Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Nạn mua bán phụ nữ, nổi lo của toàn xã hội

Con sông biên giới Bắc Luân, nơi nhiều cô gái Việt bị lừa bán sang Trung Quốc.
Nạn mua bán phụ nữ, nổi lo của toàn xã hội.
Khi mua một cô gái chỉ mất khoảng 30 triệu đồng nhưng có thể bóc lột được 3 tỉ đồng từ thân xác cô, thì việc buôn bán phụ nữ đã trở thành ngành “công nghiệp đen tối” tàn bạo và siêu lợi nhuận như mafia buôn ma túy.
Theo kết quả điều tra của các cơ quan chức năng, hiện toàn quốc có hơn 22.000 phụ nữ, trẻ em vắng mặt lâu ngày không rõ lý do, không có tin tức, nhiều người trong số này nghi bị mua bán; hơn 80.000 phụ nữ xuất cảnh trái phép ra nước ngoài.
Nạn nhân của mua bán người vẫn chủ yếu tập trung vào nhóm nữ giới, ở độ tuổi từ 18 - 25, đa số đều là người các tỉnh, chiếm trên 70%, có trình độ văn hóa thấp và hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có nghề nghiệp… một số khác là các cô gái mới lớn đua đòi, bỏ nhà đi.
Tội phạm chủ yếu thực hiện theo các tuyến đường bộ (Việt Nam có 26 tỉnh giáp ranh với Trung Quốc, Lào, Campuchia, với 100 cửa khẩu lớn nhỏ và vô số đường mòn qua lại hai bên biên giới ), có khoảng 70% là mua bán sang Trung Quốc, 12% mua bán sang Campuchia, 6% mua bán qua Lào số còn lại bị bán qua đường hàng không, đường biển để bán sang một số nước khác như Thái Lan, Malayxia, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Macao..
Chương trình của chính phủ phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em từ năm 2004 đến nay tội phạm vẫn tăng chưa thấy điểm dừng.
Hãng thông tấn Bernama của Malaysia đưa tin. Theo cảnh sát sở tại, con số gần 1/3 phụ nữ bị bắt giữ là người Việt Nam cho thấy các phụ nữ đến từ quốc gia này "đang chiếm lĩnh ngành kinh doanh thân xác tại Malaysia", hãng tin Malaysia đưa tin hôm 16/7/2013
Kết luận này dựa trên con số 3.456 người Việt Nam trong tổng số 12.434 phụ nữ nước ngoài hành nghề mại dâm bị bắt giữ ở Malaysia vào năm ngoái.


Đơn vị Phòng chống buôn người thuộc Cảnh sát Hoàng gia Malaysia vừa giải cứu 108 phụ nữ Việt trong một cuộc truy quét trong 3 giờ tại hai cơ sở giải trí ở thị trấn Seri Man.

Nạn mua bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em đang là một vấn nạn, diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng ở quy mô toàn cầu. Theo báo cáo của Cơ quan thường trực phòng, chống tội phạm và ma túy của Liên hiệp quốc - UNODC, hàng năm trên thế giới có khoảng 800.000 - 1.000.000 người bị buôn bán; khoảng 12 triệu người bị cưỡng bức lao động và lao động tình dục. Ước tính, mỗi năm lợi nhuận thu được từ hoạt động của tội phạm buôn bán người trên thế giới có giá trị từ 30 - 40 tỷ USD/năm.


Thị trấn Pò Chài (Trung Quốc), cách biên giới Việt Nam khoảng 200 m, có một khu phố mại dâm hoạt động rất nhộn nhịp. Gái là người Việt, khách là đàn ông Trung Quốc.

Luật pháp Trung Quốc cấm kinh doanh mại dâm, nhưng những khu kinh tế mậu biên như Pò Chài, chính phủ "mắt mở mắt nhắm" với điều kiện: gái mang quốc tịch Việt Nam. Khách chơi là đàn ông Trung Quốc, là đàn ông nước ngoài, trừ đàn ông Việt Nam.


Có những cô gái Việt buộc phải “hành nghề” trong những khu nhà tồi tàn như thế này ở Xám Cáo trên một đại lộ ở thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. khu Xám Cáo như một thế giới biệt lập với dãy nhà tồi tàn lọt thỏm giữa các tòa cao tầng.




Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

GS. Nguyễn Xuân Thuận nói về Khoa học và đạo Phật


GS. Nguyễn Xuân Thuận* nói về Khoa học và đạo Phật


Nếu khoa học nhìn ra thế giới, thì đạo Phật là nhìn vào trong. Khoa học thì phải tính toán chính xác, đạo Phật dùng trực giác để tìm hiểu sự thật. Khoa học có nhiều phương trình, nhiều vấn đề cần nghiên cứu riêng biệt, nhưng đạo Phật chỉ có một cách nhìn, cách đánh giá tổng thể. 

