Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022

Bộ lọc 3 câu hỏi Socrates

 

BỘ LỌC 3 CÂU HỎI SOCRATES

 

Socrates là triết gia nổi tiếng thời Hy lạp cổ đại. Một ngày nọ, ông gặp một người quen trên đường. Người này nói với Socrates

- Ông có biết tôi mới nghe chuyện gì về bạn ông không?

- Chờ chút. Trước khi kể, cho tôi hỏi 3 câu đã. 3 câu này tôi gọi là 3 bộ lọc.


Câu thứ nhất: "Anh có chắc chắn những gì mình sắp nói là sự thật?"

- Không chắc. Tôi cũng chỉ nghe người khác kể lại...'

- Vậy là anh không chắc', Socrates nói.

 

- Câu thứ 2: những gì anh sắp nói về bạn tôi có phải là những điều tốt đẹp về anh ấy?

- Không, ngược lại là đằng khác. Người đàn ông trả lời.

- Vậy là anh sắp nói Xấu về bạn tôi nhưng không chắc điều mình sắp nói là Sự thật đúng không?


Giờ tôi hỏi câu thứ 3: Những gì anh sắp nói có giúp ích gì cho tôi không?

- Thật ra là không. Người đàn ông trả lời.

 

Socrates nghe xong bảo 'Nếu những gì anh sắp nói anh không chắc là Sự thật, không phải là điều hay ho tốt đẹp, mà lại chẳng giúp gì cho tôi, vậy anh nói làm chi?'

 

Câu chuyện trên của Socrate dạy chúng ta sử dụng 3 bộ lọc khi tiếp nhận thông tin hoặc muốn nói điều gì đó, nói về người khác.

Với mỗi thông tin khi nghe hoặc muốn nói ra, mình cần tự hỏi:

 

1. Điều người đó nói có phải là Sự Thật không? Họ là người chứng kiến hay chỉ nghe kể lại.
2. Điều đó có ích cho những người liên quan không?
3. Điều đó có phải là điều tốt đẹp cho cả người nói lẫn người nghe không?

Đặc biệt chỉ nên ghi nhận mà không phán xét, tránh để cảm xúc dẫn dắt, tránh rơi vào ma trận cảm xúc.

Có nhiều việc ta trực tiếp thấy cũng chưa hẳn đã là Sự thật.

 

3 bộ lọc này đặc biệt hữu ích khi bạn là chủ doanh nghiệp, manager khi hàng ngày bạn nhận được vô số những thông tin trái chiều về cùng một vấn đề từ nhân viên, khách hàng, đối tác ...

 

Nếu bạn không bình tâm, bạn sẽ mất tự chủ trong ma trận cảm xúc của chính mình. Sai lầm, rủi ro luôn trực sẵn và núp bóng dưới những mỹ từ cơ hội, quyền năng, địa vị,

 

Lời bình: Người thông minh không để những câu chuyện tầm phào, vô bổ làm vướng bận họ, khiến họ mất thời gian và dễ rơi vào những tình huống thị phi rắc rối. Họ tập trung trí lực và sức lực cho những vấn đề thiết thực và ý nghĩa với mình.


Sưu tầm.

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2022

Lý thuyết hạnh phúc của Albert Einstein

 

LÝ THUYẾT HẠNH PHÚC CỦA ALBERT EINSTEIN

 

Lý thuyết hạnh phúc của thiên tài Albert Einstein: Sống khiêm tốn mà bình yên còn hơn giàu có đầy âu lo. Hãy dừng lại một chút và suy nghĩ về những gì mà Einstein đã nói.

 

Nếu hỏi ngẫu nhiên 3 người mà bạn tình cờ gặp được ở trên đường rằng hạnh phúc với họ là gì, thì chắc chắn, bạn sẽ nhận được 3 đáp án hoàn toàn khác nhau. Đây là một khái niệm khá trừu tượng, bởi nó sẽ thay đổi với từng cá nhân, từng hoàn cảnh hoặc thậm chí là từng khung giờ trong một ngày.

Nhưng nó là thứ mà tất cả mọi người đều hướng đến và thường thì không thể đạt được.

 

Câu chuyện Einstein đã đến thăm Nhật Bản vào năm 1922. khi nhà khoa học lỗi lạc này đang rời khỏi khách sạn của mình ở Tokyo thì một nhân viên khuân vác hành lý đã đến và đưa cho ông một thứ gì đó. Và không biết vì lý do gì mà Einstein lại không cho anh ta tiền tip như thường lệ.

Thay vào đó, ông lấy giấy bút ra và viết, thứ mà ngày nay chúng ta vẫn gọi là lý thuyết hạnh phúc của Einstein.

