Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

Học hỏi người Do Thái tạo sự nghiệp

HỌC HỎI NGƯỜI DO THÁI TẠO SỰ NGHIỆP

Luôn thấu hiểu ý nghĩa của việc làm thuê và kinh doanh, người Do Thái luôn tạo được sự bền vững cho sự nghiệp của mình. Giữa làm thuê và kinh doanh thực sự có rất nhiều khác biệt. Người Do Thái cho rằng:

1. Làm thuê là một chút việc của một người làm cho người khác. Kinh doanh là một người làm một chút việc nào đó. Sự nghiệp là việc mà một nhóm người cùng nhau làm cả đời cũng không hết.

2. Làm thuê là việc rất nhiều người đi làm để kiếm tiền cho người khác. Kinh doanh là việc kiếm tiền của một cá nhân. Sự nghiệp là việc của một nhóm người cùng nhau thực hiện một ước mơ to lớn nào đó, tiện thể dùng nó để kiếm một số tiền dùng cả đời không hết.

3. Làm thuê chỉ có thể kiếm được một số tiền lương nhất định để duy trì cuộc sống. Kinh doanh là việc nghề nào có thể kiếm ra tiền thì làm nghề đó. Sự nghiệp là công việc cho dù có kiếm được tiền hay không vẫn phải làm, khi kiếm được tiền cũng như khi bù lỗ đều phải bình tĩnh, vui vẻ, bởi đó là sự tích lũy về tài phú và kinh nghiệm.

4. Thân phận của người đi làm thuê thì mãi mãi không thay đổi, hoàn toàn dựa vào thực lực. Kinh doanh cũng như việc khai thác mỏ tạm thời, dùng bộ não để có thể chiếm được. Sự nghiệp là việc liên tục đi sâu nghiên cứu về một lĩnh vực, dụng tâm để kinh doanh.

5. Làm thuê là việc làm thế nào để được ông chủ coi trọng, vận mệnh của mình là do người khác quyết định. Kinh doanh chính là mang những gì tài hoa của mình ra cho mọi người biết. Sự nghiệp là dùng để theo đuổi và khắc phục vượt qua, mãi mãi chỉ là cạnh tranh với bản thân, so sánh với bản thân của ngày hôm qua.

6. Làm thuê là phải đợi lương từng ngày, từng ngày. Kinh doanh là việc phải theo dõi thu nhập đầu vào từng ngày, từng ngày. Sự nghiệp là việc sáng tạo giá trị kinh tế từng ngày, từng ngày.

7. Làm thuê là việc đi làm giúp người khác mà không có một chút động lực cá nhân. Kinh doanh là hưng phấn tạm thời của một cá nhân. Sự nghiệp là hạnh phúc kéo dài liên tục của một nhóm người.

8. Làm thuê lấy thời gian làm trung tâm, chẳng hạn như quan tâm tới giờ vào làm và kết thúc. Kinh doanh lấy lợi nhuận làm trung tâm và chỉ có lợi nhuận là duy nhất. Sự nghiệp là sự tồn tại dựa trên việc chăm lo giúp đỡ đáp ứng nhu cầu cần thiết của con người, lấy con người làm cơ bản.

9. Làm thuê chỉ cần một điều là kỹ năng. Kinh doanh chủ yếu cần phương pháp và kinh nghiệm. Sự nghiệp ngược lại cần nâng cao tâm tính và cảnh giới của con người.

10. Người làm thuê nhìn mặt ông chủ để thay đổi lời nói. Người làm kinh doanh dùng mắt, dùng tâm để nói. Sự nghiệp là thực hiện ước mơ, dùng tâm để nói.

11. Làm thuê là việc dùng thời gian để đổi lấy tiền. Kinh doanh là việc dùng thời gian và sức khỏe để đổi lấy tiền. Sự nghiệp là việc dùng thời gian ngắn nhất để xây dựng cơ nghiệp, và từ cơ nghiệp đó tạo ra thu nhập.

12. Sau khi người làm thuê về hưu thì kết thúc không còn gì nữa, bởi khi đó sức khỏe, thu nhập, danh lợi đều đã bị thu hẹp. Sau khi người làm kinh doanh về hưu là dùng tiền để mua lại sức khỏe của mình. Người có sự nghiệp sau khi nghỉ hưu thì càng có kinh nghiệm và có thể tích lũy nhiều giá trị hơn, bởi họ chính là người sáng tạo ra nó.

 

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

Bài học từ hươu cao cổ


BÀI HỌC TỪ HƯƠU CAO CỔ

 

Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng; và như vậy hươu con chào đời bằng một cú rơi hơn 3m xuống đất và nằm ngay đơ. Rồi hươu mẹ làm một việc kỳ lạ: đá hươu con cho đến khi nào chú ta chịu đứng dậy mới thôi.

 

Khi hươu con mỏi chân và nằm, hươu mẹ lại thúc chú đứng lên. Đến lúc hươu con đã thực sự đứng được, hươu mẹ lại đẩy chú ngã xuống để chú phải nỗ lực tự mình đứng dậy lần nữa.

 

Điều này nghe có vẻ lạ với chúng ta, nhưng lại thực sự cần thiết cho hươu con bởi vì hươu con cần phải tự đứng được để có thể tồn tại với bầy đàn, nếu không hươu con sẽ trơ trọi với cuộc đời và trở thành miếng mồi ngon cho thú dữ.

 

Chúng ta cũng thế, thật dễ nản chí khi mọi việc đều trở nên tồi tệ. Nhưng cho dù đang phải đối mặt với nhiều gian khổ thì ta vẫn phải giữ vững niềm tin. Hãy ghi nhớ rằng mỗi khi ta phải đối mặt với nghịch cảnh, trong ta luôn có một sức mạnh tiềm ẩn.

 

Đừng bao giờ để thất bại quật ngã mà hãy để nó trở thành thầy dạy của chúng ta. Đây chính là bí quyết để thành công. Người ta không thua khi bị đánh bại mà chỉ thua khi đầu hàng. Thomas Edison đã nói: "Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ".

 

Ở đời, không có gì là tuyệt đối

Ở ĐỜI, KHÔNG CÓ GÌ LÀ TUYỆT ĐỐI

Có một thí nghiệm thế này: đem 5 con ong và 5 con ruồi nhốt chung trong một chai thủy tinh, sau đó đặt ngang cái chai, hướng cho đáy chai quay về cửa sổ. Chuyện gì sẽ xảy ra?

Năm con ong không ngừng hướng về phía đáy chai để tìm lối thoát, cứ thế cho đến khi kiệt sức hoặc đói mà chết; còn những con ruồi thì chỉ một lúc sau đã có thể xuyên qua đoạn cổ chai mà thoát thân.

 Lý giải ở đây chính là, ong vì thích ánh sáng và kiên định nghĩ rằng lối thoát là nơi có ánh sáng, nên tự đẩy mình vào chỗ chết. Ruồi thì chả để ý gì đến ánh sáng, chúng chỉ nghĩ cách nào để thoát thân nên bay tứ tung, kết quả là sau bao nhiêu lần nhầm hướng cũng đến lúc tìm được lối ra. Thí nghiệm này chỉ để nói lên một thông điệp:

Thực ra điều này có thể gây lúng túng cho một số người. Kiên định cũng là tốt, mà uyển chuyển cũng là tốt? Làm người có nguyên tắc là tốt, nhưng biết thay đổi để thích nghi cũng là tốt? Rốt cuộc chúng ta phải làm sao mới đúng? Tin vào bản thân là tốt, mà không tin vào bản thân cũng là tốt, ủa vậy rốt cuộc là thế nào? Câu trả lời chính là:

Cân bằng mới là tốt! Liều lượng chính là thứ quan trọng! Ở đời, nói cho vui thì là: tuyệt đối không có gì là tuyệt đối!

Nếu bạn phải sợ một trong hai loại người: người hiểu biết mà quá kiên định, và người kém hiểu biết nhưng sẵn sàng thích nghi, thì bạn nên sợ hạng người thuộc vế đầu tiên.

Bởi vì người quá kiên định thường khó lòng đối thoại. Họ có định kiến quá mạnh về mọi thứ, dán nhãn lên mọi loại người. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì có thể họ quá kiêu hãnh để chấp nhận một ý kiến khác mình, hoặc có thể vì họ tùy tiện phán xét và xếp bạn vào một nhóm loại nào đó, quá nặng nề định kiến hoặc quá hời hợt về cảm quan. Họ có thể rời bỏ thứ gì đó rất nhanh vì đã dán nhãn "rác", và cũng bâu vào một suy nghĩ nào đó rất chặt, vì tin nó là "đúng".

Cả tin vào người khác đã đáng sợ, nhưng ít ai nghĩ rằng mình cũng có thể bị lừa bởi chính bản thân mình.

Chính vì thế một khi bạn đã là người quá cả quyết vào bản thân, người khác sẽ không còn muốn mở ra cho bạn thấy những cánh cửa khác nữa. Họ sẽ im lặng, hoặc rời đi một mình. Giống như nếu hình dung thí nghiệm ở trên là một bộ phim, chúng ta sẽ thấy một lũ ong ầm ầm cả quyết lao về đáy chai, không một con ong nào có thể nghe thấy tiếng gọi của những chú ruồi. Ngay cả khi tất cả ruồi đã thoát ra khỏi miệng chai, hẳn là đàn ong cũng không thèm bận tâm.

Thực ra, bao nhiêu niềm tin đặt vào đâu là một bài toán rất khó của mỗi người. Ngày hôm nay ta có thể rất tin vào điều này để rồi ngay ngày mai tại một khúc quanh của cuộc đời mọi thứ bỗng ngã đổ rất đau lòng.

Điều duy nhất ta có thể bám víu chính là sự tương đối và mưu cầu cân bằng giữa mọi thứ.

Quá nghi ngờ cũng không tốt nhưng hãy luôn để mở cho mình những khả năng khác. Đừng bao giờ để bản thân bị mắc kẹt trong những câu chuyện của người khác và cả trong những cả quyết của bản thân mình.