Trí tuệ nhẫn nhịn:

Biết trước biết sau, lùi một bước tiến trăm bước

Những anh hùng thực sự là những người có thể tiếp cận, không ai có thể chắc chắn rằng cuộc đời mình có thể thuận lợi trong suốt quãng đời còn lại. Khi có thể tự hào thì cứ tự hào, khi thất vọng thì cố gắng chịu đựng.

Tại thời điểm này, sự nhẫn nhục của thời gian là nếm tất cả thị hiếu của cuộc sống. Sự nhẫn nhục trong sự thất vọng là biết trước, biết sau và biết rút lui.

4, Trí tuệ bao dung:

Dĩ hòa vi quý, khoan dung rộng lượng

Nhầm lẫn là một loại trọng lượng, nó như nước mắt rơi trong sa mạc, lúc đó cần phải dĩ hòa vi quý, sự khoan dung và hào phóng khiến bạn bao dung được những lỗi lầm đó.

Mỗi một con người sẽ có con đường của riêng mình, khi bạn bao dung với người khác bạn cũng tích lũy tình cảm của họ dành cho mình. Khi con người có đủ sự bao dung, rộng lượng tâm hồn người đó cũng được thoải mái và thanh thản hơn, không muốn sân si với bất cứ điều gì trên đời.

5, Trí tuệ làm người:

Bề ngoài ngây ngốc, bên trong hiểu biết

Con người không phải ai cũng ngoan ngoãn, tốt bụng vì vậy làm người không nên quá thông minh, đôi khi bất cẩn một chút, đôi khi hồ đồ một chút nhường chỗ cho người khác giành chiến thắng.

Hãy nhìn xa trông rộng, đừng chằm chằm nhìn vào khuyết điểm của người khác.

6, Trí tuệ sinh tồn:

Linh hoạt, bình tĩnh, thận trọng

Một người đi vào chùa để thăm thiền sư, vì cánh cửa chùa rất thấp, anh ta không chú ý nên anh ta đã bị đập đầu vào cửa. Thiền sư nói với anh ta rằng nếu bạn không chạm vào đầu mình thì bạn phải biết học cách cúi đầu. Điều này cũng đúng với tất cả mọi người trong mọi trường hợp.

7, Trí tuệ giao tiếp

Trong một môi trường cần sự giao tiếp, thật giả lẫn lộn, cần sự khôn khéo và thực tế. Một người giỏi có thể làm bạn với bất kỳ ai ngay cả khi những người khác xúc phạm anh ta cũng có thể mỉm cười và đối mặt.

8, Trí tuệ xử lý công việc

Con người một khi đã vấp ngã thì lần sau liệu họ có cẩn thận hơn không? Vấp ngã nhỏ thì tạo ra nỗi đau nhỏ, vấp ngã lớn thì tạo ra nỗi đau lớn. Một khi đối mặt với đủ mọi cung bậc cảm xúc thì dù có vấp ngã với nỗi đau lớn như thế nào đi nữa con người cũng sẽ thản nhiên mà đón nhận.

9, Trí tuệ tu luyện:

Đạt dược cuộc sống mãn nguyện, hài lòng

Khái niệm cuộc sống bị nhầm lẫn khi nhu cầu cuộc sống có nhiều thay đổi. Dù là hài lòng hay hạnh phúc thì cũng có thể nhìn thấy mọi thứ, khi bị sỉ nhục cũng không bị sốc vì đã đủ sự bình tĩnh và vui vẻ để đối mặt.

Nếu bạn không hạnh phúc bạn có thể quên đi mọi thứ, bắt đầu cố gắng lại, làm mọi việc hết sức có thể để có thể bước đến cái đích mà bạn đã vạch ra.



Những câu nói đẫm chất ngôn tình của văn nhân Việt thuở trước

NHỮNG CÂU NÓI ĐẪM CHẤT NGÔN TÌNH CỦA VĂN NHÂN VIỆT THUỞ TRƯỚC

 Tình yêu là đề tài muôn thuở của văn chương. Để nói về cái ngây ngất của kẻ đang đắm mình trong men say của ái tình, văn nhân Việt đã thốt lên những lời dịu ngọt, đầy lưu luyến.

Khi đứng trước người con gái mình yêu, ngay cả một anh chàng nhút nhát cũng có thể thốt lên vài lời có cánh, huống hồ gì các văn nhân. Họ là những người đàn ông có thừa lãng mạn cùng sự tinh tế trong cách sử dụng ngôn từ.

Lời tình tự của thi nhân trăm năm sau vẫn khiến kẻ đang yêu thổn thức. Dưới đây là những lời có cánh mà một số nhà văn, nhà thơ nổi tiếng dành tặng người mình yêu.

