Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2022

Giải mã bí ẩn thiên cổ của thuật trường sinh bất tử

  

Một phương thuốc được xem rất thần kỳ, có thể “biến đổi ông già thành thanh niên” đã được tìm thấy trên mẩu giấy cói có niên đại 1600 năm trước Công nguyên.

 GIẢI MÃ BÍ ẨN THIÊN CỔ CỦA THUẬT TRƯỜNG SINH BẤT TỬ

.

Trong khi giới siêu giàu đang phải bỏ ra hàng tỷ đô la để tìm bí quyết trường sinh bất tử thì đáp án đã có từ lâu. Truyền kỳ về những cá nhân bất tử đều xuất hiện ở cả phương Đông và phương Tây. Liệu có lời giải thích khoa học nào cho các trường hợp đó?

Ở châu Âu, Saint Germain được coi là người trường sinh bất tử. Nhiều người cho rằng ông được sinh vào những năm 1699. Trong khoảng những năm 1740-1780, Saint Germain đã đi khắp châu Âu với vẻ ngoài 40 tuổi hầu như không thay đổi trong suốt 40 năm

 

“Không tồn tại ghi chép nào về ngày sinh, ngày chết hay lai lịch rõ ràng của ông ta. Ông được coi là thiên tài về âm nhạc, chính trị và giả kim thuật. Mặc dù ông trông như mới có 40, nhưng rất nhiều người tin rằng ông tối thiểu đã 150 tuổi. Ông tự gọi mình là Bá tước Saint Germain, người khác gọi ông là ‘Người đàn ông không bao giờ chết’.” 

Bức ảnh về Saint Germain do Nicolas Thomas thực hiện năm 1783 khi đó ông được coi đã hơn 80 tuổi, hiện được trưng bày ở bảo tàng Louvre, Paris

Saint Germain được cho là “chết” vào năm 1874. Tuy nhiên, nhiều nhân chứng vẫn khẳng định đã nhìn thấy ông trong suốt thế kỷ 19 và cả thế kỷ 20. Những người đã gặp ông đều kể về những khả năng phi thường của ông: nói thông thạo nhiều thứ tiếng; chơi violin như một bậc thầy; là một họa sĩ tài ba, hiểu biết sâu sắc về lịch sử, chính trị và đặc biệt là thuật giả kim.

 

Ông để lại cuốn sách La Trés Sainte Trinosophie gồm 96 trang đề cập đến các vấn đề về ngoại cảm, trí tuệ và tâm linh.

 


Ngồi thiền theo phương pháp tu luyện của một pháp môn “tính mệnh song tu” trường phái Phật gia

Trương Tam Phong, ông tổ của Thái Cực quyền, được dân gian coi là chân nhân, hàm ý là một người đã tu luyện đắc Đạo, trường sinh bất lão. Nhiều truyền kỳ về ông trải khắp các triều Tống, Nguyên, Minh và Thanh. Theo “Minh sử – Liệt truyện đệ nhất bách bát thập thất phương kỹ” và “Cổ kim thái cực quyền phổ cập nguyên lưu xiển bí” ghi chép lại, Trương Tam Phong “mất” trong khoảng thời gian Thiên Thuận năm thứ 2 nhà Minh (năm 1458). Theo ghi chép này thì Trương Tam Phong sống đến khoảng 212 tuổi.

Trong lịch sử phương Đông còn ghi chép khá nhiều người được coi là trường sinh bất tử như Mahavatar Babaji – đạo sư người Ấn Độ, bát tiên (8 vị tiên) của Đạo gia ở Trung Hoa…

Những câu chuyện này tuy chúng ta chưa thể hoàn toàn lý giải, nhưng đều được ghi nhận trong lịch sử. 

 


Ngồi thiền theo phương pháp tu luyện của một pháp môn “tính mệnh song tu” trường phái Phật gia
Hành giả yogi Wim Hof có thể ngồi thiền trong băng 2 giờ mà thân nhiệt bên trong không hề thay đổi

Trong những năm gần đây, các tỷ phú công nghệ như Sergey Brin và Larry Page – hai đồng sáng lập của Google, Larry Ellison – nhà sáng lập Oracle, Peter Thiel – người đồng sáng lập Paypal – nhà đầu tư vào Facebook, Sean Parker người đồng sáng lập của Napster và là chủ tịch đầu tiên của Facebook đã đầu tư hàng tỷ USD vào các công nghệ sinh học và công nghệ mới nhằm kéo dài tuổi thọ, đi tìm một con đường bất tử.

