Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2022

Chuyện trò với tuổi 15


 CHUYỆN TRÒ VỚI TUỔI 15

 

Buổi giao giao lưu với tác giả Cao Huy Thuần và giới thiệu tác phẩm Nhật ký sen trắng do Đại học Hoa Sen và Nhà Xuất bản Trẻ phối hợp tổ chức, với sự song thoại của nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn.

 

Chuyện trò với tuổi 15

Giáo sư Cao Huy Thuần là giáo sư đại học Pháp, nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về cộng đồng Âu châu tại Đại học Picardie. Ông vẫn thường xuyên về Việt Nam giảng dạy, nói chuyện, dự các hội thảo, tham gia tổ chức các tuần lễ văn hóa Phật giáo. Giáo sư đã viết nhiều đầu sách in ở Việt Nam như: Chuyện trò, Khi tựa gối khi cúi đầu, Thấy Phật, Thế giới quanh ta…

 

Tại buổi giao lưu, GS Cao Huy Thuần chia sẻ: “Tôi mở đầu bằng cách chuyện trò với các em ở tuổi 15, cái tuổi các em bắt đầu suy luận, cái tuổi cái đầu bắt buộc phải mở ra để mà suy luận, mà phán đoán, chứ không phải nhận lãnh một cách thụ động những cái mà thầy cô giáo đưa xuống. Đây là học mà chơi, chơi mà học chứ thật sự tôi không muốn làm công việc của thầy giáo. Thật sự muốn nói chuyện đạo đức một cách nghiêm trang với các em nhưng bắt đầu với những câu chuyện rất bình thường, rất đơn sơ.

 

 

Các em ở tuổi 15 rất thích những câu chuyện ngày xưa, chuyện cổ tích, nếu mình đem những câu chuyện ngày xưa làm đề tài cho các em tranh luận, biện luận, suy nghĩ xung quanh câu chuyện ấy thì tôi nghĩ nó ích lợi cho các em”.

Theo đó, Nhật ký sen trắng là chuyện kể cho tuổi 15 và phụ huynh, ra đời từ ý tưởng dạy đạo đức, lễ nghĩa cho học sinh một cách sinh động, thiết thực, học mà chơi, chơi mà học. Giúp các em học sinh, sinh viên suy nghĩ về các vấn đề đạo đức như một cách học làm người đúng đắn.

Sách viết theo kiểu “nghị luận luân lý” xoay quanh các đề tài là câu chuyện tiền thân của Đức Phật và trích từ văn chương của các tác giả nổi tiếng được GS. Thuần kể lại cho phù hợp với đạo đức của mọi gia đình Việt Nam, không phân biệt tín ngưỡng, văn hóa.

Với tâm hồn Việt Nam, ông tin rằng bất cứ ai đọc cũng nghĩ rằng tác giả không nói gì khác hơn đạo đức Việt Nam.

 

Tác giả gửi gắm tâm huyết khi nói về cách học: “Học văn không phải là học các bài mẫu mà là học cách suy nghĩ, cách nhìn vấn đề, cách làm bật ý tưởng ra khỏi đầu, cách diễn đạt chặt chẽ, cách cụ thể hóa một vấn đề trừu tượng, cách nắm vấn đề và xoay quanh vấn đề như xay lúa để hạt thóc nhả ra hạt gạo. Học văn chính là để mở cái đầu suy luận, giúp cái đầu mở ra cho các môn khác, kể cả toán, kể cả khoa học”.

 

Thắp lửa từ nỗi trở trăn thời đại

Chia sẻ về những lý do tập sách ra đời GS. Cao Huy Thuần bộc bạch: “Thú thật rằng, nói chữ buồn nó hơi nhẹ, mà dùng chữ thất vọng thì nó mất đi tính lạc quan. Nhưng quả thật nó nặng hơn chữ buồn - rất là buồn khi thấy đạo đức của chúng ta hiện nay suy sụp trầm trọng. Trong cái buồn đó, tất nhiên hoặc mình không làm gì cả hoặc mình cố làm cái gì để ít nhất cũng để tự an ủi mình hay ít nhất cũng góp phần nào đó với các trí thức, với bạn bè xung quanh để mà nâng lên, để mà thắp lên một ánh sáng nhỏ trong đêm tối”.

 

Và bắt đầu từ buổi họp đầu xuân cách đây hơn một năm tại Trường Đại học Hoa Sen, tác giả nói lên ý nghĩ của mình: “Tại sao trong xã hội mình các thầy các cô lại thụ động như vậy, tại sao các thầy các cô không làm như các thầy các cô ngày xưa của thế hệ chúng tôi - là tự mình viết lên những cuốn sách giáo khoa để mà giáo huấn con em. Nếu vấn đề giáo dục, vấn đề đạo đức không được chuyền tải từ trên xuống dưới thì tại sao mình không truyền tải từ dưới lên trên, mà từ dưới bắt đầu ở đâu nếu không phải là trong gia đình, trường học?”.

Trong cùng nỗi băn khoăn ấy, nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn đã bày tỏ niềm kính trọng của mình với tác giả và tác phẩm.

 

Tác giả cũng chia sẻ về mong muốn được các phụ huynh và các em đón nhận và nếu như cuốn sách được các thầy cô truyền đạt cho các em học sinh, thúc đẩy các em học sinh đọc và chỉ dẫn cho các em những điều cuốn sách truyền đạt thì xem như mong muốn đã được thực hiện.

 

Trong buổi giao lưu nhiều câu hỏi được đặt ra vấn đề đạo đức và giáo dục hiện nay và có nhiều ý kiến từ các vị khán giả là các vị tri thức, nhà nghiên cứu.

Ông Nguyễn Minh Nhựt, Giám đốc Nhà Xuất bản Trẻ, cũng có những lời chia sẻ trong buổi giao lưu.

Chúng tôi tin chắc rằng tác phẩm Nhật ký sen trắng sẽ góp một phần rất quan trọng đối với người đọc của chúng ta trong giai đoạn hiện nay, nhất là tình hình đạo đức xã hội với những điều mà chúng ta phải suy nghĩ”.

 

Với các vấn đề được nói trong cuốn sách như: Thương yêu sự sống, Tranh luận và tranh cãi, Nói lời hòa ái, Cãi và im lặng, Cho, Nói xấu, Tiếng đồn, Trả thù, Công lý, Tâm hồn cao thượng, Khiêm tốn, Biết ơn… là những đạo đức bình thường của con người. Có nhiều người than phiền về sự suy đồi trong xã hội hiện nay, “có nên nhắc lại, nhắc hoài, thà thắp lên một cây diêm bé hơn là ngồi mà nguyền rủa bóng tối”…

Lịch sử chưa kể của Hoa Kỳ (The Untold History of the United States)

 

Lịch sử chưa kể của Hoa Kỳ (The Untold History of the United States)

bởi Oliver Stone, Peter Kuznick

Đồng hành với loạt phim tài liệu Showtime, đạo diễn Oliver Stone và nhà sử học Peter Kuznick thách thức những quan điểm chính thống đang thịnh hành của các cuốn sách lịch sử truyền thống trong cái nhìn được nghiên cứu kỹ lưỡng và phân tích chặt chẽ về mặt tối của lịch sử Mỹ.

Khái niệm về chủ nghĩa ngoại lệ của người Mỹ, có từ bài giảng năm 1630 của John Winthrop trên tàu Arbella, vẫn khiến người Mỹ hiểu rõ về vai trò của quốc gia họ trên thế giới. Hầu hết đều không ưa khi thừa nhận rằng Hoa Kỳ có bất kỳ khuynh hướng đế quốc nào. Nhưng lịch sử lại kể một câu chuyện khác khi nhà làm phim Oliver Stone và nhà sử học Peter Kuznick tiết lộ trong câu chuyện hấp dẫn này về sự trỗi dậy và suy tàn của đế chế Mỹ.

Được hỗ trợ bởi những phát hiện lưu trữ mới nhất và các tài liệu được giải mật gần đây và xây dựng dựa trên nghiên cứu của các học giả giỏi nhất thế giới, Stone và Kuznick đã xây dựng một "Lịch sử Nhân dân của Đế chế Mỹ" thường gây sốc nhưng được ghi chép tỉ mỉ, cung cấp bối cảnh đáng kinh ngạc cho các chính sách Bush-Cheney. đặt chúng ta vào cuộc chiến ở hai quốc gia Hồi giáo và cho chúng ta thấy lý do tại sao chính quyền Obama lại gặp khó khăn như vậy khi phải tìm ra một con đường mới.

Stone and Kuznick sẽ giới thiệu cho độc giả một quần thể anh hùng và nhân vật phản diện vì chúng không chỉ cho thấy Hoa Kỳ đã trôi xa như thế nào so với truyền thống dân chủ của mình, mà còn là những lực lượng hùng mạnh đã đấu tranh để đưa chúng ta trở lại đúng hướng.

Các tác giả tiết lộ rằng:

· Các vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki là không cần thiết về mặt quân sự và không thể chối cãi về mặt đạo đức.

· Hoa Kỳ, không phải Liên Xô, chịu trách nhiệm chung của sư tử trong việc kéo dài Chiến tranh Lạnh.

· Mối tình của Hoa Kỳ với các nhà độc tài cánh hữu đã đi xa đến mức lật đổ các nhà lãnh đạo được bầu, trang bị và đào tạo các sĩ quan quân đội giết người, và đẩy hàng triệu người vào cảnh nghèo đói.

· Những người theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan do Hoa Kỳ tài trợ, những người đã chiến đấu chống lại Liên Xô ở Afghanistan, đã tấn công trở lại để đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ và các đồng minh của họ.

· Các tổng thống Hoa Kỳ, đặc biệt là trong thời chiến, thường xuyên chà đạp lên hiến pháp và luật pháp quốc tế.

· Hoa Kỳ đã nhiều lần vung ra các mối đe dọa hạt nhân và tiến gần đến chiến tranh hạt nhân một cách đáng sợ.

Các nhà lãnh đạo Mỹ thường tin rằng họ không bị ràng buộc bởi lịch sử, nhưng Stone và Kuznick cho rằng chúng ta phải đối mặt với lịch sử đầy rắc rối của mình một cách trung thực và thẳng thắn để đặt ra một lộ trình mới cho thế kỷ XXI. Kết luận của họ sẽ thách thức ngay cả các chuyên gia, nhưng có một câu hỏi duy nhất độc giả có thể trả lời: Có quá muộn để nước Mỹ thay đổi?

---------------

Book Hunter đã chọn dịch sang tiếng Việt và xuất bản cuốn sách năm 2020

Tên tiếng Việt: 

NƯỚC MỸ CHUYỆN CHƯA KỂ (The Untold History of the United States)

Peter Kuznick và Oliver Stone

Trong những năm gần đây, nước Mỹ trở thành một biểu tượng của hình mẫu xã hội đáng sống và các bạn trẻ Việt Nam phần nhiều đều nuôi ước mơ du học Mỹ. Mỹ và Việt Nam, từ cựu thù trở thành bạn bè và 25 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao thực sự đã giảm bớt suy nghĩ xem Mỹ như kẻ thù trong lòng người dân Việt Nam. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Mỹ, các trường đại học hợp tác đào tạo với Mỹ, các trung tâm tư vấn du học Mỹ mọc lên như nấm sau mưa. Cùng nhau hai quốc gia hướng tới tương lai hợp tác hữu nghị, hòa bình và văn minh.