Cách tìm hiểu sự thật của khoa học và Phật giáo rất khác nhau. Mục đích của khoa học là nghiên cứu các hiện tượng, tìm ra những định luật phát triển. Đạo Phật tìm kiếm cách để cho đời sống đi đến sự giác ngộ về sự hữu hạn của con người. Khi nói chuyện với ông Mathieu Ricard* tôi thấy có rất nhiều sự giống nhau trong việc tìm hiểu sự thật của khoa học và đạo Phật. Giống nhau đầu tiên đó là sự phụ thuộc lẫn nhau.

Đạo Phật nói là một sự việc này dứt khoát phải là hệ quả của một sự việc khác hoặc có liên hệ với sự việc khác. Tất cả những vấn đề về khoa học vũ trụ được khám phá trong thế kỷ XX cũng cho thấy mọi sự việc đều có liên hệ với nhau. Còn trong vũ trụ cũng vậy, chúng ta đều là "con, cháu" của những ngôi sao. Chỉ khi những ngôi sao có mặt nó mới nảy sinh ra những nguyên tố để các loài khác sinh trưởng cùng với trí tuệ của nó. Khoa học làm cho mình hiểu rõ hơn sự liên hệ đó. Điều giống nhau nữa là không có gì bất biến trong đời sống bao la của vũ trụ cũng như của con người.

Có điều là đến giờ cả đạo Phật lẫn khoa học đều chưa trả lời được câu hỏi: Trí tuệ ở đâu ra? Nó chỉ là vật chất đơn thuần hay là dạng gì khác của vật chất? Trong cách khảo cứu thần kinh học nhiều người nói rằng chỉ cần hệ thần kinh phát triển đến một ngưỡng nào đó thì nó sẽ có trí tuệ. Nếu theo hướng đó thì trí tuệ chỉ là vật chất đơn thuần, trong khi đức Phật nói rằng trí tuệ không phải là hệ quả của sự phát triển tự nhiên. Tôi cũng không nghĩ rằng trí tuệ chỉ là một dạng vật chất.

Mục đích của tôi không phải là dùng đạo Phật để chứng minh khoa học hoặc ngược lại dùng khoa học để chứng minh đạo Phật. Tôi nghĩ nếu mình dùng được các kiến thức của các lĩnh vực khác nhau thì mình sẽ nhìn sự thật một cách toàn diện và phong phú hơn. Nhiều nhà khoa học nghĩ chỉ có khoa học mới có cái nhìn chính xác về sự thật, là con đường duy nhất tìm ra sự thật. Nhưng theo tôi, suy nghĩ đó là hơi kiêu ngạo. Triết học, tôn giáo, văn chương... một người viết văn hay người ta cũng luôn có xu hướng tìm đến sự thật; các họa sĩ như Monet, Picasso... cũng có cái nhìn khác về sự thật, mà sự thật ấy, đôi khi những người làm khoa học không nhìn thấy được hoặc không tìm ra được. Điều này làm cho cuộc sống nhân loại phong phú hơn. Vì vậy tôi cho rằng các nhà khoa học phải nhìn rộng ra các kiến thức của nhân loại.

Tôi rất tin tưởng luật nhân quả, có nghĩa bất cứ việc gì mình làm không những có liên quan đến những người xung quanh mình mà còn có liên quan đến những sự việc về sau nữa. Do vậy, mình luôn phải ráng làm việc thiện hơn. Đạo Phật luôn chỉ cho tôi một hướng đi rõ ràng trong việc làm khoa học của mình.
-----------------------
* Mathieu Ricard - một nhà khoa học về sinh học đi theo đạo Phật và trở thành một nhà sư, ông viết nhiều sách Phật. GS Trịnh Xuân Thuận và Mathieu Ricard viết cuốn Vô hạn trong lòng bàn tay.


* GS Trịnh Xuân Thuận là một nhà khoa học người Mỹ gốc Việt nổi tiếng trong lĩnh vực vật lý thiên văn. Ông đã cho ra mắt nhiều đầu sách có giá trị về vũ trụ học và mối tương quan giữa khoa học và Phật giáo như Giai điệu bí ẩn (1988), Big Bang và sau đó (1992), Hỗn độn và hài hòa (1998), Cái vô hạn trong lòng bàn tay (2004)… Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao.



Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Áp dụng công nghệ hiện đại vào y học cổ truyền

Áp dụng công nghệ hiện đại vào y học cổ truyền



Viện khoa học công nghệ quân sự Việt Nam đã sản xuất thành công thiết bị ytế hiện đại vật lý trị liệu.

Chiếc máy vật lý trị liệu MPT8-12 có thể nói là sự kết hợp 4 nhà khoa học:  nhà Y học, nhà hóa học, nhà vật lý học, nhà thảo dược học - Gặp gỡ và hội tụ trên cùng một thiết bị tạo nên sự đột phá trong phòng và điều trị bệnh với công nghệ hiện đại nhất của thế kỷ 21

Thiết bị được dùng để kích thích vào các khu vực phản xạ (có điều kiện) làm tăng thêm sinh lực, khí lực trong vòng 15 đến 20 phút bệnh nhân thấy ngay kết quả ... bởi nhiều công năng vượt trội:

1. Lase hồng ngoại.
2. Từ trường thẩm thấu thuốc.
3. Xung tổng hợp : Xung mắt, Xung bấm huyệt châm cứu, xung chân.
4. Nhiệt hồng ngoại.
5. Thảo dược .
6. Dòng sinh học (ION phòng bệnh). 


Thiết bị đã được bệnh viện 105 tổng cục hậu cần. Bệnh viện thể dục thể thao, Bệnh viện đường sắt, bệnh viện Hàng Không Việt Nam đánh giá cao về chất lượng phòng và điều trị.

Thiết bị đã đạt hiệu quả điều trị và phòng bệnh cao, an toàn và dễ sử dụng, có nhiều triển vọng sẽ sớm mang lại sức khỏe và niềm vui đến cho mọi nhà.  


Đơn vị quân y đã đưa thiết bị vật lý trị liệu này về chữa trị miễn phí ở các  khu dân cư thành phố Hồ Chí Minh và đã được bà con đón nhận nồng nhiệt. Việc trị bệnh tập trung với thiết bị này khá mất nhiều thời gian nên hầu hết là người cao tuổi vì có điều kiện thuận lợi hơn.

Dưới đây là một số hình ảnh bà con đến tham gia chữa bệnh tại trụ sở khu dân cư ở quận 9 thành phố Hồ Chí Minh với sự giúp đỡ của 2 chuyên viên y tế anh Bùi Văn Phú và cô Trần Thị Mến.


Bệnh nhân dự nghe giới thiệu cách chữa bệnh bằng công nghệ cao áp dụng vào y học cổ truyền


Chuyên viên y tế Bùi Văn Phú đang sắp xếp bệnh nhân vào máy điều trị

Có 7 máy phục vụ , nhưng bệnh nhân quá đông, mỗi ngày có đến hơn 100 lượt người điều trị 



Anh Bùi Văn Phú vui vẻ tiếp xúc với bệnh nhân



Bà chữa bệnh xong, hai bà cháu vui vẻ ra về.

Cô Trần Thị Mến thực hiện trị liệu mắt cho một bệnh nhân







Hai chuyên viên y tế làm luôn tay không phút nghỉ ngơi, nhưng rất vui vì kết quả chữa trị tốt. 


HẾT

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Giáo viên Mỹ ngạc nhiên về giáo dục mầm non của Nhật Bản

Giáo viên Mỹ ngạc nhiên về giáo dục mầm non của Nhật Bản
Theo J.Decker, sự khác biệt lớn nhất của nền giáo dục Nhật Bản là cách người Nhật rèn tinh thần tập thể, khả năng làm việc nhóm cho học sinh từ khi còn rất nhỏ. Một điều thú vị nữa là cách họ giáo dục không phải là bắt trẻ học mà là để chúng chơi. Với Tiếng Anh, người Nhật dạy học sinh để chúng hiểu rằng học Tiếng Anh là niềm vui và giúp đứa trẻ thích học môn này hơn trong tương lai chứ không phải để chúng sớm sử dụng được ngôn ngữ này