 

Tuy nhiên, mọi việc vẫn còn ở phía trước. Các công ty công nghệ cho rằng phải chờ đến năm 2025 thì các nhà khoa học mới có thể hiểu biết tốt hơn về cơ chế lão hóa của tế bào, từ đó hy vọng tìm ra phương án ngăn chặn sự lão hóa.

Giám đốc kỹ thuật của Google, Ray Kurzweil cho biết cần phải chờ đến năm 2029 thì các robot nano mới có thể chui vào cơ thể để tìm kiếm bệnh tật để tìm cách chữa trị.

 

Như vậy, trong khi khoa học hiện đại chưa biết khi nào có thể tìm ra thuật trường sinh bất tử, thì người xưa trong quá khứ đã tìm được bí quyết này. Vậy bí quyết trường sinh bất tử của người xưa là gì?

 

Câu trả lời là: bí quyết trường sinh bất tử của người xưa chính là cải biến cơ thể xác thịt bằng năng lượng vũ trụ và nâng cao cảnh giới tinh thần qua các môn tu luyện “tính mệnh song tu” chân chính. 

 

Điểm chung của Trương Tam Phong, Mahavatar Babaji, 8 vị tiên của Trung Quốc đã được đề cập bên trên đều là những người thực hành tín ngưỡng hoặc một tôn giáo đã đắc Đạo, viên mãn. Theo tài liệu, kể cả Saint Germain cũng là một người tu luyện theo một môn pháp bí mật.

 

Nạn bạo hành trẻ em ngày càng gia tăng

 

NẠN BẠO HÀNH TRẺ EM NGÀY CÀNG GIA TĂNG


Chuyện thường ngày trong các gia đình. Một em học lớp 4, vì bị điểm kém trong bài kiểm tra của một môn học em luôn giỏi, bố mẹ đã nổi giận mắng mỏ và phạt em bằng cách đóng cửa đuổi em ra ngoài hành lang chung cư giữa đêm. Trải nghiệm hoảng loạn, cô đơn ấy đã hằn sâu trong tâm trí em cho đến tận lúc này, dù em đã đủ lớn để hiểu rằng hành lang chung cư không có gì nguy hiểm. Sau lần đó, mỗi khi có bài kiểm tra tại lớp, em sẽ run sợ và căng thẳng tới mức nôn ói. Tiếc rằng bố mẹ không thực sự hiểu đó là phản ứng do rối loạn hậu sang chấn, mà chỉ vội mang em đến các bác sĩ điều trị bệnh tiêu hóa. Điểm của em chỉ kém dần đi, và lại càng khiến bố mẹ giận dữ và mắng mỏ em liên tục.

Một em khác có thành tích học tập xuất sắc nói rằng dù học rất giỏi, em gần như chẳng biết kế hoạch của mình trong tương lai là gì. Và dù ở chung với bố mẹ, em gần như tránh việc phải nói chuyện về những chủ đề liên quan đến cá nhân em. Nguyên do là vì trong suốt quãng thời gian em học cấp 2 và cấp 3, mỗi khi điểm của em đi xuống vì bất cứ lý do gì, bố mẹ sẽ thực hiện “chiến tranh lạnh”, chỉ đi ra vào thở dài than ngắn nhưng không mảy may hỏi han gì đến em cả. Họ cho rằng đó là cách để thể hiện sự thất vọng của họ dành cho con. Và em cố gắng hết sức để làm họ vui lên, và không có cơ hội để giãi bày.

…..

Những tổn thương của con trẻ không phải lúc nào cũng quan sát được. Hoặc đôi khi có thể quan sát được, nhưng không phải ai cũng có khả năng nhìn thấy. Bạo hành trẻ em không chỉ thể hiện ra bằng những hành động bạo lực làm tổn thương thân thể (bao gồm cả việc đánh đòn, trói tay chân, làm tổn thương bằng lửa, nước hay vật thể…) mà còn bao gồm cả những hành động gây tổn thương tâm lý (mắng chửi, gọi con bằng những từ ngữ mang tính xúc phạm, đe dọa, cố tình đẩy con vào tình huống gây ra sự hoảng loạn…), bỏ mặc không chăm sóc (để con đói ăn đói mặc, không chăm sóc y tế khi cần thiết…) và cả xâm hại, quấy rối tình dục.

