Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

Từ chùa Bảo Thiên tới Nhà thờ lớn ở Hà Nội

TỪ CHÙA BẢO THIÊN TỚI NHÀ THỜ LỚN Ở HÀ NỘI

Hà Nội xưa có ngôi chùa Báo Thiên Tự, gọi đầy đủ là Súng Khánh Báo Thiên tự; trong sân chùa có một ngôi bảo tháp cao vòi vọi (12 tầng), cao đến mức bóng tháp soi xuống mặt nước hô Hoàn Kiếm. Tháp này có tên gọi là Đái thắng Tư Thiên tháp, gọi tắt là Báo Thiên tháp.

Báo Thiên Tự được khởi công xây dựng từ năm 1056 (đời vua Lý Thánh Tông), đúc một quả đại hồng chung nặng đến 1vạn 2 ngàn cân (7260kg). Báo Thiên tháp có chóp làm bằng đồng, được xây dựng một năm sau khi xây dựng xong chùa. Trong chùa và tháp có rất nhiều vật hạng bằng đồng như tượng Phật, thiền trượng, giới đao hộ pháp nhà Phật….

Năm 1426, khi quân Minh xâm lược bị vây khốn trong thành Đông Quan (tức Hà Nội), chúng cố thủ để chờ quân tiếp viện, đã đến chùa cướp phá tàn bạo: Tốc chóp tháp đồng, nấu chảy đại hồng chung và tất cả những gì bằng đồng, bằng kim loại để làm vũ khí (đúc súng) chống lại quân Việt Nam của Lê Lợi-Nguyễn Trãi mãi cho đến khi biết rõ là các đạo quân tiếp viện (Liễu Thăng, Mộc Thạnh) đều đã bị đánh tan cả, mới chịu đầu hàng. Tuy nhiên, nhà Lê không để chùa bị bỏ hoang, cho trùng tu và đại trùng tu nhiều lần nên ngôi chùa vẫn giữ vị thế bậc nhất nước ta.

Trong chùa Lý Quốc Sư ngày nay vẫn còn lưu giữ bản gấm thêu sắc tứ của đời Cảnh Hưng (tức vua Lê Hiển Tông 1740-1786) về chùa Sùng Khánh Báo Thiên Tự. Trên nền tháp bị phá, đã được tôn cao bằng một đàn tràng cũng gần nơi bây giờ là nhà thờ Lớn.

Năm 1882 Soái phủ Sài Gòn mới cử Henri Rivìere ra đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2 Lần này thì Tổng đốc Hà Ninh là Hoàng Diệu quá phẫn uất trước cảnh vua và triều đình bạc nhược chủ hòa, còn các quan chức kế cận mình thì hèn nhát bỏ trốn trước giờ lâm trận, thậm chí phản bội đầu hàng, cho nên sau khi viết xong tờ di biểu, ông đã treo cổ tự tử trên cây ổi ở miếu Công Thần trong Hành Cung Kính Thiên.

Sau khi chiếm được Hà Nội, Henri Rivìere sai phá hủy các cổng thành và nhiều đoạn tường thành, vần hết đại bác trên thành ném xuống hào. Các chùa miếu quanh thành đều bị phá phách, xô sập tất cả, một mặt để lấy gỗ gạch làm công sự, mặt khác là để thực hiện chủ trương triệt hạ nền văn hóa cổ truyền bản địa, và độc tôn Thiên Chúa giáo. Từ đó, chùa Báo Thiên biến mất trên bản đồ Hà Nội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét