Thứ Hai, 2 tháng 11, 2020

Ta nên làm gì khi có người từ chối ta, cáu gắt với ta, làm lơ ta, cục cằn với ta…?

 

Ta nên làm gì khi có người từ chối ta, cáu gắt với ta, làm lơ ta, cục cằn với ta…?

Dĩ nhiên, có rất nhiều lựa chọn, và đây là vài ý kiến tổng quan:

1. Đừng quan trọng hóa. Hành động của họ không liên quan tới ta, nên nếu ta thấy mình quan trọng hóa nó thành thứ để soi mình, thì hãy nên kệ nó đi. Tự nhủ rằng việc này không liên quan tới mình, và người đang gặp vấn đề là người kia, không phải là ta.

 

2. Tái khẳng định giá trị bản thân. Nếu ta thấy mình nghi ngờ giá trị bản thân vì hành động của người xung quanh, hãy nhận ra rằng giá trị một con người không thể được đánh giá chỉ bởi hành động hay ý kiến của người khác. Nó được xác định bởi chính ta. Thế nên, hãy tái khẳng định rằng ta tin vào giá trị bản thân và trân trọng những giá trị ấy. Ngay cả nếu không ai trân trọng ta, thì cứ hãy tự hào rằng ta là người duy nhất thấy được những giá trị tốt của mình. Ta chỉ cần thế mà thôi.

 

3. Hãy biết cảm thông. Nếu một người nào đó cáu giận, thô lỗ, bực bội, mệt mỏi hay sợ sệt thì có nghĩa là họ đang đau khổ. Có thể họ giận cá chém thớt lên ta, có thể họ xa rời ta, tất cả chỉ vì nỗi đau ấy mà thôi. Hãy tìm hiểu xem ta có thể giúp họ bằng cách nào. Sau khi đã nhận ra rằng mình đã biết cách hạnh phúc một cách độc lập và vững vàng, thì hãy đi giúp những người xung quanh. Nếu họ không muốn ai giúp cũng chẳng sao. Giá trị của ta không thể chỉ xác định bằng việc người xung quanh có muốn ta giúp hay không.

 

Việc ta cố gắng giúp đỡ mọi người đã khẳng định giá trị của ta rồi. Không ai có thể kiếm soát việc người xung quanh chấp nhận hay biết ơn sự giúp đỡ của mình, nhưng ít nhất ta cũng đã cố gắng hết sức rồi. Ba bước này không chỉ giúp ta tự trân trọng mình, mà còn giúp mối quan hệ với mọi người trở nên tốt đẹp hơn. Thông thường, ta hay đáp trả mỗi lần có người làm tổn thương ta. Khi đó, người đối diện sẽ thường chẳng hiểu tại sao, và bắt đầu bực bội. Nếu ta không quan trọng hóa mọi việc, thay vào đó, tìm cách giúp đỡ họ, thì người ấy sẽ biết ơn hơn là giận dữ với ta. Thế là ta có bạn tốt, đồng nghiệp tốt, người yêu và cha mẹ tốt. Chỉ cần biết cảm thông là đủ.

 

Bước hành động: Những kĩ năng này, như tất cả các kĩ năng sống khác, cần được luyện tập. Thử nghĩ lại về một sự cố gần đây, khi mà ta bị một người thân thiết làm tổn thương, dù không nặng, và nghĩ về cách ta đã biến tổn thương đó thành hình ảnh bản thân mình. Giờ thì hãy nghĩ lại sự việc đó theo hướng mới, tưởng tượng ta đang lẩm nhẩm ba câu nói phía trên trong đầu. Tập tưởng tượng trước, sau đó thử thực hành mỗi khi quá trình ràng buộc này manh nha chuẩn bị xảy ra.

 

Trích "The Little Book of Contentment"

Cơ hội của đời là phụng sự

 

Tinh túy của đời là quan tâm, cơ hội của đời là phụng sự,

 

Danh ngôn Tây Phương có câu:

Chuyến phiêu lưu của đời là học hỏi, mục đích của đời là trưởng thành,

Bản tính của đời là thay đổi, thách thức của đời là vượt qua,

Tinh túy của đời là quan tâm, cơ hội của đời là phụng sự,

Bí mật của đời là dám làm, hương vị của đời là giúp đỡ, vẻ đẹp của đời là cho đi”.

.

Vậy phụng sự là gì? Tại sao cơ hội của cuộc đời không phải là một yếu tố nào khác, mà chính là phụng sự?

.

Phụng sự là làm lợi ích cho người khác, trợ duyên cho hạnh phúc của người khác, đem lại niềm vui cho tất cả mọi người với tâm không phân biệt, không vì danh lợi, không vì lời khen hay sự ca tụng tán thán, không vì một điều gì đó nô lệ cho cái tôi bản ngã của chính mình.

.

Người phụng sự không lựa chọn việc nhẹ nhàng cho mình mà tránh né việc cực khổ khó khăn để dành cho người khác. Nói đến đây, chúng ta nghĩ đến một ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”. Vì vậy có thể nói, tâm phụng sự là một yếu tố quan trọng cho cuộc sống hạnh phúc gia đình, nó cũng như tạo nên sự gắn kết giữa người với người trong một xã hội. Mọi người nếu biết sống vì nhau, nương tựa nhau sẽ tạo thành một sự đoàn kết mạnh mẽ, không có thế lực nào có thể phá vỡ được.

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Thương lắm miền Trung

 

THƯƠNG LẮM MIỀN TRUNG

Cơn bão kinh hoàng đã qua, bình tâm ngẫm lại, mới thấy giật mình là con người đã phải trả giá quá đắt, đau đớn quá do chúng ta đã tàn phá môi trường, hủy diệt hệ sinh thái tan hoang.

“Bài học xương máu” là: để mất rừng tự nhiên, làm thủy điện tràn lan và xả lũ bừa bãi, chủ quan và thiếu chủ động trong việc phòng chống bão lũ.

5 tỉnh Bắc Trung bộ nơi đã xảy ra lũ lụt lớn, diện tích rừng tự nhiên ở những vùng rừng cực giàu miền tây Nghệ An như Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn hay chạy dọc Đông Trường Sơn từ Quảng Bình đến Khe Sanh (Quảng Trị) phần lớn đã bị xóa sổ trong mấy chục năm qua.

Xây dựng thủy điện tràn lan, thậm chí nhiều bậc thang trên một hệ thống sông, phá rừng làm hồ tích nước, xả lũ để cứu đập, cứu nhà máy bất chấp hàng vạn hộ dân dưới hạ du dẫn đến hậu quả nhãn tiền.

Ông Trời thật bất công, bắt dân lành chịu tội thật oan uổng quá Ông ơi !

Ảnh : Nước lũ vẫn lênh láng ở nhiều vùng quê Quảng Trị, Tân Hoá, Lệ thuỷ, Quảng Bình