 Tại Nhật Bản, giáo viên được ví như một người nghệ sĩ thực thụ. Họ phải biết rất nhiều bài hát, sáng tác ra các điệu nhảy, họ còn phải nghiên cứu để tích lũy cho mình một vốn từ vựng phong phú về động vật, màu sắc, thời tiết, tổ chức trò chơi và nhất là những câu chuyện bổ ích. Một buổi học sẽ diễn ra tất cả những hoạt động đó.
Mục tiêu của lớp học mẫu giáo ở Nhật Bản cũng khiến J.Decker thực sự bất ngờ, đó là việc phá bỏ lớp rào cản nhút nhát cho trẻ. Trẻ sẽ được “chạm” vào thầy giáo nước ngoài vào cuối buổi học để không còn cảm thấy lo lắng khi tiếp xúc với người lạ. Decker nói rằng đây là điều anh chưa bao giờ tưởng tượng ra trước khi đến Nhật Bản. Anh không ngờ rằng người Nhật trả tiền cho mình để “chạm” vào con cái của họ. Đất nước này quả thật chứa rất nhiều điều thú vị.Cách người Nhật dạy con cái họ hoàn toàn tương phản với những người phương Tây.
Trẻ em Nhật được dạy cách làm việc nhóm từ khi còn nhỏ, điều này Decker nhìn thấy rất rõ trong cách giờ học Tiếng Anh của mình. Ở Mỹ, trẻ được khuyến khích giơ cao tay và nói ra câu trả lời của mình thì ở Nhật đó lại là điều bất lịch sự. Học sinh ở Nhật được khuyến khích cùng đồng thanh nói ra câu trả lời và phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng là tạo ra các trò chơi để trẻ có thể làm việc nhóm với nhau để cùng tìm ra đáp án. Sẽ không có trẻ nào bị bỏ rơi khi học theo cách này và những trẻ giỏi sẽ hỗ trợ cho những trẻ kém hơn.
Bữa ăn trưa cũng chính là một ví dụ tuyệt vời cho sự tương phản giữa nền giáo dục Nhật Bản và phương Tây. Không có những chiếc túi giấy màu nâu đựng bơ đậu phông, bánh sandwich, cheetos và một quả chuối, bữa ăn trưa tại Nhật là cả một hộp bento màu sắc được sắp xếp gọn gàng và giàu dinh dưỡng. Bữa trưa thực sự khiến lũ trẻ ăn một cách vui vẻ và giống như mọi thứ cho trẻ em, chúng đều thật dễ thương.
Không chỉ vậy, phong cách phục vụ bữa trưa tại mẫu giáo Nhật cũng thực sự khác biệt. Một vài em sẽ được chọn ra để cùng giáo viên phục vụ trà cho các bạn cùng lớp, trước khi ăn lũ trẻ sẽ cùng nhau hô to cảm ơn cha mẹ, nhà trường và cách giáo viên đã cho chúng một bữa ăn ngon và đôi khi nó sẽ được thay thế bằng một bài hát vui vẻ. Việc trẻ được chọn ra để phục vụ các bạn khác không được coi là việc vặt mà nó giống như một vinh dự, một điều rất đặc biệt mà đứa trẻ được phép làm.
Kỷ luật tại các trường học Nhật cũng rất khác so với phương Tây. Nếu như tại Mỹ, trẻ được ngồi cạnh giáo viên hay được cử ra ngoài giúp giáo viên lấy các giấy tờ được coi như một phần thưởng thì tại Nhật Bản nó lại được coi như một hình phạt. Việc trẻ nào đó phải ngồi cùng giáo viên có nghĩa là chúng quá yếu kém để là một thành viên trong nhóm. Học sinh được dạy để nhận thức rằng mình là một phần của tập thể và phải biết vị trí của mình trong tập thể đó.
Giáo dục Nhật Bản cũng có điểm tương đống rất lớn với các nước Châu Á đó là tư tưởng Nho giáo, quan trọng nhất là lòng hiếu thảo. Trẻ em được dạy phải biết vị trí của mình trong tập thể, làm việc cùng nhau, tôn trọng gia đình của mình và của đồng nghiệp, giúp đỡ lẫn nhau và suy nghĩ cho tất cả mọi người. Chủ nghĩa cá nhân đồng nghĩa với ích kỉ và sẽ bị loại bỏ. Đó là lí do vì sao trẻ mẫu giáo sẽ luôn có một món đồ đồng phục, đôi khi là những chiếc mũ, đồ thể thao và thậm chí là những đôi tất.
Đó là những điều tưởng như kỳ lạ nhưng đã tạo nên một đất nước Nhật như nó vốn có ngày nay.

(Theo Trí thức trẻ)




Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Trẻ em Nhật và những bài học đạo đức


Trẻ em Nhật và những bài học đạo đức thú vị

Rất ít người biết rằng trẻ em Nhật được hưởng một nền giáo dục vô cùng đặc biệt, chính điều đó đã khiến các em bé được học bao điều bổ ích, và trở nên vững vàng với những kiến thức và kỹ năng sống được trang bị ngay từ nhỏ.

