Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2021

10 nguyên tắc thay đổi thế giới

10 NGUYÊN TẮC THAY ĐỔI THẾ GIỚI

Mahatma Gandhi là một nhà hiền triết vĩ đại của nhân loại trong thể kỷ 20. Năm 1947, ông đã lãnh đạo người dân Ấn Độ giành độc lập, thoát khỏi sự cai trị của Vương Quốc Anh bằng đường lối “bất bạo động”. Nhắc đến Gandhi, người ta thường nhớ đến câu nói thật giản dị nhưng có giá trị trường tồn: “Be the change you want to see in the world” – “Hãy là sự thay đổi mà bạn muốn được thấy trên thế giới này.”

Gandhi để lại “10 nguyên tắc thay đổi thế giới” theo cách rất riêng của ông:

Nguyên tắc 1: Hãy thay đổi chính mình
“Sự vĩ đại của con người không nằm ở khả năng thay đổi thế giới, mà ở khả năng thay đổi chính bản thân mình.”

Nguyên tắc 2: Chính bạn là người chủ
“Không ai có thể làm cho tôi tổn thương, trừ phi tôi cho phép điều đó.”

Nguyên tắc 3: Tha thứ và buông thả
“Kẻ yếu chẳng thể nào biết tha thứ bởi tha thứ là phẩm chất của kẻ mạnh.”

(Ăn miếng trả miếng thì có ngày thế giới này chẳng còn miếng nào nguyên văn: nó lấy mắt mày mày lột lại mắt nó cuối cùng chỉ làm cho cả thế giới mù hết).


Nguyên tắc 4: Không hành động, bạn chẳng thể đi đến đâu
“Một gam hành động thì vẫn hơn một tấn giáo điều.”

Nguyên tắc 5: Hiện tại chính là thực tại
“Tôi không muốn nhìn thấy trước tương lai. Tôi muốn tập trung hơn cho những gì đang xảy ra. Thượng Đế không cho tôi quyền năng nào để kiểm soát những gì sẽ đến.”

Nguyên tắc 6: Chúng ta, ai cũng là người
“Tôi chỉ là một người bình thường mà cũng có thể mắc lỗi như bao con người bình thường khác. Tuy nhiên, tính người trong tôi đủ để khi có lỗi thì thừa nhận và sẵn lòng tìm căn nguyên của những lỗi lầm đó. Thật không khôn ngoan khi quá tin tưởng vào trí tuệ của một ai đó. Hãy luôn nhớ rằng, kẻ mạnh cũng có lúc yếu và người khôn cũng có khi nhầm lẫn.”

Nguyên tắc 7: Kiên gan bền chí
“Ban đầu, mọi người không thèm chú ý đến bạn. Sau đó, họ cười nhạo bạn. Rồi họ chống lại bạn. Nhưng sau cùng, bạn là người chiến thắng.”

Nguyên tắc 8: Nhìn thấy điều tốt đẹp ở người khác và giúp họ
“Tôi cố tìm ra những ưu điểm của những người xung quanh. Bản thân tôi cũng không hoàn hảo, tôi không cố tìm khiếm khuyết của người khác. Tiền đồ của một người phụ thuộc nhiều vào cách anh ta cư xử với đồng loại. Có một thời, người ta lãnh đạo bằng sức mạnh nhưng ngày nay, tôi nghĩ lãnh đạo là hòa đồng và quan tâm.”

Nguyên tắc 9: Hãy là con người đích thực của mình
“Hạnh phúc chỉ đạt được khi những gì bạn nghĩ, những gì bạn nói và những gì bạn làm hài hòa với nhau. Luôn suy nghĩ hướng thiện và mọi thứ sẽ tốt đẹp.”

Nguyên tắc 10: Không ngừng phát triển
“Vận động và phát triển là qui luật của cuộc sống. Thật sai lầm nếu cứ níu kéo những giá trị giáo diều, duy ý chí.”

---------

Mẫu chuyện: Đủ cả đôi

Có thời ông Gandhi đi một chuyến xe lửa. Khi xe bắt đầu chuyển bánh thời ông nhảy vội lên tàu khiến cho một chiếc giày của ông rơi xuống đường. Ông không thể nào nhảy xuống để nhặt lại chiếc giày trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Ông bèn tháo luôn chiếc giày còn lại trong chân và ném về phía chiếc giày kia ở dưới đường. Hành khách trên tàu tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy thế và lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông. Gandhi mỉm cười và ôn tồn giải thích rằng: “Nếu có một người nghèo nào lượm được chiếc giày thứ nhất thì người đó có thể tìm thấy chiếc thứ hai và như thế là có được đủ đôi giày để đi.”

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét