Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2024

Cách giúp bạn ghi nhớ mọi thứ

 

CÁCH GIÚP BẠN GHI NHỚ MỌI THỨ

Làm thế nào để có thể ghi nhớ thật nhanh chóng, hiệu quả luôn là vấn đề nan giải đối với hầu hết mọi người.

Bạn có trí nhớ kém? Đừng quá lo lắng. Hãy tập trung tâm trí rồi thực hiện theo 9 bước được Lifehack liệt kê để giúp bản thân “sao chép” lại mọi thứ thật nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả.

Bước 1: Chuẩn bị

Để tối ưu hóa quá trình ghi nhớ, trước tiên hãy lựa chọn cho bản thân môi trường phù hợp. Vài người thích không gian yên tĩnh, số khác lại quen học ở nơi công cộng, tùy thuộc mỗi cá nhân. Dù sao, nên cố gắng để tâm trí thực sự thư giãn, thoải mái, từ đó dễ tiếp thu hơn.

Tiếp theo, hãy thưởng thức một tách trà xanh, chất xúc tác tự nhiên giúp tăng cường, cải thiện trí nhớ. Khi chúng ta già đi, các hóa chất độc hại sẽ gây thương tổn cho tế bào thần kinh, gây ảnh hưởng đến não bộ.

Bên cạnh đó, trà xanh còn hỗ trợ ngăn ngừa hội chứng Alzheimer, căn bệnh gây thoái hóa não bộ, khiến nó không thể phục hồi, cuối cùng gây ra tình trạng mất trí trầm trọng.

Bước 2: Ghi âm lại những gì cần thiết

Đây là thói quen cực hữu ích khi chúng ta phải đối mặt với những bài giảng, thuyết trình dài dòng.

Nếu muốn nhớ các bài phát biểu, hãy cố gắng đọc lớn thành tiếng, ghi âm sau đó tự nghe lại. Tiếp nhận thông tin trong ngữ cảnh cụ thể sẽ giúp chúng ta “sao chép” chúng vào não dễ dàng hơn.

Bước 3: Viết

Trước khi muốn hồi tưởng lại những gì đã học được, hãy tập viết thông tin nhiều lần ra giấy. Điều đó sẽ khiến thông tin trở nên “quen mặt” với chúng ta hơn.

Kết hợp thói quen viết cùng với ghi âm sẽ giúp chúng ta lưu giữ lại nhiều dữ liệu hơn. Đây là kinh nghiệm tuyệt vời giúp nhiều người ghi nhớ tốt.

Bước 4: Ghi chú

Sau khi đã ghi chú lại thông tin kỹ lưỡng, cẩn thận, hãy phân chia chúng thành nhiều phần khác nhau, dùng mã màu để phân biệt giúp chúng ta, đặc biệt đối với những người học qua thị giác, cảm thấy dễ tiếp thu hơn.

Bước 5: Lặp lại nhiều lần

Đối với mỗi dòng văn bản, cố gắng lặp lại vài lần rồi hồi tưởng lại trong não. Cách học như vậy giúp chúng ta tích lũy thêm nhiều kiến thức vì thông tin ở bộ nhớ ngắn hạn không bị phai mờ. Hãy lặp lại cho đến khi nội dung đã thật sự nằm lòng rồi mới chuyển đến phần khác.

Bước 6: Viết ra những gì nhớ được

Khi đã hoàn toàn nhớ mọi thứ rồi, hãy tiếp tục viết chúng ra để củng cố vững chắc nền tảng kiến thức.

Bước 7: Dạy cho người khác

Phương pháp hữu hiệu nhất giúp ghi nhớ thông tin là dạy chúng cho người thực sự quan tâm.

Bạn có thể ngồi đối diện với “học trò” (hoặc chính mình trong gương) và giải thích, phân tích về nội dung của vấn đề.