.

Trong các loại bạo hành trẻ em kể trên, bạo hành tình dục và bỏ mặc có lẽ dễ khiến cho người ta phẫn nộ vì chúng đã đứng sẵn trên ranh giới giữa đúng và sai. Thế nhưng, bạo hành thân thể và tâm lý thì khó phân định hơn nhiều, đặc biệt là trong những nền văn hóa cho cha mẹ có quyền trừng phạt con nếu con không đạt được mục tiêu mà họ đặt ra dù là ở học tập hay cư xử. Vấn đề lớn ở đây là người ta thường đánh giá thấp những tổn thương lâu dài mà trẻ sẽ gặp phải nếu không có hậu quả nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe vật lý.

Thế nhưng, phần lớn các trường hợp, những tổn thương thường được con trẻ che giấu, và để tránh bị tổn thương nhiều hơn, chúng sẽ chọn xa rời cha mẹ khi có thể, che giấu những vấn đề cá nhân vì không tin bố mẹ sẽ thấu hiểu hay vì sợ bị trừng phạt. Và cuối cùng, chúng sẽ tìm đến những nguồn hỗ trợ khác khi gặp khó khăn, thay vì tìm đến cha mẹ (hãy tưởng tượng xem, nếu những người con trẻ tìm đến là những kẻ xấu xa đang giăng bẫy chờ chúng thì sẽ có hệ quả nào?).

Và cũng không ít trẻ sẽ mang theo những tổn thương tinh thần trong suốt phần đời còn lại. Đôi khi, những tổn thương và trải nghiệm đó sẽ khiến chúng trở thành những người bạo lực, và lệch lạc trong lối sống và hành động.

.

Làm cha mẹ không bao giờ là chuyện dễ dàng, giữa bộn bề cuộc sống, có những lúc chúng ta không cư xử như một bậc cha mẹ lý tưởng mà chúng ta muốn trở thành. Tuy nhiên, việc hiểu rõ tác động mà cách “dạy con” hay hành động bột phát của mình gây ra lên con là điều ai cũng phải làm. Nuôi con khôn lớn là quá trình học hỏi, và không có cha mẹ nào hoàn hảo, nhưng sẽ có những cha mẹ ham học hỏi hơn những cha mẹ khác.

Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là vấn nạn của xã hội. Trẻ em non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần rất cần được chăm sóc, yêu thương và bảo vệ song thực tế không như vậy.

Nghiên cứu của Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF): Trong 2 năm xảy ra dịch Covid-19, vấn đề bạo hành trẻ em càng trở nên trầm trọng hơn khi phần lớn trẻ em phải học ở nhà và tiếp xúc thường xuyên với bố mẹ, người thân. Có hơn 3/4 những đứa trẻ đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực trong gia đình trong thời gian giãn cách hoặc là về tinh thần hoặc là về thể chất, thậm chí là cả 2. Và hơn 90% những vụ bạo hành trẻ em đều đến từ người thân trong gia đình các em.

Tại Việt Nam, nguy cơ gia tăng xâm hại bạo lực, mất an toàn cho trẻ em do giãn cách xã hội, các lý do liên quan đến vấn đề về suy thoái kinh tế, mất việc làm của những người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, bản thân trẻ là F0, F1 buộc phải đi cách ly y tế tập trung, cách ly y tế tại nhà; Giãn cách xã hội trong một thời gian dài hay các em phải học trực tuyến, không được đến lớp học, đã dể lại những hệ quả trước mắt và lâu dài cho con trẻ.

Theo nhận định của Bộ Công an cũng như nhiều chuyên gia khác, trong tình trạng giãn cách xã hội do Covid-19, công tác quản lý trẻ em của nhiều gia đình bị lơi lỏng. Đừng nghĩ là giãn cách, gia đình ở cùng nhau thì cha mẹ quản lý sẽ tốt hơn nhưng thời gian tiếp xúc với mạng xã hội của trẻ em nhiều hơn cho nên nguy cơ lớn hơn trẻ bị đối tượng dụ dỗ, khống chế để xâm hại.

Số liệu của tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em cũng cho thấy nguy cơ và các trường hợp trẻ bị xâm hại bị bạo lực năm 2021 tăng so với năm 2020 khoảng gần 7%.

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

Con người cao thượng nhất là không ai cả.

 

CON NGƯỜI CAO THƯỢNG NHẤT LÀ KHÔNG AI CẢ


Sau khi Thái tử Tất Đạt Đa, có người hầu cận Xa Nặc hộ tống, nửa đêm vượt thành Ca-tỳ-la-vệ để xuất gia. Ngài liền đi từ rừng này đến rừng kia, từ vị đạo sư này đến đạo sư khác. Trước đây Ngài sống trong nhung lụa, nhưng bây giờ Ngài chỉ là một du tăng khất sĩ, bưng bình bát và đi bằng chân không.

Qua bờ sông, dọc theo các con đường lớn nhỏ, bàn chân Trần của Ngài luôn luôn in dấu trên cát hoặc hằn trên nền đất. va ngài cứ tiếp tục đi và bỏ lại phía sau lưng tất cả những dấu chân của mình.

.

Một lần nọ, một nhà chiêm tinh bỗng gặp Ngài, trong khi Ngài nghĩ mệt dưới bóng cây. Nhìn thấy dấu chân lạ trên bãi cát ướt, ông ta cực kỳ kinh dị, bởi vì đây không phải là dấu chân của người bình thường. Đây là dấu chân của một bậc Chuyển Luân Thánh vương, tức là vị hoàng đế vĩ đại hiện đang cai quản toàn bộ thế giới Diêm-phù-đề này. Nhưng nhà chiêm tinh lại càng ngạc nhiên hơn khi một bậc Chuyển –luân-thánh-vương mà lại đi chân đất trên bãi cát nóng vào một buổi trưa oi bức thế này? Thế là nhà chiêm tinh lần theo dấu chân ấy.

Ông ta thấy dưới tàng cây xum xuê, Thái tử Tất-Đạt-Đa dang nhắm mắt lim dim.

.

Ông ta thưa rằng:

- Tôi đã trông thấy và nghiên cứu dấu chân Ngài. Theo sở học của tôi, đây là dấu chân của vị hoàng đế làm cho chánh pháp ngự trị ở thế gian, cai trị bốn châu thiên hạ, có đầy đủ 32 tướng tốt, được trang bị 7 thứ châu báu, và hiển hiện 4 đức, giàu sang không một ai sánh kịp…thế mà hiện nay tôi thấy Ngài chỉ là một kẻ ăn mày không hơn không kém! Tại sao lại xảy ra nghịch lý này?

Vị du tăng khất sĩ mở mắt, mỉm cười dịu dàng bảo:

- Tôi đã được sanh ra là một vị Chuyển luân Thánh vương. Những dấu chân tướng mạo, đường nét…mà ông đã trông thấy, tất cả đều mang quá khứ của tôi. Chỉ đúng về quá khứ mà thôi! Nhưng không bao giờ đúng về tương lai, bởi vì tôi đã vứt toàn bộ quá khứ và tương lai vào cái chưa biết.

.

Nhà chiêm tinh nói:

- Tôi muốn biết Ngài có phải là Chuyển luân Thánh vương trá hình không?

- Không!

- Khuôn mặt Ngài có vẻ bình thản thế! Ngài có phải là Thiên thần hóa hiện ra không?

- Không!

- Nếu không phải là Thiên thần, thì chắc hẳn Ngài thuộc về một thế giới tối cao của Con người?

Thái tử Tất-Đạt-đa cười mỉm:

- Không ! Ta là Không Ai Cả. Ta không thuộc bất kỳ hình dạng nào, bất kỳ tên tuổi nào!

Nhà chiêm tinh vô cùng bỡ ngỡ:

- Ngài muốn nói điều gì?

Thái tử Tất-Đạt-Đa nhìn ra mênh mông:

- con người cao thượng nhất là Không Ai Cả.

.

Thật vậy, chẳng riêng gì Thái tử Tất-Đạt-Đa, mà toàn thể chúng sanh tất cả mọi người, đều mang đặc chất tâm linh Không Ai Cả. Nhưng chỉ vì vô minh, vọng kiếnchúng ta vẫn tưởng rằng, mình có một Cái Tôi làm chủ tế cho mọi sinh hoạt đời thường của mình.


Một truyện trích từ kinh điển Nikaya của Phật giáo.