Phụ nữ xưa dưới chăm sóc chồng con, trên tận hiếu cha mẹ. (Ảnh minh hoạ)
PHỤ NỮ THỜI XƯA CÓ BỊ XEM NHẸ NHƯ QUAN NIỆM CỦA THỜI NAY
Có một lối nghĩ phổ biến rằng người phụ nữ xưa chịu lễ giáo phong kiến, sống cuộc đời khổ cực như nô lệ. Đó là sự thực hay những tuyên truyền làm sai lệch lịch sử? Vậy người phụ nữ thời xưa có vai trò và cuộc sống như thế nào?
.
Kinh Thi có viết: (Tạ Quang Phát dịch)
Đào tơ mơn mởn xinh tươi,
Hoa hồng đơm đặc dưới trời xuân trong.
Hôm nay nàng đã theo chồng,
Nên bề gia thất ấm nồng thuận vui.
.
Từ 4 câu thơ này có thể thấy trên 3000 năm trước cổ nhân đã dùng những ca từ vô cùng chất phác và nhiệt tình để tả quang cảnh thiếu nữ xuất giá theo chồng. Phụ nữ sau khi xuất giá thì ở nhà giúp chồng dạy con trong khi người chồng thì lo gây dựng sự nghiệp bên ngoài, họ đồng cam cộng khổ tương thân tương ái một đời. Vốn dĩ đây là những hình ảnh rất đỗi bình thường và an lạc của cuộc sống trong xã hội phong kiến khi xưa. Tuy nhiên, xã hội ngày nay lại diễn giải sai lệch thành bi kịch bất bình đẳng của người phụ nữ.
.
Trong các điển cố xa xưa, mối quan hệ vợ chồng là mối quan hệ quan trọng nhất của con người. Sử Ký viết: “Quan hệ vợ chồng là mối quan hệ quan trọng trong luân thường đạo lý".
Sách Trung Dung viết rằng: "Đạo người quân tử khởi đầu từ vợ chồng, đến khi xử lý các mối quan hệ gia đình hoàn mỹ thì sẽ thông đạt được Đạo của trời đất".
.
Trong lý tưởng “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” thì tề gia phải ở trước trị quốc. Đạo vợ chồng là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của tề gia. Một khi mối quan hệ vợ chồng đã quan trọng như vậy, cổ nhân làm sao có thể trọng nam khinh nữ cho được?
.
Có thể nhiều người cho rằng phụ nữ xưa kia sống như vậy, tất cả là vì chồng mà sống, không có tí giá trị nào cho bản thân. Kỳ thực không phải, vua vì quốc gia mà lao tâm, quan vì quốc kế, dân sinh mà nhọc lòng, bách tính vì gia đình mà cực khổ, có người đàn ông nào sống vì bản thân? Đây chẳng phải hoàn toàn trùng hợp với mỹ đức trong văn hoá truyền thống hay sao? Làm người thì phải biết sống vì người khác, không có vị tư cá nhân. Vả lại phụ nữ so với đàn ông thì mềm mại tinh tế, họ khéo léo, thích hợp chăm lo mọi việc trong nhà, là trái tim của gia tộc.
.
Cổ nhân thường ví người vợ quản lý trong gia đình cũng được gọi là “chủ mẫu", biểu thị sự bình đẳng nam nữ như nhau, nhận được sự kính trọng của cả gia tộc. Mà dạy con lại cần một người vợ hiền lương thục đức mới có thể dạy bảo ra thế hệ sau: "Con trai quân tử, con gái hiền lương". Đây lại càng là vấn đề coi trọng vận mệnh quốc gia đại sự. Cho nên nói có hiền nữ mới có hiền thê, có hiền thê mới có hiền mẫu, có hiền mẫu mới có hiền tử. Như vậy có thể nói người vợ là đại thần quan trọng của người chồng, cũng là chỗ nương tựa trên phương diện ăn mặc của mọi người trong nhà, người vợ sao có thể không nhận được sự coi trọng của chồng, của gia đình?
.
Hôn lễ, nam nữ kết hợp, xác định danh phận. Trên thì liên quan đến tế lễ, dưới thì liên quan đến đại sự cho nên hôn lễ chính là lấy lễ làm gốc. Cổ nhân mấy nghìn năm đều giữ gìn hình thức lễ nghĩa căn bản trong hôn lễ truyền thống này.
Cổ nhân kỳ vọng rất lớn vào vai trò của người vợ trong gia đình. Giáo dục nữ đức chính là vấn đề bắt buộc trong cuộc đời nữ nhân. Trước khi kết hôn 3 tháng còn cần được huấn luyện nghiêm ngặt, hiểu rõ công dung ngôn hạnh. biểu thị đức hạnh nhu thuận đã đầy đủ, có thể xuất giá theo chồng làm phụ nữ chân chính.
.
Chúng ta phải cảm tạ những kinh thư được lưu truyền, để cho phụ nữ trong thiên hạ ngày nay có thể tìm về với nữ đức trong văn hoá truyền thống.
Đọc sách thánh hiền lưu lại, chúng ta không khỏi giật mình phát hiện trong văn hoá truyền thống và đạo đức, đạo vợ chồng chính là điểm khởi đầu quan trọng trong mối các quan hệ từ gia đình tới quốc gia, vai trò của người vợ trong gia đình lại là điều không thể thay thế.
.
Sự coi trọng và yêu cầu đối với phụ nữ trong văn hoá truyền thống, có thể khiến phụ nữ ngày nay phải có cái nhìn sâu sắc hơn đối với trách nhiệm và bổn phận của mình.
.
Tác giả: Cổ Ngôn
Theo: epochtimes.com
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét