Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

Rudolf Steiner - nhà giáo dục nuôi dưỡng 'con người tự do'

  Ảnh: Rudolf Steiner - triết gia, nhà tư tưởng xã hội, kiến trúc sư, nhà thần bí học

RUDOLF STEINER - NHÀ GIÁO DỤC NUÔI DƯỠNG 'CON NGƯỜI TỰ DO'

Rudolf Steiner là người sáng lập triết học tâm linh và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự sáng tạo trong giáo dục con trẻ.

.

Kể từ khi ngôi trường Steiner đầu tiên được thành lập vào năm 1919, cộng đồng này hiện nay đã phát triển lên tới 1.200 ngôi trường ở 60 quốc gia trên thế giới vẫn đang tiếp tục hoạt động dựa trên niềm cảm hứng từ quan điểm giáo dục của ông.

 



Nhà tư tưởng triết học

Nhân linh học là thứ triết học của riêng Rudolf Steiner, trong đó cho rằng sự nhận thức cao độ sẽ cho phép con người tiếp cận kiến thức về tinh thần. Steiner bắt đầu xây dựng Goetheanum, một nơi được ông thiết kế như là trung tâm cho các nghiên cứu nhân linh học vào năm 1913 ở Dornach, Thụy Sĩ.

Mối quan tâm triết học của Steiner chạm tới nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, từ nghệ thuật cho tới việc tạo ra môi trường hỗ trợ người khuyết tật. Ông cũng được ghi nhận trong việc phát triển một số nguyên tắc của cái mà bây giờ được gọi là nông nghiệp năng lượng sinh học.

Triết lý giáo dục

Mục tiêu lớn nhất của triết lý giáo dục Steiner là phát triển con người tự do.

Ngay sau Thế chiến thứ nhất, Steiner được đề nghị lên chương trình cho một ngôi trường mới dành cho con em các công nhân của nhà máy thuốc lá Waldorf Astoria ở Stuttgart, Đức.

.

Theo triết lý của Steiner, sự linh động về mặt trí tuệ, sự đánh giá độc lập và lòng can đảm vì đạo đức sẽ là những yếu tố cần thiết để đứa trẻ trở thành những con người sáng tạo và có trách nhiệm. Để nuôi dưỡng những phẩm chất này, chương trình của Waldorf thận trọng cân bằng giữa các hoạt động học thuật, nghệ thuật và thực tiễn nhằm kích thích trí tưởng tượng và chuẩn bị cho trẻ hành trang bước vào cuộc sống. Thay vì dựa vào việc học vẹt những thông tin chuẩn hóa, giáo dục Waldorf tìm cách thu hút toàn bộ đứa trẻ trong quá trình học tập. 

.

Mỗi môn học đều được dạy một cách đầy nghệ thuật, bằng cách sử dụng những di chuyển, hội họa, âm nhạc, kể chuyện và nhịp điệu, các giáo viên đưa kiến thức vào cuộc sống và nuôi dưỡng khả năng tò mò vô hạn và niềm vui học tập cho mỗi đứa trẻ. Dù chúng sẽ trở thành nhà nhân chủng học hay động vật học, nhà toán học hay nhạc sĩ, thì những khả năng sáng tạo được phát triển thông qua giáo dục Waldorf sẽ cho trẻ một nền tảng cần thiết để thành công và thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh.

Các giáo viên của Waldorf hiểu rằng, trẻ em sẽ trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau, và những kiến thức hay cách hành xử mà các em được dạy cần phải cụ thể với từng độ tuổi. Sự hiểu biết này khiến giáo dục Waldorf khác với các cách tiếp cận khác.

Steiner cho rằng, nếu một đứa trẻ có khả năng nhập tâm hết mình trong các hoạt động vui chơi thì đứa trẻ đó cũng sẽ có khả năng dốc hết sức mình cho những nhiệm vụ khác nghiêm túc hơn trong cuộc sống sau này

.

Nhờ triết lý và phương pháp sáng tạo của mình, Trường Waldorf nhanh chóng được công nhận trên thế giới và truyền cảm hứng để các ngôi trường Waldorf mới được thành lập ở Đức và nhiều quốc gia khác.

8 thập kỷ sau, giáo dục Waldorf là một phong trào giáo dục độc lập trên toàn thế giới lên tới 1.200 ngôi trường ở 60 quốc gia. Giáo dục Waldorf không đi theo một trật tự nào, nó hoạt động để truyền cảm hứng cho tính đạo đức thực sự thông qua sự phát triển lòng biết ơn, sự tôn kính và tình yêu dành cho thế giới.

.

Những năm cuối đời

Trong suốt những năm cuối đời, Steiner bị chỉ trích bởi Adolf Hitler. Sức khỏe ông cũng yếu đi. Tháng 3/1925, Steiner qua đời ở tuổi 64 ở Dornach, Thụy Sĩ.

Vào những năm 1930, chính quyền xã hội chủ nghĩa đã cấm sách của Steiner, Hiệp hội Nhân linh học cũng bị cấm. Đến năm 1941, Đức Quốc xã đóng cửa tất cả các ngôi trường Waldorf của Steiner.

.

Theo vietnamnet.vn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét