Thứ Năm, 20 tháng 10, 2022

Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra?


Một bất công thường gặp: "Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra". Ảnh: Internet.

KẺ ĂN KHÔNG HẾT, NGƯỜI LẦN CHẲNG RA?

Cuộc đời vốn không công bằng, dù muốn hay không bạn vẫn phải thừa nhận rằng, cuộc sống luôn tồn tại những điều không công bằng… Vậy sao bạn không thử thay đổi suy nghĩ của mình về sự bất công?

"Nếu bạn không thích điều gì, hãy thay đổi nó. Nếu bạn không thể thay đổi nó, hãy thay đổi suy nghĩ của bạn về nó" - Mary Engelbreit.

Có lẽ không ít lần trong quá khứ, chúng ta thường oán trách rằng cuộc sống này thật không công bằng.

 

Tuy nhiên, bạn nên hiểu rõ một điều rằng cuộc đời vốn dĩ không công bằng, tất nhiên, nó cũng không vì bất kỳ ai mà trở nên công bằng hơn.

Một trong những tỷ phú giàu bậc nhất thế giới – Bill Gates – cũng thừa nhận rằng: "Cuộc sống vốn dĩ không công bằng. Hãy tập quen dần với điều đó!".

Suy nghĩ tích cực trước những biến động “ngang trái” của cuộc đời, bạn sẽ luôn hạnh phúc và thực hiện được tâm thế "tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến".

 

Chúng ta không thể thay đổi những bất công đã xảy ra trong cuộc đời của chúng ta cũng như ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng chúng ta có thể hỗ trợ và ủng hộ những hành động ngăn ngừa sự bất công trong tương lai, thậm chí là đấu tranh cho sự công bằng.

 

Bản thân cuộc sống luôn chứa đựng những điều không công bằng mà chúng ta chỉ có thể thuận theo và dần dần đấu tranh – thay đổi nó. Chúng ta chỉ là những con người hết sức bình thường và đôi khi, chúng ta sẽ bộc lộ những cảm xúc theo bản năng.

Điều quan trọng là chúng ta không để những điều mà mình không thể kiểm soát chi phối bản thân.


Tình yêu học trò

TÌNH YÊU HỌC TRÒ

“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu?
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám
Thuở chẳng ai hay thầm lặng – mối tình đầu.”

“Chút tình đầu” – Đỗ Trung Quân

Đa số hõc sinh khi ở trên ghế nhà trường đều có những rung động tình cảm đầu đời dành cho một ai đó: cậu bạn cùng bàn, cô nàng lớp bên,… Tình yêu thời học trò là mối tình trong sáng, nhưng cũng có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các bạn trẻ.

 

Đặc biệt, việc yêu ghét vô tư xảy ra rất thường xuyên ở lứa tuổi “đang lớn”. Sự gắn bó hàng ngày trên lớp học dễ dàng tạo điều kiện cho các bạn có cảm tình với người khác, đặc biệt là khi trái tim căng đầy nhựa sống không ngừng lỡ nhịp vì một anh chàng hay cô nàng nào đó.

Tình cảm học đường ấy là một trong những rung động đầu đời trong sáng, đơn thuần nhất mà những mối tình sau này của bạn chắc chắn không thể đem lại cảm giác tương tự.

 

Không chỉ vậy, nếu bạn học kém hơn người kia, bạn sẽ mong muốn học thật chăm chỉ để có thể trở thành bạn học ăn ý với “bạn ấy”. Không có một nguồn động lực học tập nào lớn hơn việc có 1 người học cùng mình, và người ấy lại là người mình thích.

Khi ôm trong lòng sự cảm mến ai đó, những cô cậu học trò không ngại ngần làm nhiều điều ngốc nghếch để thu hút sự chú ý của đối phương, và đó chính là những điều mà sau này bạn sẽ bật cười khi nhớ về nó.

 

Tình cảm học trò cũng sẽ có lúc gặp nhiều rắc rối để lại nhiều tác hại lên người trẻ:

Khiến bạn xao nhãng, sa sút học hành. để lại vết thương tình cảm. Khi tình yêu đi quá giới hạn sẽ có những hậu quả khôn lường …

 

Tuy nhiên, việc ngăn cấm tình cảm học trò là hoàn toàn không nên và cũng không thể. Không ít phụ huynh thường phản đối việc con em mình có tình yêu khi còn đang ở trên ghế nhà trường và dẫn đến những cấm đoán có khi gay gắt.

Những cấm đoán này sẽ làm tăng khoảng cách giữa gia đình và con em mình, khiến nhiều bạn trẻ yêu trong giấu diếm và lo sợ, đồng thời cũng không dám chia sẻ cùng cha mẹ, anh chị nếu như có vấn đề khó khăn.

 

Thay vào đó, cha mẹ nên dành thời gian lắng nghe xem con mình đã làm đúng chưa, và chia sẻ với con từ kinh nghiệm của mình. Sự chia sẻ thẳng thắn về tình yêu và giới tính chính là điều cha mẹ cần làm cùng với con cái, nhưng đáng buồn, đó cũng chính là điều rất ít gia đình Việt Nam làm được.

 

Thầy cô có không ít cơ hội để hiểu được câu chuyện của học trò. Hơn nữa, giáo viên là người hơn ai hết hiểu được tâm lý lứa tuổi này, nên sự khuyên bảo của thầy cô có tác dụng rất nhiều đến học trò của mình.

 

Hãy để tình yêu dưới mái trường giữ vẹn nguyên được độ trong sáng và đẹp đẽ của nó, để những năm tháng niên thiếu sẽ là khoảng kí ức đẹp đẽ của các bạn trong suốt cuộc đời này.

 

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2022

Dạy trẻ tôn trọng và hiếu kính với người thân trong gia đình


DẠY TRẺ TÔN TRỌNG VÀ HIẾU KÍNH VỚI NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH

 

Thương yêu trẻ con là bản tính bẩm sinh, đặc biệt khi đã có tuổi thì hầu hết ông bà nội ngoại đều cam tâm tình nguyện làm mọi điều cho cháu chắt, dường như tình yêu dành cho chúng là không bao giờ thấy đủ.

Nhưng người lớn chúng ta nhất định phải hiểu rằng một đứa trẻ được nuông chiều sẽ khó có thể trở thành một người xuất sắc, nuông chiều quá mức khiến trẻ khó có thể bước đi một mình trên đường đời đầy những khó khăn.

 

Cháu của ông bà hiện tại chỉ là đứa cháu bé bỏng, nhưng tương lai sẽ trở thành đồng nghiệp, vợ, mẹ của người khác. Ai có thể nuông chiều chúng cả đời, nếu người khác không thể nuông chiều cháu mình như ông bà vậy thì người chịu khổ cuối cùng chính là bản thân trẻ.

Còn các bậc cha mẹ cũng không nên nuông chiều con quá mức, trách nhiệm này cũng không thể đổ hết lên vai ông bà mà hãy lựa chọn phương thức can thiệp hợp lý nhất. Nếu cha mẹ dạy cho con biết cách tôn trọng và hiếu kính người già thì tôi tin rằng cho dù có được nuông chiều thế nào trẻ cũng sẽ không trở nên hư hỏng.

 

Bạn cho con 10 thanh sô cô la con thích ăn nhất, và nói với con chia cho ông bà, bố mẹ mỗi người một cái, qua thời gian tự nhiên trẻ sẽ học được cách chia sẻ và nghĩ cho người khác. Điều này chứa đựng những lễ nghi và cả tình yêu thương nữa. Tình yêu và lễ nghi tồn tại song song, điều trẻ học được đó là lòng cảm ơn.

Nhưng khi bạn mua cho con 10 cái sô cô la nhưng để con ăn một mình, đến một ngày bạn cũng muốn ăn, trẻ sẽ không bao giờ muốn chia sẻ, tôn trọng và sẽ từ chối chia sô cô la cho bạn. Chỉ có tình yêu mà không có lễ nghi, điều trẻ học được sẽ là sự ích kỉ.

 

Lễ phép, khiêm nhường đối với người ngoài đó là đạo lý đối nhân xử thế, đối với người trong gia đình đó gọi là giáo dục phẩm chất đạo đức

Khiến cho đạo nghĩa hiếu kính người lớn bị đảo lộn không phải do trẻ, trẻ sinh ra vốn là một tờ giấy trắng, bạn dạy như thế nào thì con sẽ học theo như vậy. Bạn dạy con hiếu kính với người lớn, trẻ sẽ hiểu được cách hiếu kính. Bạn dạy con nghĩ cho người khác, con sẽ không ích kỉ. Bạn dạy con biết cảm ơn, con sẽ không coi mọi thứ là lẽ đương nhiên.