Phương pháp hiệu quả khác là hãy tự tạo ra các bài kiểm tra dựa trên nền tảng thông tin học được. Nghiên cứu kĩ nội dung, dự đoán các câu hỏi tương ứng phù hợp, sau đó quan sát xem mọi người giải quyết vấn đề như thế nào.

Bước 8: Liên tục lắng nghe đoạn ghi âm

Khi làm những việc thông thường như giặt ủi, lái xe… hãy nhắc lại thông tin lần nữa thông qua các đoạn băng ghi âm để củng cố trí nhớ ngắn hạn.

Bước 9: Nghỉ ngơi

Bước cuối cùng, hãy thư giãn tâm trí. Dành khoảng thời gian ngắn suy nghĩ về những gì đã học rồi mới tiếp tục. Bạn sẽ nhận ra bản thân đã thực sự tiếp thu được những gì, sau đó bổ sung thêm vào phần kiến thức còn yếu.

Theo thanhnien.vn

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2024

 

MẪU CHUYỆN VUI VỀ TÌNH YÊU

Người Hy Lạp cổ đại sẽ đeo nhẫn đính hôn ở ngón áp út của tay trái, vì họ cho rằng ngón tay ấy chứa “mạch tình yêu”, hay còn gọi là vena amoris, chạy thẳng đến trái tim.

Một cuộc khảo sát trên 5.000 khách du lịch, do HSBC thực hiện, cho thấy cứ 50 du khách thì có một người gặp được người bạn tâm giao của mình trên máy bay.

Theo một cuộc khảo sát năm 2020, 12% người Mỹ cho biết họ tìm thấy vợ/chồng hoặc người yêu của mình trên một trang web hẹn hò trên internet.

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đã phân tích các nghiên cứu so sánh hôn nhân và sức khỏe, và phát hiện ra rằng những người đã kết hôn có số lần đi khám bác sĩ ít hơn cũng như thời gian nằm viện ngắn hơn!

Xem tận mắt, nghe tận tai quý hơn xem bằng sách chăng?

 

XEM TẬN MẮT, NGHE TẬN TAI QUÝ HƠN XEM BẰNG SÁCH CHĂNG?

 

Đọc sách mà thiếu lòng hâm mộ, nhiệt hứng, đọc một cách thụ động…đó là một tật làm biếng nên tránh xa.

Nhiều kẻ đọc sách để tự mình khỏi phải suy nghĩ: đọc sách mà tin cả sách, mà không dám phản ứng lại với sách, thì thà đừng đọc sách còn hơn. Đọc sách như thế tức là tự huỷ hoại tư tưởng cùng nhân cách của mình.

 

Đọc sách là để khải phát cõi lòng thâm sâu của mình, tìm thấy con người chân thật và sâu sắc của mình, để tăng cường đời sống tinh thần của mình thì mới nên đọc sách mà thôi. Nhược bằng đọc sách để mà nô lệ sách vở, đọc sách để mà bắt chước suy nghĩ theo kẻ khác thì đọc sách rất là có hại.

 

Những bực vĩ nhân trong tư tưởng giới, phần đông đều nhân đọc một quyển sách nào của người trước mà nghĩ ra nhiều ý tưởng hay lạ khác.

Một câu hoặc một quyển sách đọc xong, có khi đổi cả một đời tư tưởng của ta. Cái đó thường lắm.

 

Goethe lúc về già, nói với Eckermann: “Người ta đâu biết rằng phải tốn bao nhiêu thời giờ, bao nhiêu công khó mới học được cách đọc sách. Tôi đã bỏ công vì nó, trên 80 năm, thế mà bây giờ tôi chưa thể tự hào là đã đạt được mục đích ấy rồi vậy.

 

Nghệ thuật gì mà khó khăn thế? Người đọc sách phải giữ thái độ gì để khỏi phải bị sách đầu độc, và trái lại nhờ sách mà làm giàu thêm kinh nghiệm?