Albert Einstein từng nói: “Một cuộc sống bình lặng và khiêm tốn sẽ mang lại nhiều hạnh phúc hơn là việc theo đuổi thành công nhưng lại thường xuyên phải bồn chồn, lo lắng.”

 

Điều mà hầu hết tất cả mọi người trong thế giới hiện đại coi đó là quan điểm sống sai lầm. Trái ngược hoàn toàn với những người rao giảng về “văn hóa sống vội” của thế kỷ 21, Người đàn ông được mệnh danh là biểu tượng của thiên tài lại tin rằng một cuộc sống bình lặng và khiêm tốn mới thật sự là hạnh phúc. Ông khuyên mọi người nên chọn một cuộc sống bình yên lâu dài.

 

Triết lý sống của Einstein

Einstein không quá bận tâm đến danh vị hay tiền bạc. Trong một cuộc phỏng vấn khá nổi tiếng năm 1929, ông đã đi sâu hơn vào việc mô tả điều khiến ông thật sự hạnh phúc:

 

Albert Einstein đã nói: “Tôi hạnh phúc vì tôi không đòi hỏi thứ gì từ bất kỳ ai. Tôi không quan tâm đến tiền bạc.

Chức danh hay quyền lợi đều không có ý nghĩa gì đối với tôi. Tôi không cần những lời khen ngợi sáo rỗng.

 

Điều duy nhất có thể mang lại cho tôi niềm vui, ngoài công việc, cây vĩ cầm và chiếc thuyền buồm của tôi, và sự đánh giá cao của những người đồng nghiệp.

 

Sau đó, nhà khoa học huyền thoại này đã đối chiếu những điều nêu trên với cuộc sống của những người đứng đầu ngành công nghiệp vào thời của ông.

Ông cũng từng nói: “Đôi khi, tôi tiếc cho những người đàn ông như Ford.

 

Mọi người tìm đến đều mong muốn có được một thứ gì đó từ họ. Những người đàn ông như vậy không phải lúc nào cũng nhận ra rằng “sự tôn thờ” mà họ nhận được không xuất phát từ sự trân trọng và yêu mến vì nhân cách, mà là quyền lực hoặc sự giàu sang của họ.

 

Vấn đề này cũng xảy ra với rất nhiều người, kể cả những vị vua vĩ đại nhất. Nó như một bức tường, cản trở tầm nhìn của họ.”

Suy nghĩ của Einstein hoàn toàn có thể phản ánh được trí tuệ của người xưa. Và nó vẫn vững vàng trước thử thách của thời gian.

 

Albert Einstein từng nói: “Chúng ta không thể phủ nhận rằng so với những gì đang xuất hiện ở các trường đại học hiện nay, thì kiến thức của những người Hy Lạp và các nhà hiền triết phương Đông xưa đã để lại có trình độ cao hơn rất nhiều.”

 

Lời khuyên của Einstein: Bạn nên hạn chế những mong muốn của mình hoặc nghe theo lời giảng của Đức Phật để từ bỏ bản ngã. Điều đó sẽ giúp bạn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn rất nhiều so với các lựa chọn thay thế trong thời đại hiện nay.

 

Mỗi cuộc sống có một kiểu phấn đấu khác nhau

Sống một cuộc đời khiêm tốn không có nghĩa là bạn được phép ngừng cố gắng. Einstein đã từng khuyên mọi người nên gắn cuộc đời mình với việc nỗ lực, cố gắng hoàn thành các mục tiêu.

 

Làm thế nào để áp dụng điều này vào cuộc sống của bạn

Điều mà bạn đang làm có thật sự xứng đáng để cố gắng và phấn đấu? Bạn có thật sự cần vị trí quản lý đó không? Hay bạn sẽ hạnh phúc hơn nếu làm một công việc khác? Chiếc xe đời mới đó có thật sự cần thiết, trong khi bạn hoàn toàn có thể đi xe bus?

 

Và Albert Einstein đã có câu trả lời cho riêng mình:

“Hầu hết mọi người đều nỗ lực để có thêm nhiều tài sản, sự thành đạt và vẻ hào nhoáng. Nhưng với tôi, tất cả những điều đó đều vô nghĩa.”

 

Tất nhiên sẽ không có công thức chính xác cho sự hạnh phúc. Là con người, chúng ta có những nhu cầu khác nhau và hoàn cảnh sống cũng vậy. Có thể tôi đang độc thân, nhưng bạn đã có gia đình và những đứa trẻ bụ bẫm. Vì vậy, cách để có được một cuộc sống bình yên và hạnh phúc của mỗi chúng ta sẽ không giống nhau. Như người xưa đã nói, tất cả chỉ là tương đối.

 

Tuy nhiên, góc nhìn sâu sắc của Einstein về những thứ mang lại hạnh phúc có thể áp dụng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Việc có được một cuộc sống bình lặng và khiêm tốn sẽ khiến bạn hài lòng và thoải mái hơn rất nhiều so với việc chạy theo những thứ vô bổ ngoài kia.

 

Những lời khuyên tốt nhất không phải lúc nào cũng dễ thực hiện. Đừng quá nóng vội, theo thời gian, bạn sẽ có được những gì mà mình muốn. Như điều mà Einstein đã ghi lại trong mẩu giấy khi đưa cho nhân viên khuân vác hành lý:

“Chỉ cần có ý chí, sẽ có cách để thực hiện.”

Tiền bạc có thể nhìn thấu được lòng người

 

TIỀN BẠC CÓ THỂ NHÌN THẤU ĐƯỢC LÒNG NGƯỜI

 

Tiền có thể nhìn thấu được bản chất con người: Vay tiền thấy lòng người, trả tiền rõ nhân phẩm!

Tiền bạc tuy không thể mua được hạnh phúc, nhưng nó là thứ quan trọng trong cuộc sống. Con người ta không thể duy trì sự sống nếu không có tiền để mua những thứ tối thiểu như đồ ăn, thức uống… Ai chẳng thích tiền, nhưng mưu cầu tiền bạc của mỗi người không giống nhau. 

 

Tiền có thể giúp nhìn thấu lòng người, thử thách nhân tính, thử nghiệm tình bạn. Phản ứng của con người khi đối mặt với tiền bạc là chân thực nhất, thái độ với tiền khó mà giấu giếm được.

 

Người ta thường nói, trong mối quan hệ giữa con người với nhau, tiền bạc như con dao hai lưỡi. Dù một mối quan hề có sâu sắc bền chặt đến đâu nhưng nếu gặp xích mích về tiền bạc rồi cũng trở nên xa cách.

 

Trong tình cảm, tiền bạc không chỉ là tiền mà còn ẩn chứa lòng tin và tình người. Hãy trân trọng người sòng phẳng, rõ ràng và dám nói chuyện tiền bạc với bạn, vì họ chính là người coi bạn quan trọng hơn tiền bạc.

 

Tiền chính là chuẩn mực để phán xét tình nghĩa. Muốn thấy nhân phẩm của một người, hãy xem xét thái độ của họ khi vay tiền và trả tiền. Từ đó, bạn có thể thấy người này đáng tin tưởng để bạn kết giao hay không.

Nhìn thấu lòng người khi vay tiền

Khi con người ta cho vay tiền, thứ cho vay là tiền nhưng thứ nhìn thấy được lại chính là lòng người.

Với những người vay tiền mà không trả, họ coi lòng tốt của bạn là đương nhiên, là điều nên làm. Dù bạn có cho họ vay nhiều như nào, họ cũng chẳng hề biết trân trọng.

Khi bạn cần tiền bạn đòi họ, hoặc khi cần họ giúp đỡ, cũng chưa chắc bạn sẽ nhận được hồi đáp.

Một sự thật tuy trần trụi nhưng khiến con người ta phải thức tỉnh và dùng lòng tốt vào đúng chỗ, đúng người.

 

Ai cũng phải vất vả kiếm tiền chứ không dễ dàng mà hưởng thụ, những người vay tiền không trả chỉ là những người mưu lợi cho bản thân. Với kiểu người này, bạn nên tránh xa càng sớm càng tốt kẻo rước hại vào người.

Nhìn thấu nhân phẩm khi trả tiền

Hành động trả tiền đã vay tưởng chừng chỉ là nghĩa vụ nhưng lại giúp có thể nhìn thấu nhân phẩm của một người.

Người nhân phẩm tốt sẽ trả nợ đúng hạn; người nhân phẩm không tốt sẽ luôn tìm cách trì hoãn, dây dưa không trả.

 

Có khi, bạn cho người khác vay tiền, ban đầu người ta sẽ thấy biết ơn, nhưng lâu dần, có một vài người sẽ quên và trở nên tê liệt, xem tiền đi vay là tiền của mình, muốn chiếm làm của riêng.

Điều này không chỉ khiến mất đi sự tín nhiệm của người khác mà còn làm suy giảm nhân phẩm của chính mình.

 

Người ta thường nói, vay tiền sẽ làm tổn thương tới tình cảm, nhưng lúc người ta trả tiền còn làm tổn thương tình cảm hơn. Rất nhiều mối quan hệ đã bị dừng lại sau khi cho ai đó vay tiền và chờ đợi họ chủ động trả lại cho mình.

 

Trong xã hội ngày nay, người có thể tin tưởng và cho bạn vay tiền, chính là quý nhân của cuộc đời bạn.

Vì vậy, luôn biết ơn người đã cho mình vay lúc khó khăn, đồng thời chủ động trả tiền đúng thời hạn, người như vậy, nhân phẩm chắc chắn là tốt.