 


Trẻ em Nhật được học sử dụng các câu "cám ơn" và "xin lỗi" trong các tình huống phù hợp (Ảnh: Internet).

Các lớp học về đạo đức tại Nhật chính thức bắt đầu từ tiểu học, thế nhưng ngay từ mẫu giáo, trẻ em đã được học các quy tắc ứng xử căn bản. Người Nhật đặc biệt chú trọng các câu chào hỏi, xin lỗi, và cám ơn. Mỗi buổi sáng, trẻ xếp hàng trong lớp, trịnh trọng chào giáo viên trước khi bắt đầu ngày mới. Trong quá trình học và chơi, trẻ được hướng dẫn và nhắc nhở sử dụng các câu cám ơn và xin lỗi trong các tình huống phù hợp.


 

Ngay từ mẫu giáo, trẻ em Nhật đã có kỹ năng xếp hàng (Ảnh: internet). 



Đến giờ ăn, trẻ được phân công phục vụ đồ ăn cho các bạn: giáo viên sẽ múc thức ăn vào bát, đổ sữa vào ly; và trẻ sẽ bưng đến bàn của các bạn. Trẻ mặc đồng phục như một người chăm nuôi thật sự. Sau đó, những trẻ phục vụ của ngày sẽ tập trung đứng trước lớp và đồng thanh chúc các bạn ăn ngon miệng, và các bạn sẽ đồng thanh cám ơn. Trước khi ăn, người Nhật nói “Itadakimasu” (Tôi biết ơn vì được nhận đồ ăn), sau khi ăn sẽ nói ”Gochisosamadeshita” (Cám ơn vì bữa ăn), và hai điều này cũng được hướng dẫn ngay từ mẫu giáo.


(ảnh: Internet).

Trẻ em từ 3 tuổi trở lên được hướng dẫn tự ăn mà không cần người lớn bón, tự đem khay sau khi ăn đến nơi dọn dẹp, tự mặc quần áo, tự trải ga trải giường, tự gấp gối và nệm sau giấc ngủ trưa. Có thể nói, ngay từ cấp mẫu giáo, trẻ đã được học những bài học quan trọng đầu tiên về cách ứng xử lịch thiệp (lời cám ơn và xin lỗi), tinh thần trách nhiệm với công việc (mặc đồng phục), chia sẽ trách nhiệm trong tập thể (lần lượt đảm nhiệm việc phục vụ đồ ăn), và sự tự lập (tự phục vụ bản thân).

Tiểu học và Trung học

Ở tiểu học, trẻ em Nhật bản được học về hành vi trong đời sống hàng ngày, sự cảm nhận và phán đoán về đạo đức, phát triển nhân cách và thái độ sáng tạo, sự nhận thức về tầm quan trọng của cách ứng xử văn minh.

Lên cấp hai, các chủ đề được mở rộng cho phù hợp với sự phát triển tâm lý của học sinh, bao gồm các chủ đề như cách phản ứng đối với lời phê bình, sự hiểu biết và tôn trọng giới tính, thái độ tôn trọng sự thật, v.v.
Đạo đức ở Nhật Bản là một môn học bắt buộc và được chú trọng nhưng lại không có giáo trình thống nhất. Điều này giúp thầy cô linh hoạt thiết kế bài giảng cho phù hợp với học sinh. Nhưng các chủ đề đạo đức trẻ em Nhật Bản được học phải bao gồm: phân biệt đối xử người thiểu số, tình bạn, bắt nạt học đường, vai trò giới tính, v.v. 



Trẻ em tiểu học Nhật đang được học nấu ăn (Ảnh: Internet).

Hoạt động lớp học bao gồm các bài giảng, thảo luận các câu hỏi như “Liệu việc một người đàn ông khóc có được xem là hành vi được chấp nhận?”, “Nếu bạn ngồi một mình trong lớp, em sẽ làm gì?”, đến việc giải thích các thành ngữ, thăm quan bảo tàng, viết những lá thư ẩn danh miêu tả những điểm tốt về các bạn cùng lớp...

Ngoài ra, trẻ em Nhật Bản tùy độ tuổi còn được học cẩm nang hành động bao gồm những hành động nào nên làm và không nên làm. Ví dụ: Thấy bất kỳ nơi nào vòi nước chảy không người dùng, đóng vòi ngay; gặp quạt, gặp ánh sáng điện không người dùng, phải tắt điện ngay. Không được làm tổn hại đến những sản phẩm/ vật chất công cộng, vì thế ở Nhật Bản nhiều cây ăn trái chín trĩu quả, nhiều cây hoa cảnh khoe màu sắc hấp dẫn ở công viên, ở hai bên đường đi không hề mất một quả, không bị bẻ một bông đẹp...

Hoạt động ngoại khóa
Quan trọng không kém là việc giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoại khóa. Một trong những hoạt động phổ biến tại Nhật là việc tổ chức các Lễ hội thể thao trường mỗi năm, bắt đầu từ  tiểu học. Tất cả học sinh được yêu cầu tham gia với tư cách vận động viên hay cổ động viên. Gia đình cũng được khuyến khích tham gia.



Các hoạt động ngoại khóa... (Ảnh: internet).

Bắt đầu từ trung học, các trường tổ chức nhiều câu lạc bộ thể thao, âm nhạc, và các câu lạc bổ theo sở thích khác. Học sinh Nhật đặc biệt xem trọng các hoạt động ngoài giờ không kém các lớp học chính thức. Chính những hoạt động tập thể này sẽ giúp học sinh hiểu rõ về sự tập trung, nỗ lực vì bản thân, phát triển khả năng hợp tác và làm việc nhóm, cũng như cách giải quyết các mâu thuẫn tập thể.

... và thể thao là một trong những hoạt động quan trọng trong nhà trường (Ảnh: internet). 
Ngoài ra, tất cả các hoạt động hàng ngày đều được các thầy cô lồng ghép môn học đạo đức vào đó để dạy học sinh. Trẻ em Nhật Bản không phân biệt trường công lập hay tư thục, trường nghèo hay trường giàu, thành thị hay thôn quê đều phải tham gia lau dọn trường lớp, lần lượt thay phiên trực nhật, quét dọn lớp học, và các khu vực công cộng  như sân bóng rổ, cầu thang, hành lang lớp học... Các hoạt động này sẽ giúp học sinh hiểu về trách nhiệm với bản thân, chăm sóc người thân, và việc chia sẽ trách nhiệm với cộng đồng.

Trẻ em Nhật Bản không phân biệt trường nghèo hay trường giàu đều phải tham gia lao động với những việc vừa sức (ảnh: Internet).

Việc thứ hai trong hoạt động hằng ngày liên quan đến chăm sóc các sinh vật. Học sinh cho vật nuôi ăn hoặc tưới nước cho cây suốt năm học, nhiều khi cả trong kỳ nghỉ. Học sinh được làm quen và phát triển tình cảm đối với môi trường tự nhiên, động thực vật và nhờ vậy học cách trân trọng đời sống. 


afamily.vn




Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Để giúp con bạn sớm trưởng thành hơn

Để giúp con bạn sớm trưởng thành hơn
(Từ trẻ nhỏ cho đến thiếu niên)

Nuôi dạy con không phải là tìm cách để điều khiển con cái mình. Phận làm cha mẹ phải giúp trang bị cho con mình những kiến thức và kỹ năng sống để chúng sẵn sàng ra đời, chứ không phải dạy làm sao để chúng ta nói gì chúng cũng phải nghe theo. Nếu bạn biết cách chỉ con bạn về đúng hướng và cùng lúc tạo cho nó cảm giác những quyết định của nó được tôn trọng thì chắc chắn nó sẽ sớm trưởng thành hơn.
Nếu bạn thực sự muốn đứa con của mình sớm trưởng thành thì hãy ngừng đối xử với chúng như với một đứa trẻ.
Vậy thì làm cách nào để bạn có thể dạy con mà không phải đối xử với con như với một đứa trẻ? Dưới đây là một vài cách thức mà chúng tôi đã áp dụng thành công:
1- Hãy giải thích :  Trẻ con luôn miệng hỏi “Tại sao?” bởi vì chúng thật sự muốn tìm hiểu. Nếu có một lúc nào đó chúng ngừng hỏi thì thường chỉ là vì chúng cảm thấy người lớn đã không còn cho chúng những câu trả lời thỏa đáng nữa.
Khi một đứa trẻ tỏ ra nghi ngờ lời chỉ bảo của bạn thì đó chính là cơ hội tốt để bạn dạy dỗ nó. Lúc bạn giải thích lý do và hoàn cảnh nảy sinh một qui tắc nào đó, bạn đang giúp đứa trẻ hình thành nên khung qui chuẩn đạo đức riêng, và lấp đầy thêm những lỗ hổng giữa những qui tắc đứa trẻ đã biết và chưa biết. Đây là quá trình rất cơ bản cho việc học hỏi tiếp thu của trẻ.
Đưa ra lời giải thích cũng là cơ hội để bạn tự nhìn nhận lại bản thân.
2- Đưa ra một mệnh lệnh hợp lý.  Nếu bạn không có lý do thích đáng cho một mệnh lệnh nào đó của mình, thì đó hẳn là một mệnh lệnh không hợp lý và có lẽ bạn đang quá nghiêm trọng hóa vấn đề.
3- Hãy hỏi con những câu hỏi : Xem xem một cuộc đối thoại của bạn với con sẽ kéo dài được bao lâu nếu như bạn cứ liên tục đặt ra các câu hỏi cho con.
Mới đầu bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy con trẻ có thể nói nhiều đến như vậy. Sau đó bạn sẽ tiếp tục ngạc nhiên khi thấy được tâm lý trẻ thơ lại có thể phức tạp một cách dễ thương đến thế. Và rồi bạn sẽ lại ngạc nhiên lần nữa khi thấy được giá trị của việc cố gắng tìm hiểu con cái mình.
Đối với trẻ, chúng sẽ thích thú khi bạn quan tâm và hỏi han chúng về một ngày chúng đã trải qua, về cảm giác, về sở thích, về những điều nhỏ nhặt vụn vặt chiếm phần lớn mối quan tâm của trẻ.
Đặt câu hỏi là tín hiệu mạnh mẽ nhất từ phía bạn, chỉ ra rằng bạn đang lắng nghe, rằng bạn yêu con mình, và bạn quan tâm đến suy nghĩ của con.
4- Hãy để cho con được lựa chọn. Nhiều trẻ em cảm thấy thất vọng chán chường mà nguyên cơ ban đầu là do chúng cảm thấy mình không có quyền lựa chọn bất kì điều gì trong cuộc sống. Rất nhiều nỗi thất vọng chán chường của bạn cũng có thể nảy sinh từ việc bạn phải đưa ra quá nhiều quyết định nhỏ nhặt mỗi ngày và điều này khiến bạn cảm thấy hao tâm tổn trí.
5- Hãy nhờ con mình quyết định một vài chuyện thay cho bạn (tất nhiên là những chuyện nào chúng đủ khả năng để tham gia, ví dụ như tối nay đi chơi đâu, ăn món gì, v.v.). Nhờ vậy, bạn có thể giải quyết nhiều vần đề cùng một lúc. Con của bạn sẽ cảm thấy mình trở thành một thành viên quan trọng, có tiếng nói trong gia đình khi chúng được quyết định tối nay nhà sẽ ăn món canh gì. Bạn phải san sẻ bớt quyền quyết định của mình cho con. Như vậy chúng sẽ dần học được cách suy nghĩ và đưa ra những quyết định trong cuộc sống.
Cách này có tác dụng hơn bất kì phương cách nào khác, nó có thể ngăn chặn mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái ngay từ trong trứng. Quyết định là của đứa trẻ. Chúng không còn có thể phản đối và kêu rằng điếu đó là bất công được nữa. Đứa con của chúng tôi ngày nao cũng ăn hết phần rau xanh của mình, vì chính nó là người đã lựa chọn món rau đó.
6- Hãy cho con khoảng không gian riêng. Chúng ta thường hay có xu hướng điều khiển con cái mình, khiến con không thể tự mình bắt đầu mọi việc và cũng không thể tự nếm trải thất bại hay sai lầm.
Một đứa trẻ chắc chắn phải vấp ngã rất nhiều lần trước khi nó học được cách bước đi và phải bị sảy chân rất nhiều lần trước khi biết chạy. Bằng cách cho con trẻ khoảng không gian riêng để tự lập, để chúng có thể trải nghiệm những cú vấp ngã hay sảy chân đầu đời, để chúng thử nếm trải thất bại – bạn sẽ giúp con mình học và tiến bộ nhanh hơn.
7- Một nguyên tắc đơn giản bạn có thể dự liệu là hãy tự hỏi bản thân câu hỏi này: “Nếu con tôi làm hỏng việc này, liệu tôi có tốn hơn 100,000đ để sửa lại không, có bị đau gì ngoài một vài vết xước không, hoặc có mất nhiều hơn 1 tiếng đồng hồ để dọn dẹp không?” (Mức ước lượng này thay đổi phụ thuộc tình hình tài chính/ cảm xúc/ thời gian của mỗi người.) Nhưng nói chung, nếu thực sự hậu quả không quá nghiêm trọng, có nhiều lúc bạn nên để con mình tự vấp ngã và học hỏi từ sai lầm của chính nó. Như vậy mới thấm được.
8- Áp dụng cách dạy con mang tính phòng thủ. Hãy loại bỏ những thứ có thể gây ra mâu thuẫn trước khi mâu thuẫn nảy sinh. Như vậy thì cả cha mẹ lẫn con cái đều sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều.
Đối với chúng tôi, điều này nghĩa là để những đồ đạc có giá trị lên cao hơn, cất bớt đi nhiều đồ vật sắc nhọn, và dán đầy giấy vẽ lên phần dưới của các bức tường trong phòng con. Con trai của chúng tôi có thể vẽ lên tường mà không…làm hỏng bức tường trong nhà. Nó có thể nghịch ngợm trong khi chúng tôi có thể yên tâm nó sẽ không làm hỏng thứ gì quý giá.
9-Cần có những bản sao cho những thứ nếu cần để cho con có những cuốn sách riêng, bút riêng và vật dụng riêng của mình. Nhờ vậy mà nó không phải đi loanh quanh để “mượn” đồ của cha mẹ hết lần này đến lần khác nữa.
10-Nhờ con giúp đỡ. Trẻ em luôn mong muốn được giúp đỡ người khác. Nếu cứ làm tất cả mọi thứ cho con thì cha mẹ chỉ đang đối xử với con như thể con là trẻ sơ sinh và đang khiến trẻ dần có thói quen dựa dẫm. Làm cha mẹ mà thấy con cái luôn cần đến mình là một điều tuyệt vời, nhưng mặt khác cũng rất mệt mỏi.
Hãy đề nghị con giúp rửa bát đĩa. Đề nghị con tách vỏ trứng giúp bạn. Đề nghị con di chuyển đồ vật, quét dọn vệ sinh nhà cửa.
Khi con cái lớn hơn, hãy đề nghị con chia sẻ với bạn những công việc phù hợp hoặc cao hơn một chút so với lứa tuổi của con. Việc ấy sẽ tạo thử thách cho con cái và khiến chúng cảm thấy mình gần gũi với cha mẹ hơn. Và lời đề nghị này như một sự nhờ vả chứ không phải một mệnh lệnh, vì như vậy chúng sẽ cảm thấy bị ép buộc.
Bạn có nhớ lần đầu tiên cha mẹ nhờ bạn giải quyết một vấn đề của gia đinh không? Bạn có nhớ cái cảm giác phấn khích vô cùng lúc bấy giờ không? Tại sao không tạo một cảm giác như vậy cho một đứa trẻ lên 3?
Hãy trao tặng cho con những “món quà” này thật thường xuyên. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi biết con cái bạn mong muốn được giúp đỡ đến thế nào.

Tóm lại, đối xử với con như với một người trưởng thành sẽ khiến bạn không cần đến bất kỳ loại “kỷ luật” nào.
Trừng phạt, tước đoạt, khen ngợi, phê bình, xoa dịu, và rất nhiều những điều khác nữa mà nhiều người đã thực hiện không thực sự hiệu quả đối với việc dạy con cái có cách ứng xử tốt. Thường thì những cách đó chỉ khiến con trẻ có những phản ứng ngược, luôn trông chờ được khen ngợi, hoặc khiến con trẻ mất tập trung.
Thực hành được những điều trên có thể sẽ thay đổi thói quen của bạn, và sau một vài tháng bạn sẽ ngạc nhiên trước tính cách tự lập của đứa trẻ. 

Chúc bạn thành công.

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Đội đua thuyền xã Mai Thủy (Lệ Thủy,quảng Bình) đoạt giải 3 tại Thái Lan

 


25 VĐV đua thuyền xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy đại diện cho các VĐV đua thuyền tỉnh Quảng Bình đã tham gia thi đấu tại lễ hội đua thuyền truyền thống Thái Lan - Lào năm 2014 do tỉnh Bưng Càn, Vương quốc Thái Lan tổ chức từ 12 đến 14/9/2014,


Tham gia lễ hội đua thuyền truyền thống Thái Lan - Lào tranh Cup Công chúa lần thứ 15 năm 2014 có gần 30 thuyền đua đến từ 09 tỉnh của 03 nước Thái Lan, Lào và Việt Nam có sử dụng Đường 8, Đường 12. Tại lễ hội, các thuyền đua thi đấu theo 02 hệ thống thi đấu chính thức và giao hữu. Đoàn VĐV đua thuyền xã Mai Thủy đã giành giải ba hệ thống thi đấu giao hữu.


Đây là hoạt động đối ngoại nhằm tăng cường quan hệ hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, thể thao, đồng thời góp phần thắt chặt tình đoàn, kết hữu nghị giữa các nước Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Một số hình ảnh cuộc đua :  

Người dân địa phương chuẩn bị cuộc đua