Tuy nhiên để đi đến một tương lai vững chắc, chúng ta không thể không soi chiếu lịch sử một cách kỹ lưỡng. Trái với hình dung về một nước Mỹ “thiên đường”, nước Mỹ cũng phải đối mặt với sự chia cách, rạn nứt, bất hòa. Đó là một nước Mỹ mà người dân không còn tin tưởng vào chính quyền, dù chính quyền ấy được hoán đổi theo từng nhiệm kỳ. Đó là một nước Mỹ của bạo lực và chiến tranh. Đó là một nước Mỹ mà những tiếng nói tự do không dễ dàng gì được cất lên… Mô hình lưỡng Đảng tại Mỹ tưởng như đảm bảo cho tính dân chủ lại đang trở thành cản trở cho nền dân chủ.

Để hiểu hơn về một nước Mỹ đã nhanh chóng vươn lên vị trí số 1 thế giới trong thế kỷ 20 đồng thời cũng nhen nhóm những mầm mống dẫn đến sự suy yếu, chúng tôi đã tìm hiểu về lịch sử Mỹ và bắt gặp tác phẩm “Untold history of the United States” của Peter Kuznick và Oliver Stone (tên tiếng Việt do Book Hunter dịch: “Nước Mỹ chuyện chưa kể”). Bị thuyết phục bởi nguồn tư liệu đồ sộ của cuốn sách và cái nhìn trái chiều với tất cả niềm tin hiện nay về nước Mỹ, Book Hunter đã chọn dịch và xuất bản cuốn sách này.

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2022

Câu chuyện vợ chồng cãi nhau

 

CÂU CHUYỆN VỢ CHỒNG CÃI NHAU

Có vị hiền triết đang đi du ngoạn trên sông thì thấy một gia đình la hét với nhau đầy giận dữ. Ông liền quay lại những người học trò của mình, khẽ mỉm cười hỏi: "Tại sao con người khi giận dữ lại la hét lên với nhau?".

Những học trò ngẫm nghĩ một lát rồi một trong số họ lên tiếng: "Dạ thưa thầy! Bởi vì chúng ta mất bình tĩnh nên phải hét lên với nhau".

Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời, nói: "Nhưng sao phải hét lên khi cả hai ở cạnh nhau, sao không nói một âm thanh vừa đủ nghe?". Không có một học trò nào giải đáp được.

Sau cùng ông nhẹ nhàng nói: "Khi hai người giận nhau thì trái tim đã không còn ở gần nhau nữa. Trong thâm tâm, họ cảm thấy giữa họ và người kia có một khoảng cách rất xa, nên muốn nói cho nhau nghe, họ phải dùng hết sức để nói thật to. Sự giận dữ càng lớn thì khoảng cách càng xa, họ càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ bao trùm khoảng cách ấy".

Ngài ngẫm tiếp: "Còn khi hai người bắt đầu yêu nhau thì thế nào? Họ không bao giờ hét to mà chỉ nhỏ nhẹ, tại sao? Bởi vì trái tim của họ cận kề nhau. Khoảng cách giữa họ rất nhỏ…"

Rồi ngài lại tiếp tục: "Khi hai người đã yêu nhau đậm sâu thì họ không nói nữa, họ chỉ thì thầm. Đến cuối cùng, ngay cả thì thầm cũng không cần thiết nữa, họ chỉ cần đưa mắt nhìn nhau. Vì qua ánh mắt đó họ đã biết đối phương nghĩ gì, muốn gì…"

Ngài kết luận: "Khi các con cãi nhau về vấn đề gì, phải giữ trái tim lúc nào cũng cận kề. Đừng bao giờ thốt ra điều gì khiến cả hai cảm thấy xa cách. Nếu không, khoảng cách ấy sẽ càng lúc càng rộng, cả hai sẽ không tìm được đường quay trở về với nhau."

Đã là vợ chồng, đừng cãi nhau nhiều mà hãy hướng đến việc xây dựng cuộc sống hôn nhân. Và dù có giận nhau đến mấy, đêm cũng phải ngủ chung giường để rồi sáng dậy, vợ chồng sẽ lại thấy thương nhau như lúc đầu.