Nguyễn Đình Thi

"Ta nghĩ về em trong mỗi bước chân, từng nhịp thở. Nếu được lựa chọn một lần nữa, ta vẫn sẽ chọn em. Nhưng ta vẫn cứ đặt em trong tim thôi, vì ta không muốn lấy mất của nước Pháp một người tài hoa. Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người".

Sinh thời, mối tình của nhà thơ Nguyễn Đình Thi và nữ nhà báo người Pháp Madeleine Riffaud được rất nhiều người ngợi ca và ngưỡng mộ. Tuy không thể thành vợ chồng, nhưng họ đã dành cho nhau một tình yêu đẹp: Cao cả, giàu hy sinh và rất chân thành. Sau khi trở về Pháp, bà Madeleine Riffaud không kết hôn và sống một mình đến cuối đời.

Hàn Mặc Tử

"Đi khắp thế gian ta mới nhận ra chỉ có hai thứ dù đứng bất cứ đâu ta cũng có thể thấy. Ánh trăng và khuôn mặt em-người ta yêu".

Chàng thi sĩ của thôn Vỹ Dạ nổi tiếng là người đào hoa và đa tình. Những mối tình thời trai trẻ của ông với các giai nhân nổi tiếng như: Hoàng Cúc, Mộng Cầm và Mai Đình đã khiến hậu thế tốn không biết bao nhiêu giấy mực.

Sự rung động tha thiết từ con tim đã tạo nên những cảm thức đẹp trong áng thơ vừa lãng mạn, lại phảng phất buồn.

Xuân Diệu

"Cả đời này, nàng sẽ mãi là người của ta. Vì ta đã chôn nàng vào tim mình rồi!".

Khi nói về tình yêu, nếu không nhắc đến “ông hoàng thơ tình” thì quả thật là một thiếu sót lớn.

Tác giả của Vội vàng đã dùng đôi mắt ướt của kẻ say tình để nhìn ngắm thế giới. Ai mới là người tình được ông nhắc tới trong những vần thơ? Đến bây giờ, điều đó vẫn là một câu hỏi lớn.

Thế nhưng, người yêu thơ Xuân Diệu vẫn cảm nhận được ông đã yêu họ bằng trái tim chân thành.

Huy Cận

"Nếu hạnh phúc cũng có thể để dành, giống như chiếc bánh mẹ cho ngày bé, để những lúc đói lấy ra nhăm nhi, thì nhất định anh sẽ để dành lại cho đến những ngày bên em".

Khi yêu, nhớ nhung là điều dễ hiểu. Giống như hàng ngàn, hàng vạn kẻ si tình trên đời; với Huy Cận, hạnh phúc đơn giản là được ở bên người mình yêu.

Những ai từng trải qua xa cách và bị chia cắt bởi chiến tranh, chắc chắn sẽ hiểu được niềm vui nhỏ nhoi ấy, nó bình dị mà đáng quý vô ngần.

Nguyễn Bính

"Nếu nói nỗi nhớ của anh nhiều như sao trên trời thì thật vô lí! Vì sao trời còn có ngày không mọc nhưng anh thì không có đêm nào không nhớ về em".

Nàng Juliet từng nói với chàng Romeo rằng: Chàng đừng lấy vầng trăng ra để thề thốt, vì trăng có khi tròn, khi khuyết. Vạn vật đều thay đổi, nên chúng dẫu có đẹp, cũng không thể so sánh với tình yêu.

Tuy cách nhau mấy thế kỷ, nhưng đại văn hào người Anh và Nguyễn Bính đã có chung một nỗi niềm. Sao trên trời có khi không mọc, nhưng nếu đã si tình thì luôn da diết nhớ nhung.

Nguyễn Huy Tưởng

"Em có biết sự giống nhau giữa em và Hà Nội là gì không? Đó là đều được anh yêu suốt 1.000 năm".

Nguyễn Huy Tưởng được mệnh danh là “người chép sử của Hà Nội bằng văn”. Ngay cả khi bày tỏ với người mình yêu, ông vẫn luôn nhớ tới thành phố nghìn năm tuổi cổ kính và hào hoa.

Nam Cao

"Phàm đã là nam nhân trong thiên hạ trước khi muốn đặt môi mình lên khuôn miệng xinh đẹp của nữ nhân nào đó thì trước tiên phải có trách nhiệm đổ đầy cơm vào".

Nói đến Nam Cao là nhắc tới một nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc. Bởi vậy, cách mà ông tỏ tình cũng đầy thực tế. Người ta không thể yêu nhau để rồi quên hết trăm ngàn mối lo thường nhật.

Trước khi nhắc đến ái tình, người ta vẫn cần một cuộc sống đủ đầy. Khó khăn có thể là nấm mồ của tình yêu. Đó cũng chính là hiện thực không hề lãng mạn mà nhà văn đã tái hiện trong một số tác phẩm của mình.

ST