Nhưng ở đây, chúng ta chỉ nên chú trọng đến cách đọc sách để tự học nghĩa là để đào tạo cho mình một cơ sở văn hoá tinh thần

 

Đọc sách để tìm một sức mạnh tinh thần, giúp tâm hồn mình thêm nhẫn nại, can đảm mà vượt qua những thống khổ của cuộc đời, đọc sách để tìm hứng thú cho tinh thần cũng đều thuộc về loại đọc sách để tự học cả.

 

Vì phàm cái chi hoạt khởi được tâm cảm mình, đổi mới được về khuynh hướng chân, thiện, mỹ đểu bổ ích cho tinh thần trí não của mình.

 

 

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2024

Tại sao làm việc 8 giờ mỗi ngày là hoàn toàn vô nghĩa

 

TẠI SAO LÀM VIỆC 8 GIỜ MỖI NGÀY LÀ HOÀN TOÀN VÔ NGHĨA

Mặc dù không còn nhiều ý nghĩa, thế nhưng làm việc 8 tiếng một ngày vẫn là tiêu chuẩn cho rất nhiều nơi trên thế giới.

Các tập đoàn, công ty, văn phòng áp dụng tiêu chuẩn này giống như một cái lồng nhốt thay vì một nơi mà chúng ta mong muốn được đến đó hàng ngày.  

Thực tế là, bộ não con người không được tạo ra để làm việc liên tục trong 8 tiếng và hiện nay chúng ta đang ở trong một nền kinh tế tri thức thay vì công nghiệp đã kết thúc cách đây hơn 50 năm.

Sau nhiều năm nghiên cứu, nhà tâm lí học người Thụy Điển Anders Ericsson đã chỉ ra rằng những người có năng suất làm việc cao nhất trong mọi lĩnh vực đều không thể duy trì làm việc sâu và tập trung trong hơn 2 giờ đồng hồ.

 

Ngay cả những người thuộc top đầu về năng suất lao động chỉ tập trung được trong 2 tiếng, vậy những người như chúng ta có thể làm gì khi phải ngồi im một chỗ tới tận 8 tiếng mỗi ngày?

Trong kinh tế học người ta gọi đó là Quy luật hiệu suất giảm dần. Đây là một thực tế không thể tránh khỏi trong tiêu chuẩn làm việc 8 tiếng vì không phải giờ nào trong ngày cũng giống nhau.

 

Nếu 3 giờ đầu tiên trong ngày là giá trị nhất, thì 3 giờ cuối cùng là vô cùng lãng phí. 

Ngay cả khi họ cần thực hiện những nhiệm vụ thể chất hay trí tuệ, hầu hết mọi người đều có thể làm tốt nhất vào buổi sớm trong ngày (mà chúng ta gọi là chim sơn ca), hay vào buổi tối (cú đêm).

 

Một trong những giả định sai lầm của tiêu chuẩn 8 giờ là chúng ta đều vận hành với một nhịp sinh học giống nhau.

Nhiều khi chúng ta đã bỏ lỡ thời điểm làm việc hiệu quả nhất bởi vì phải tuân theo quy tắc 8 giờ làm việc mỗi ngày trên.

 

Cường độ tập trung quan trọng hơn rất nhiều so với số lượng thời gian bạn bỏ ra.

Trong nền kinh tế tri thức, mọi thứ là vô nghĩa nếu chúng ta đo lường chất lượng công việc của một người qua việc họ phải ngồi bao lâu trong văn phòng.

Tạo ra những sản phẩm sáng tạo về chiều sâu chưa bao giờ là kết quả của việc nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính 8 giờ một ngày.

 

Sáng tạo đột phá thường là kết quả của khoảng thời gian rời khỏi bàn làm việc. Nó là kết quả của một quá trình dài ấp ủ ý tưởng mới. “Bạn có thể kích thích các ý tưởng sáng tạo không chỉ với những suy nghĩ vu vơ, mà cả một thân thể lang thang”

 

Theo Medium