Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

2 cách làm khác nhau của người phương Tây và người Nhật.

 

2 CÁCH LÀM KHÁC NHAU CỦA NGƯỜI PHƯƠNG TÂY VÀ NGƯỜI NHẬT.

Một cuộc họp của những người phương Tây, mọi thành viên đưa ra những quan điểm riêng nhằm đạt được những kết quả mà họ nhắm tới từ trước. Sau đó mọi người sẽ cùng nhau tranh luận theo những cách tư duy khác nhau xem quan điểm nào đúng, sai, quan điểm nào được mọi người tán thành nhất. Với những cuộc họp kiểu như vậy, một vài quan điểm ban đầu đưa ra sẽ được thêm bớt, phát triển, nhưng sau đó mọi người sẽ sa đà vào tranh luận. Kiểu cuộc họp như vậy được ví giống như công việc điêu khắc đá: mọi người bắt đầu với một tảng đá to, sau đó đẽo, gọt và cuối cùng tất cả chỉ là vụn đá.

Nhưng khi một cuộc họp phương Tây có được sự nhất trí sẽ ít tranh luận hơn bỏi vì sẽ không có ai thực sự là người thắng cuộc hay thua cuộc. Sẽ chỉ có một kết luận được mọi người cùng bàn bạc, nhất trí và đưa ra. Những cuộc họp như vậy giống như công việc nặn tượng: có sẵn khuôn và chúng ta dùng từ từ thêm đất nặn theo khuôn để tạo ra sản phẩm.

Nhưng cuộc họp của người Nhật không diễn ra theo kiểu đạt được sự nhất trí. Người phương Tây lấy làm khó hiểu khi người Nhật tham gia cuộc họp mà không phô diễn những ý tưởng cá nhân. Mục đích của cuộc họp là để nghe. Nhưng tại sao đó không phải là một sự im lặng tuyệt đối và không mang lại hiệu quả gì? Bởi vì mỗi thành viên đã lần lượt đưa ra những thông tin thuần sự kiện (không bình luận). Và khi tập hợp lại mọi người hiển nhiên đều nhìn thấy “con đường”.

Tất nhiên "tìm được con đường" có thể không chỉ trong một cuộc họp. Nó có thể được hình thành sau nhiều cuộc họp kéo dài vài tuần, thậm chí vài tháng.

Vấn đề mấu chốt là ở chỗ không ai đến cuộc họp với một ý tưởng – con đường- nung nấu sẵn trong đầu. Mọi người cùng nêu ra những sự kiện. Những thông tin được đưa ra tự nó hình thành nên một ý tưởng. Mọi người chờ đợi điều đó.

Người phương Tây lại cho rằng ý tưởng nên được hình thành từ trước, được đinh hình nhờ tranh luận. Người Nhật lại cho rằng ý tưởng hình thành cũng giống như việc trồng cây: ta gieo hạt, vun trồng và cây sẽ trưởng thành. Những dẫn chứng trên nói lên phần nào sự đối chọi trong cách hình thành nên ý tưởng của những người phương Tây và người Nhật.

 

 

Sức khoẻ của bạn

 

SỨC KHOẺ CỦA BẠN

Sức khoẻ tuỳ thuộc vào bạn hơn là các bác sĩ. Bạn phải biết rằng bác sĩ cũng không sống lâu hơn những người khác. Ít có thứ thuốc nào chữa bách bệnh mà đôi khi thuốc men còn gây thêm nhiều bệnh tật hơn, bác sĩ chỉ là một khán giả chuyên nghiệp để theo dõi căn bệnh. Mỗi căn bệnh phải trải qua một sự tuần hoàn. Có thuốc ngừa bệnh, có thuốc làm dịu bớt đau, nhưng có rất ít thuốc chữa khỏi bệnh. Khi phải cậy nhờ đến y bác sĩ, bạn nên nhờ người có nhiều kinh nghiệm chữa bệnh và am hiểu y học. Nhưng chớ quên sức khoẻ của bạn phần lớn tuỳ thuộc vào lối sống, những thói quen của bạn, chứ không phải ở bác sĩ.

Bạn nên tin tưởng vào khả năng phục hồi của thân thể chứ không nên quá tin vào những lời tiên đoán nghiêm trọng của thầy thuốc. Trong nhiều trường hợp, thân thể bạn có đủ sức để tự hàn lại những vết thương vì nó đã được cấu tạo để chống chọi lại với bệnh tật. Khi đau ốm, điều quan trọng hơn hết là bạn phải quyết tâm chiến thắng bệnh tật. Khi sức khỏe phục hồi, bạn có thể tăng tuổi thọ thêm ba bốn chục năm nữa Sức mạnh của ý chí có thể ảnh hưởng đến cơ thể và giúp bạn khỏe mạnh hơn.